3.1.2.1 Lợi thế của các doanh nghiệp bán lẻ vừa và nhỏ - Thách thức
Năng lực của các doanh nghiệp bán lẻ vừa và nhỏ còn yếu. Qua thực tế điều tra có thể đánh giá hệ thống bán lẻ Việt Nam còn rất nhiều điểm yếu, đó là: manh mún, phát triển chậm; phương thức kinh doanh bán lẻ còn sơ khai (kể cả trong cách tiếp thị, điều tra người tiêu dùng còn chưa nhạy bén); khả năng về tài chính, kinh nghiệm còn hạn chế.
Sự phát triển các DN của Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp bán lẻ nói riêng trong thời gian vừa qua có thể nói rằng mới chỉ đạt về số lượng, chưa đạt về chất lượng, sự phát triển mang nặng tính tự phát, manh mún, chưa có quy hoạch cũng như chưa có định hướng phát triển, nên số lượng có đông nhưng chưa mạnh. Đa số các DN bán lẻ này còn thiếu chiến lược dài hạn, thiếu tính chuyên nghiệp, các DN bán lẻ Việt Nam vẫn còn rất bị động trong việc nắm bắt thị trường cũng như cung cách quản lý hiện đại, 60-70% các đơn vị kinh doanh chưa sử dụng công nghệ thông tin vào lãnh vực quản lý và khoảng 20% đơn vị mới xây dựng trang web đơn giản với nội dung nghèo nàn.
Chưa có một đội ngũ thực sự trong lĩnh vực hoạt động, thiếu các nhân viên bán hàng chuyên nghiệp được đào tạo có bài bản. Nhân lực của các DN bán lẻ vừa và nhỏ của nước ta, phần lớn có nhược điểm: Thiếu tính chuyên nghiệp trong thị trường bán lẻ hiện đại, thiếu khả năng sử dụng ngoại ngữ, thiếu tính cộng đồng, chậm thay đổi tư duy với môi trường mới. Nhiều DN bán lẻ chưa nhìn nhận đúng vai trò của người bán hàng, do quy mô của DN bán lẻ ở mức vừa và nhỏ, nên vốn và kinh nghiệm còn hạn chế do đó chưa chú trọng tới việc đào tạo nhân lực. Công tác dự báo doanh thu chưa tốt cũng dẫn đến việc không dự báo được nhu cầu về nhân lực. Qua thực tế điều tra cho thấy nhiều DN không có chiến lược nhân lực dài hạn. lương công nhân không tăng theo kịp tốc độ tăng
80 80
giá, nhiều DN chỉ biết trả lương là hết nghĩa vụ, mà không quan tâm đến các nhu cầu khác của người lao động, nhiều doanh nghiệp vẫn chỉ coi công đoàn và các đoàn thể quần chúng là thủ tục và nghĩa vụ, không coi đây là những kênh hữu hiệu để tăng cường sự gắn bó công nhân với DN.
Sự liên kết giữa các DN trong nước vẫn còn rất lẻ tẻ, thiếu tính liên kết giữa các doanh nghiệp bán lẻ với nhau cũng như giữa các nhà bán lẻ với các nhà sản xuất. Trong khi mối quan hệ giữa nhà sản xuất và nhà phân phối bán lẻ là quan hệ sống còn, thì ở Việt Nam, liên tục xảy ra tình trạng hai bên “hành hạ” nhau khi... có cơ hội, có nhà sản xuất khi muốn đưa được hàng vào siêu thị, cửa hàng bán lẻ, đã phải trải qua đủ các cửa ải, phải “ngọt nhạt” mới lấy được tiền bán hàng. Nhưng nếu có cơ hội, khi xảy ra khan hiếm hàng hoặc khi xuất hiện những đột biến, nhà sản xuất lại “hành” DN phân phối, nhà sản xuất sẵn sàng hủy bỏ không thương tiếc các hợp đồng đã ký.
Ngoài ra công tác hậu cần cho hệ thống phân phối như kho bảo quản, các kho lạnh, xe tải chuyên dùng thiếu đồng bộ, chưa đạt chuẩn khu vực và quốc tế. Việc tổ chức cung ứng hàng hoá chủ yếu là có gì bán nấy, chưa xây dựng được vùng cung cấp nguồn hàng ổn định để tiêu thụ. Tính chủ động trong hợp tác liên kết, liên doanh thu mua, tiêu thụ hàng hoá còn rời rạc. Do vậy, số lượng các DN bán lẻ vừa và nhỏ của Việt Nam tuy đã có nhiều, nhưng còn mang nặng tính đại lý, thu lợi nhuận thấp.
Thiếu nguồn tài chính, thiếu vốn và những chiến lược sử dụng vốn dài hạn. Đa số các DN bán lẻ vừa và nhỏ thường là những doanh nghiệp mới được thành lập sau năm 2000 nên việc tích luỹ vốn còn ít, không những thế những doanh nghiệp này thường không có kế hoạch sử dụng vốn dài hạn mà thường chạy theo các phi vụ cần đến đâu thì chạy đến đó. Việc các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam phải chống chọi với những tập đoàn đa quốc gia rất mạnh về tài chính, cách quản lý hiện đại là việc làm khó khăn.
81 81
Cơ sở vật chất kỹ thuật còn nghèo nàn, không đồng bộ. Cửa hàng cửa hiệu đa số còn sập sệ, chưa được khang trang, chưa đáp ứng được những tiêu chuẩn về thẩm mỹ phù hợp với cửa hàng, quầy hàng, kinh doanh hiện đại.
Đa số các DN vừa và nhỏ bán lẻ được điều tra còn thờ ơ với việc sử dụng các dịch vụ hỗ trợ. Ví dụ chỉ khi nào có khiếu kiện mới tìm đến dịch vụ tư vấn pháp lý và các dịch vụ khác...v.v. Điều này thể hiện sự hạn chế về tầm nhìn xa trông rộng của các giám đốc doanh nghiệp, chỉ nhìn thấy chi phí, tốn kém trước mắt mà không thấy lợi ích lâu dài.
Phần lớn các DN bán lẻ vừa và nhỏ thờ ơ với việc xây dựng thương hiệu. Rất nhiều doanh nghiệp được điều tra không thực sự quan tâm đến xây dựng thương hiệu cho DN mình, việc xúc tiến thương mại marketing tiếp thị kém, rất ít doanh nghiệp chú ý đến việc quảng cáo lôi kéo người tiêu dùng, tâm lý chung của các DN bán lẻ vừa và nhỏ đơn giản là mở cửa hàng và chờ khách hàng đến.
Việc tiếp cận mặt bằng, vốn còn khó khăn.
Khó khăn về mặt bằng. Nhiều DN bán lẻ vừa và nhỏ, đặc biệt là các doanh nghiệp mới thành lập và một số doanh nghiệp bán lẻ lớn trong nước cho biết họ đang lúng túng trước những cơ hội phát triển kinh doanh ngay trên "sân nhà", khó khăn lớn nhất là tìm địa điểm đầu tư. Điều này trở thành nguy cơ lớn hơn sau khi Việt Nam mở cửa thị trường bán lẻ cho các nhà đầu tư nước ngoài. Việc tìm thuê một mặt bằng kinh doanh phù hợp luôn trong tâm trạng lo lắng, thấp thỏm vì giá thuê cửa hàng liên tục tăng cao, đặc biệt trong bối cảnh thị trường nhà đất không ngừng sốt nóng, tại Hà Nội, giá thuê các cửa hàng đều tăng gấp đôi so với trước đó. Không những thế với những vị trí đang kinh doanh tốt thì doanh nghiệp “lúc nào cũng sống trong tâm trạng thấp thỏm, lo sợ bị huỷ hợp đồng, không chỉ chuyện tăng giá mà để tìm được một vị trí kinh doanh phù hợp, đạt yêu cầu đối với đa số DN bán lẻ vừa và nhỏ hiện nay là vấn đề không đơn giản. Sự thiếu hụt về mặt bằng cũng đang và sẽ còn kéo theo một khó khăn khác là giá thuê mặt bằng tăng nóng. Theo số liệu điều tra của CBRE, giá thuê trung
82 82
bình tại TP.HCM và Hà Nội đã tăng nhanh chóng kể từ năm 2002 và đạt mức 40USD/m2/tháng vào cuối quý 3/2007. Giá thuê của những mặt bằng tại những vị trí đẹp, hoặc tại khu trung tâm kinh doanh thương mại và tầng trệt lên đến 200USD/m2/tháng. Bức xúc thứ hai là vấn đề mặt bằng đây là vấn đề sống còn quyết định đến cạnh tranh vì trong kinh doanh bán lẻ, mọi thứ đều có thể thay đổi trừ vị trí. Nhưng theo điều tra của tập đoàn quản lý bất động sản hàng đầu thế giới CB Richard Ellis (2002), nguồn cung mặt bằng bán lẻ đang ngày càng khan hiếm và đắt đỏ. Chính vì vậy, tìm kiếm những vị trí thuận lợi, chỉ cần rộng trên 1.000m2 để mở siêu thị là không hề dễ.
Tại các thành phố lớn, những nơi gần trung tâm và khu dân cư có diện tích lớn, giao thông thông thoáng rất khó kiếm, giá bị đẩy lên cao. Một số nơi nằm trong diện quy hoạch, thì không dám đầu tư xây dựng. Còn khu vực gần các con đường mới mở, đất trống nhiều nhưng đều đã có chủ. Quả vậy, trong khi nhu cầu thuê mặt bằng là rất lớn mà người sở hữu đất đai và giới đầu tư lại nhìn thấy rõ lợi nhuận đem về không thể sánh bằng việc xây dựng các toà cao ốc, văn phòng cho thuê nên đối với các doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng kinh doanh càng thêm bế tắc. Tiến độ, quy mô phát triển mạng lưới kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều ở việc có tìm được một mặt bằng phù hợp hay không. Còn nữa, nhiều địa phương vì chạy theo thành tích thu hút đầu tư đã ưu tiên các điểm kinh doanh đẹp cho các dự án nước ngoài thay vì phải ưu tiên cho trong nước gây bức xúc cho doanh nghiệp. Một điểm chung mà giới kinh doanh lớn, nhỏ sau một thời gian lăn lộn, chật vật tìm kiếm cho mình nơi đặt chân lý tưởng đều rút ra rằng, tìm được một địa điểm đáp ứng nhu cầu, mong muốn lúc này không phải khó, mà là… cực khó.
Khó khăn về vốn. Trong những trở ngại mà DN bán lẻ vừa và nhỏ gặp phải thì thiếu vốn cũng như ít khả năng tiếp cận vốn là vấn đề nghiêm trọng. Nhà nước đã cải thiện đáng kể khả năng tiếp cận tín dụng cho DN bán lẻ vừa và nhỏ bằng cách mở rộng các loại tài sản có thể dùng để thế chấp, tuy nhiên, điều này
83 83
cũng chưa giải quyết được cơ bản tình trạng thiếu vốn, thiếu nguồn tín dụng từ các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tình trạng phổ biến là có khoảng 35-45% doanh nghiệp tin tưởng nộp hồ sơ vay vốn thường xuyên nhưng 19% gặp khó khăn và đã bị từ chối. Số DN còn lại cũng có nhu cầu vay không thường xuyên, nhưng một số cũng gặp trở ngại trong thủ tục tiếp cận và nâng tỷ lệ gặp khó khăn tín dụng lên mức 26,5%. Ngoài ra, số DN thuộc nhóm không nộp hồ sơ một phần cũng gặp trở ngại như thiếu tài sản thế chấp thích hợp, nhận thức quá trình vay vốn quá khó khăn hoặc do tỷ lệ lãi suất cao.
Tác động của việc mở cửa thị trường phân phối đến các doanh nghiệp bán lẻ vừa và nhỏ trong nước.
- Các doanh nghiệp lớn chịu sức ép lớn, các doanh nghiệp nhỏ và vừa ít chịu tác động hơn.
Thứ nhất, do các DN nước ngoài đầu tư vào Việt Nam chủ yếu là các doanh nghiệp lớn thường chỉ tập trung vào kinh doanh loại hình siêu thị, các cửa hàng tiện ích (loại hình có mức chi phí lưu thông lớn, yêu cầu có mật độ người tiêu dùng lớn 100.000 -150.000 người) phục vụ các đối tượng có thu nhập cao, đòi hỏi chất lượng phục vụ cao và giá cả cũng không thể bình dân. Trong khi đó người tiêu dùng Việt Nam đặc biệt là các vùng nông thôn, miền núi mức thu nhập chưa cao do đó họ vẫn chung thuỷ với các loại hình bán lẻ truyền thống, mua với số lượng nhỏ, tiện đâu mua đấy, thường là các cửa hàng quen thuộc, gần nhà, các cửa hàng giá rẻ có uy tín.
Thứ hai, quy mô nhỏ, tổ chức gọn nên các DN bán lẻ vừa và nhỏ dễ chuyển hướng kinh doanh, mặt hàng kinh doanh. Đa số các DN bán lẻ vừa và nhỏ có quy mô nhỏ, tổ chức gọn nhẹ, cơ sở vật chất không lớn nên dễ dàng chuyển hướng kinh doanh, mặt hàng, ngành hàng kinh doanh
Qua thực tế điều tra các DN bán lẻ vừa và nhỏ cho thấy đa số các DN bán lẻ vừa và nhỏ rất tự tin trước việc mở cửa thị trường bán lẻ của nước ta (66,6%), chỉ có 1/3 số DN được điều tra trả lời sẽ gặp khó khăn. Các DN đã xây dựng
84 84
đường lối chiến lược sách lược hội nhập quốc tế, chiến lược của các DN bán lẻ này thường đi sâu vào chiến lược thị trường ngách, họ tin tưởng rằng không ai hiểu người tiêu dùng Việt Nam bằng các doanh nghiệp Việt Nam. Đa số các DN đều nhận thức được rằng quy mô của họ con nhỏ bé nên cần phải mở rông quy mô kinh doanh (56%); Tiếp đến là tăng vốn kinh doanh chiếm 51%; Nâng cao chất lượng hàng chiếm 51%; Nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng chiếm 47%; Chủ động xây dựng vùng cung ứng nguồn hàng chiếm 41%...v.v.
- Các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ phát triển theo hướng chuyên doanh một ngành hàng hoặc 1 mặt hàng.
Để đối trọng với các nhà bán lẻ nước ngoài các DN bán lẻ vừa và nhỏ Việt Nam đang có những thay đổi chiến lược kinh doanh, từ kinh doanh tổng hợp sang chuyên doanh một ngành hàng hoặc 1 mặt hàng để có sự đầu tư chuyên sâu, phục vụ tốt hơn nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, tăng cường khả năng cạnh tranh của DN.
- Chi phí lưu thông của các doanh nghiệp bán lẻ vừa và nhỏ sẽ tăng lên. Nhằm tránh tình trạng “chảy máu" nhân lực bán lẻ ồ ạt thời gian tới, các DN phải tính tới chính sách "giữ chân" nhân viên bằng chế độ lương, thưởng tương xứng, tức là phải tăng chi phí tiền lương. Ngoài ra còn phải tăng cường đầu tư nâng cấp trang thiết bị kỹ thuật như quầy tủ, kho bảo quản, xe vận chuyển chuyên dùng, tăng cường chi phí quảng cáo tiếp thị và các chi phí khác liên quan đến các dịch vụ hậu mãi, đều phải tăng lên...v.v.