- Phát triển doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam bắt kịp được với hệ thống bán lẻ của một nền kinh tế thị trường có tính cạnh tranh cao.
Phát triển DN bán lẻ vừa và nhỏ theo hướng có tri thức, kỹ năng, nghiệp vụ kinh doanh hiện đại và chuyên nghiệp, kinh doanh có bài bản có chiến lược, có đầy đủ các điều kiện, phương tiện cần thiết cho kinh doanh, theo kịp yêu cầu
85 85
phát triển của thương mại trong nước trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế; làm ăn đứng đắn, biết gắn bó với người tiêu dùng, dịch vụ tốt hơn, bám sát vào người dân.
- Phát triển doanh nghiệp bán lẻ vừa và nhỏ trên cơ sở đó, phát huy vai trò và vị trí của thương mại trong nước trong việc định hướng và thúc đẩy sản xuất phát triển, định hướng và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng phong phú, đa dạng của nhân dân, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng trưởng kinh tế.
Đối với người tiêu dùng, DN bán lẻ vừa và nhỏ là những người nắm rất rõ nhu cầu của người tiêu dùng, để phản ánh và đặt hàng cho các nhà sản xuất, định hướng cho các nhà sản xuất sản xuất ra những mặt hàng gì, chất lượng như thế nào. Mặt khác giúp người tiêu dùng khám phá những mặt hàng mới, những giá trị sử dụng mới của hàng hoá, góp phần làm thay đổi thói quen và tập quán của người tiêu dùng.
- Coi trọng phát triển các doanh nghiệp bán lẻ vừa và nhỏ; đồng thời, khuyến khích và thúc đẩy quá trình hình thành các doanh nghiệp lớn thông qua quá trình tích tụ và tập trung nhằm tạo dựng các nhà phân phối lớn thương hiệu Việt Nam.
Trong xu thế hội nhập, mức độ cạnh tranh ngày càng diễn ra gay gắt, muốn làm chủ được thị trường bán lẻ Việt Nam về lâu dài chúng ta cần phải có những DN bán lẻ lớn có thương hiệu, có đủ khả năng đương đầu với các doanh nghiệp bán lẻ tầm cỡ của nước ngoài. Do đó đi đôi với việc coi trọng việc phát triển các doanh nghiệp bán lẻ vừa và nhỏ phải có chính sách khuyến khích thúc đẩy quá trình hình thành các DN lớn thông qua quá trình tích tụ phát triển đi lên của bản thân mỗi DN hoặc sáp nhập liên kết nhiều DN nhỏ thành DN lớn, thành những tập đoàn bán lẻ của Việt Nam.
- Hình thành và phát triển mạng lưới doanh nghiệp thương mại bán lẻ đủ mạnh, kinh doanh hàng hoá chuyên ngành hoặc tổng hợp, có đủ sức cạnh tranh
86 86
và điều kiện để hợp tác hiệu quả với các tập đoàn phân phối trong nước và nước ngoài khi Việt Nam mở cửa thị trường bán lẻ.
Công tác quy hoạch thương mại của các địa phương cần chú ý đến nhu cầu phát triển của địa phương mình, đối với các thành phố và các khu du lịch cũng hình thành các khu để kinh doanh tổng hợp các mặt hàng và khu chỉ kinh doanh một mặt hàng hay một số mặt hàng nhất định là sản phẩm mang tính đặc trưng của vùng đó. hình thành phố mua sắm đối với các thành phố và các điểm du lịch, hướng đến đối tượng khách du lịch.