Về chính sách chất lượng cho sản phẩm, cho thương hiệu của doanh

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp bán lẻ vừa và nhỏ ở Việt Nam trong điều kiện gia nhập WTO (Trang 64)

doanh nghiệp bán lẻ vừa và nhỏ

Có rất ít các DN quan tâm đến việc xây dựng các chính sách chất lượng cho sản phẩm dịch vụ của mình, 75 DN trả lời đã xây dựng chính sách về nhãn hàng hoà chiếm 12,2%, 40 DN có quan tâm đến vấn đề sở hữu trí tuệ chiếm 6,5%, 39 DN có tiêu chuẩn bao bì chiếm 6,3%, 38 DN quan tâm đến chất lượng quản lý ISO 9000, 32 DN có quan tâm đến tiêu chuẩn an toàn thực phẩm chiếm

61 61

5,7%, các tiêu chuẩn về môi trường như nhãn môi trường ISO 14000 thì rất ít DN quan tâm. Số liệu được thể hiện qua hình.

Hình 2.4: Vấn đề liên quan đến sản phẩm của DN

(Nguồn số liệu:Số liệu điều tra Viện nghiên cứu thương mại, năm 2007)

Bảng 2.12.Tỷ lệ doanh nghiệp đã xây dựng chính sách chất lượng

ISO9000 ISO 14000 Tiêu chuẩn VSATTP Tiêu chuẩn bao bì Vấn đề sở hữu trí tuệ Nhóm hàng hóa Nhóm môi trường % Tổng số doanh nghiệp 6.2 2.4 5.7 6.3 6.5 12.2 1.6 Trong đó Kinh doanh tổng hợp 5.8 3.5 19.8 15.1 9.3 14.0 3.5 Lương thực, thực phẩm, đồ uống 4.0 8.0 44.0 16.0 16.0 28.0 4.0 Hàng may mặc, túi xách, giày dép 9.7 3.2 12.9 19.4 6.5

Điện, điện tử 7.5 0.6 5.2 7.5 13.3

Đồ nội thất, vật liệu trang trí nội thất,

đồ gỗ mỹ nghệ nội thất 6.5 3.2 6.5

VPP, sách, thiết bị trường học 6.7 13.3 6.7 6.7 Thuốc tân dược, dụng cụ , TB y tế 10.0 10.0 10.0 10.0 20.0 10.0

Vật liệu xây dựng 7.8 3.1 4.7 4.7 14.1

Phương tiện đi lại ( kể cả phụ tùng) 12.1 6.1 3.0 6.1 Phân bón, thuốc trừ sâu, vật tư nông

nghiệp 2.6 2.6 5.1 2.6 7.7 5.1

Xăng dầu các loại 13.6

62 62

Hàng hoá khác 2.5 1.3 5.0 5.0 2.5 8.8

(Nguồn số liệu: Số liệu điều tra Viện nghiên cứu thương mại, năm 2007)

Tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm so với tổng số DN điều tra thấp nhưng tiêu chuẩn này chủ yếu chỉ áp dụng với DN kinh doanh hàng lương thực thực phẩm, đồ uống và DN kinh doanh tổng hợp có hàng lương thực , thực phẩm vì vậy trên thực tế tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm được các DN áp dụng nhiều nhất. Có 11 trong số 25 DN chuyên kinh doanh hàng lương thực, thực phẩm áp dụng tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm chiếm 44%.

Phần lớn các DN bán lẻ vừa và nhỏ thờ ơ với việc xây dựng thương hiệu. Rất nhiều DN bán lẻ vừa và nhỏ được khảo sát không thực sự quan tâm đến xây dựng thương hiệu cho DN mình. Việc xúc tiến thương mại Marketing tiếp thị còn yếu kém, rất ít DN chú ý đến quảng cáo lôi kéo người tiêu dùng. Tâm lý chung của các DN bán lẻ vừa và nhỏ đơn giản chỉ là mới của hàng và chờ khách hàng đến.

Sản phẩm là cái được làm ra ở nhà máy, thương hiệu là cái người tiêu dùng chọn mua. Sản phẩm có thể bị nhái, nhưng thương hiệu thì không. Sản phẩm có thể lỗi thời nhưng thương hiệu nổi tiếng thì còn mãi với thời gian.

Thương hiệu giống một con người, có phẩm chất, tính cách, có cả sự cảm thông, tên gọi, logo, kiểu dáng, màu sắc...

Thực tiễn thương trường trong những năm gần đây cho thấy cùng với các nhân tố khác thì thương hiệu (TH) cũng là một trong những yếu tố góp phần tạo nên sức cạnh tranh, thu hút khách hàng và xâm nhập thị trường, tạo lập uy tín cho DN và do đó thương hiệu là tài sản của DN. Trong thời gian gần đây trên các phương tiện thông tin đại chúng, thương hiệu là vấn đề thời sự được nhiều người quan tâm. Trên thế giới hàng hoá, trong các lĩnh vực đều có những thương hiệu nổi tiếng: Coca-cola, Marlboro, IBM, Motorola, Microsoft, Kodak, Nescafe... ở nước ta việc xây dựng, củng cố thương hiệu ở các DN còn rất hạn chế. Kết quả một số cuộc điều tra gần đây cho thấy: phần lớn các DN chỉ đầu tư

63 63

3% - 5% doanh số cho công tác phát triển thương hiệu so với 7 -10% của các DN đa quốc gia đang hoạt động tại Việt Nam (một số trường hợp là 25-30%). Tính đến cuối năm 2003, Cục sở hữu trí tuệ đã cấp trên 100.000 thương hiệu, song chỉ có 25.000 là của các DN Việt Nam, số còn lại đều là của các DN nước ngoài. So với khoảng 80.000 DN tư nhân đăng ký, 5.600 DN nhà nước thì số DN có thương hiệu kể trên là rất khiêm tốn.

Trong xu thế phát triển chung của nền kinh tế, nhận thức của người tiêu dùng ngày càng được nâng cao, chất lượng đời sống cũng không ngừng vươn lên. Do vậy các DN bán lẻ vừa và nhỏ đã không sử dụng được hết những ưu thế sản phẩm mình cung cấp đã phần nào hạn chế đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng. kéo theo là sự giảm sút về việc quảng bá hình ảnh của DN nói chung và về sản phẩm nói riêng.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp bán lẻ vừa và nhỏ ở Việt Nam trong điều kiện gia nhập WTO (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)