3.3.2.1. Hoàn thiện chính sách, pháp luật quản lý về viễn thông
Trong những năm qua, viễn thông Việt Nam đã có bƣớc tiến vƣợt bậc. Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có tốc độ phát triển viễn thông nhanh trên thế giới. Thị trƣờng viễn thông di động Việt Nam hiện có 7 nhà cung cấp dịch vụ. Môi trƣờng cạnh tranh của ngành viễn thông đang đặt ra nhiều yêu cầu mới đối với cơ quan quản lý nhà nƣớc và các doanh nghiệp nhƣ vấn đề kết nối, quản lý và phân bổ tài nguyên viễn thông, giá cƣớc, chất lƣợng dịch vụ,… Tuy nhiên, việc quản lý thị trƣờng dịch vụ viễn thông ở nƣớc ta hiện nay vẫn chƣa theo kịp tình hình, còn nhiều bất cập. Giải pháp hữu hiệu từ phía Nhà nƣớc trong thời gian tới cần hoàn thiện chính sách, pháp luật, tăng cƣờng quản lý thị trƣờng dịch vụ viễn thông, đảm bảo cạnh tranh lành mạnh, vừa khuyến khích phát triển vừa đảm bảo thông tin quốc gia, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của ngành viễn thông nói chung và doanh nghiệp VMS nói riêng trong quá trình hội nhập kinh tế.
- Nhà nƣớc cần nhanh chóng ban hành các văn bản hƣớng dẫn để sớm đƣa Bộ luật Viễn thông vào thực tiễn, tạo hành lang pháp lý rõ ràng để quá trình kinh doanh dịch vụ viễn thông đƣợc diễn ra đúng qui định của pháp luật và tuân thủ các luật lệ chung đã cam kết. Thực tế, cho đến nay hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh riêng cho lĩnh vực này chƣa đầy đủ, đồng bộ, trong khi đây lại là lĩnh vực phát triển mạnh trong thời gian tới, khi Việt Nam phải thực thi các cam kết hội nhập về mở cửa thị trƣờng trong nhiều lĩnh vực trong đó có viễn thông.
- Nhà nƣớc cũng cần sớm hoàn thiện chính sách và khuôn khổ pháp lý về cạnh tranh, tạo môi trƣờng cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc, doanh nghiệp Nhà nƣớc với các doanh nghiệp ngoài Nhà nƣớc. Chính sách kinh doanh viễn thông hiện vẫn có những điểm bất bình đẳng giữa doanh nghiệp chiếm thị phần khống chế và doanh nghiệp mới, trên cơ sở kiểm soát doanh nghiệp cũ và tạo ƣu đãi tối đa cho doanh nghiệp mới trong ngành viễn thông.
- Bộ Thông tin và Truyền thông cần nhanh chóng ban hành các qui định về quản lý chất lƣợng dịch vụ viễn thông, đồng thời tăng cƣờng kiểm tra giám sát việc thực hiện các qui định này nhằm đảm bảo quyền lợi của ngƣời tiêu dùng và hạn chế
tình trạng cạnh tranh không lành mạnh.
- Cần có cơ quan quản lý độc lập trong ngành viễn thông, tách biệt khỏi hoạt động của các doanh nghiệp viễn thông. Đây cũng là một trong những qui định trong lĩnh vực viễn thông mà Việt Nam phải tuân thủ khi gia nhập WTO, đó là cơ quan quản lý phải tách biệt, không phụ thuộc vào bất kỳ nhà khai thác nào; các quyết định và trình tự quản lý phải minh bạch, bình đẳng và công bằng với mọi bên tham gia thị trƣờng. Tuy nhiên, điều khoản này không phù hợp với thực tế của nƣớc ta hiện nay, do quan hệ giữa Bộ Thông tin và Truyền thông và VNPT vẫn rất chặt chẽ.
- Bộ Thông tin và Truyền thông cần quản lý, phân bổ tài nguyên viễn thông phù hợp, hiệu quả, tránh tình trạng phát triển thuê bao ồ ạt, dẫn đến nghẽn mạch, ảnh hƣởng đến chất lƣợng dịch vụ. Bộ cần qui định cụ thể hơn nhƣ các doanh nghiệp cần thông báo kế hoạch phát triển thuê bao trƣớc khi kết nối vào mạng lƣới; hoặc có thể áp dụng hạn ngạch kết nối trên cơ sở tính toán một cách hợp lí cơ sở hạ tầng của các bên. Số lƣợng doanh nghiệp cung cấp hạ tầng mạng, đặc biệt trong lĩnh vực thông tin di động cần đƣợc quy hoạch nhằm đảm bảo phát triển thị trƣờng lành mạnh, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tích lũy vốn, duy trì, mở rộng kinh doanh, tránh đầu tƣ chồng chéo và sử dụng có hiệu quả tài nguyên viễn thông và nguồn lực quốc gia. Các doanh nghiệp cần đƣợc tạo điều kiện thuận lợi để tận dụng cơ sở hạ tầng sẵn có cung cấp dịch vụ viễn thông và Internet. Các doanh nghiệp bán lại dịch vụ, cung cấp dịch vụ gia tăng giá trị, dịch vụ truy nhập và ứng dụng trên Internet cần đƣợc khuyến khích phát triển mạnh.
- Cần tăng cƣờng các biện pháp hỗ trợ, tạo khuôn khổ pháp lý hoàn chỉnh nhằm đẩy nhanh tiến độ cổ phần hoá các doanh nghiệp viễn thông. Mặc dù, các doanh nghiệp viễn thông lớn nhƣ VinaPhone, MobiFone đã công bố tiến độ thực hiện việc cổ phần hóa trong giai đoạn từ nay đến năm 2010 nhƣng việc tiến hành cổ phần hiện nay quá chậm và đã đẩy lùi kế hoạch nhiều lần. Việc cổ phần hóa lĩnh vực viễn thông sẽ thu hút nguồn lực đầu tƣ, thúc đẩy lĩnh vực viễn thông phát triển mạnh hơn, nâng cao cơ sở hạ tầng, trình độ nguồn nhân lực và kinh nghiệm quản lý quốc tế, giúp cho năng lực cạnh tranh của các công ty trong nƣớc đƣợc nâng cao.
3.3.2.2.Tập trung đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong ngành viễn thông.
Để nâng cao năng lực cạnh tranh doanh nghiệp viễn thông di động nói riêng và góp phần nâng cao năng lực quốc gia nói chung, một trong nhân tố then chốt đó là nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, đào tạo đội ngũ lao động có trình độ, kỹ năng, chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp, tiến tới đạt chuẩn mực quốc tế. Đây là nhiệm vụ không chỉ của doanh nghiệp, mà trách nhiệm lớn thuộc về Nhà nƣớc trong việc quy hoạch, chiến lƣợc yêu cầu nguồn nhân lực toàn xã hội và có chiến lƣợc đầu tƣ cụ thể, thích hợp. Đối với nguồn nhân lực viễn thông di dộng, đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực đƣợc gắn cùng với chiến lƣợc đào tạo phát triển nhân lực ngành công nghệ thông tin và viễn thông. Mục tiêu của Bộ Giáo dục và Đào tạo đặt ra là đến năm 2015, cung cấp cho doanh nghiệp 250.000 lao động chuyên môn về công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông, trong đó 50% cao đẳng, đại học và 5% thạc sĩ trở lên. Về chất lƣợng, bộ đặt mục tiêu là phải tạo chuyển biến đột phá: đến 2015, 50% sinh viên công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông tốt nghiệp đại học đủ khả năng chuyên môn, ngoại ngữ tham gia thị trƣờng lao động quốc tế. Nhu cầu và mục tiêu nói trên tạo ra thách thức và cũng là cơ hội vàng để tạo sự chuyển biến trong đào tạo công nghệ thông tin và viễn thông.
Song để tạo ra bƣớc chuyển biến mạnh mẽ về chất và lƣợng nguồn nhân lực trong lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông, trong thời gian tới Nhà nƣớc cần tập trung những giải pháp sau:
-Xây dựng các khu đào tạo công nghệ thông tin và viễn thông tập trung trong
cả nƣớc để tích tụ và tăng tính tƣơng tác; khuyến khích thành lập các trung tâm đào tạo kỹ năng cho sinh viên tốt nghiệp tại các trƣờng để đáp ứng nhu cầu xã hội; Tăng việc mời thỉnh giảng với giáo sƣ nƣớc ngoài; Tổ chức hội thảo quốc tế về công nghệ đào tạo; …
-Bộ Giáo dục và Đài tạo nên chủ động đầu tƣ vào một số dự án lớn về liên kết
đào tạo với quốc tế để có nguồn nhân lực chất lƣợng cao, đáp ứng chuẩn quốc tế.
-Tăng cƣờng cơ chế phối hợp giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Thông tin
thông trên cả nƣớc; cùng phối hợp để soạn thảo và trình Chính Phủ những chính sách phù hợp, chuẩn hóa hệ thống đào tạo và văn bằng chứng chỉ… Sự đồng thuận của 2 bộ trong vấn đề phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin và viễn thông có ý nghĩa đặc biệt, mang lại cơ hội đổi mới đào tạo công nghệ thông tin và viễn thông .
-Cần sớm đƣa ra chuẩn đào tạo CNTT–TT phù hợp, ngoài ra tạo cơ chế mở,
tăng tính chủ động cho trƣờng đƣợc quyền tự quyết về chƣơng trình đào tạo. Chuẩn đào tạo có thể học hỏi theo kinh nghiệm quốc tế gắn cùng với việc kiểm định chất lƣợng, cấp chứng nhận đạt chuẩn có thể xã hội hóa cho doanh nghiệp trong nƣớc và nƣớc ngoài tham gia.
-Xã hội hoá trong đào tạo nhân lực. Ban hành các quy định thông thoáng, tạo
điều kiện thu hút nguồn vốn ngoài xã hội xây dựng các trƣờng đào tạo về công nghệ thông tin và viễn thông; xây dựng chính sách đặc thù cho các cơ sở chuyên đào tạo về công nghệ thông tin nhƣ áp dụng quy trình mới cho chủ đầu tƣ xin phép thành lập trƣờng chuyên về đào tạo lĩnh vực công nghệ thông tin; ƣu đãi về thuế, đất đai với các trƣờng chuyên đào tạo công nghệ thông tin.
-Thu hút, tuyển chọn sinh viên, tạo điều kiện hỗ trợ kinh phí cho sinh viên khó khăn theo học ngành này dƣới dạng cấp học bổng, cho vay ƣu đãi; tạo các cơ hội để sinh viên học ngành công nghệ thông tin và viễn thông đƣợc thực hành, “cọ xát” thực tế; tham gia các thực tập, cộng tác viên tại các doanh nghiệp.
-Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần chủ động hợp đồng đào tạo với các trƣờng về số lƣợng, yêu cầu trình độ, kỹ năng làm việc để trƣờng nắm bắt nhu cầu, xây dựng chƣơng trình đào tạo có tính thực tiễn, ứng dụng cao. Mặc khác, doanh nghiệp cũng cần nhiệt tình tiếp nhận sinh viên thực tập, tạo cơ hội cho sinh viên cũng nhƣ chính doanh nghiệp trong việc chọn lựa nhân sự.
Nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ viễn thông và cụ thể riêng cho một doanh nghiệp là một vấn đề lớn, mang tính chiến lƣợc và toàn diện của cả một công ty với rất nhiều công việc phải thực hiện. Đối với Công ty Thông tin Di động là công ty tiên phong trên thị trƣờng viễn thông di động Việt Nam với 16 năm xây dựng và trƣởng thành, công ty đã xây dựng cho mình một nền tảng tƣơng đối vững chắc, vị thế mạnh và có năng lực cạnh tranh khá tốt. Nâng cao năng lực cạnh tranh của VMS đó là hoàn thiện tốt hơn những thành quả đã đạt đƣợc, khắc phục những điểm yếu còn tồn tại và nhất là tìm ra những hƣớng đi mới để triển khai, đi trƣớc một bƣớc so với đối thủ cạnh tranh. Trong khuôn khổ nội dung của một luận văn, đề tài đã cố gắng đề cập và giải quyết một số vấn đề chủ yếu sau:
Thứ nhất, hệ thống hóa và hoàn thiện những luận cứ khoa học và quan điểm liên quan đến lý luận về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh và năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông.
Thứ hai, đề tài bƣớc đầu tổng kết những bài học kinh nghiệm của một số nƣớc đã thành công trong tạo lập vị thế, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp viễn thông trong nƣớc khi mở cửa thị trƣờng.
Thứ ba, từ số liệu thống kê kết hợp với khảo sát tình hình thực tế về hoạt động dịch vụ viễn thông di động trên thị trƣờng Việt Nam, đề tài đi sâu vào phân tích, đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty Viễn thông Di động trên cơ sở so sánh với các đối thủ cạnh tranh cùng ngành.
Thứ tƣ, đề tài đƣa ra một số đề xuất giải pháp đối với doanh nghiệp VMS cùng với những kiến nghị về phía cơ quan Nhà nƣớc nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dịch vụ viễn thông nói chung, đồng thời sẽ hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp VMS trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập ngày càng cao.
Với những nội dung đã đƣợc đề cập trong luận văn, tác giả hy vọng góp phần đem đến cho ngƣời đọc những phân tích sâu sắc và toàn diện về thị trƣờng viễn thông di động Việt Nam nói chung và Công ty VMS nói riêng. Tác giả cũng hy
vọng những giải pháp đề tài đề xuất sẽ có giá trị thực tiễn, đóng góp phần nhỏ bé trong gợi ý cho định hƣớng chiến lƣợc nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty VMS trong thời gian sắp tới.
Trong khuôn khổ giới hạn của một luận văn, cộng thêm kiến thức của bản thân còn hạn chế, chắc chắn luận văn này không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của các thầy cô, bạn bè và đồng nghiệp.
Để hoàn thành đƣợc đề tài này, em đã đƣợc sự hƣớng dẫn tận tình của các thầy cô giáo Khoa Quản trị Kinh doanh - Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội và tôi xin đặc biệt bày tỏ lòng cảm ơn tới thầy giáo hƣớng dẫn
GS.TS. Bùi Xuân Phong đã trực tiếp hƣớng dẫn em rất tận tình, tâm huyết và trách nhiệm. Em xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ quý báu đó.
Hà Nội, ngày 5 tháng 12 năm 2009
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Bạch Thụ Cƣờng (2002), Bàn về cạnh tranh toàn cầu, NXB Thông tấn, Hà Nội.
2. Lê Đăng Doanh (2003), Năng lực cạnh tranh quốc gia và năng lực cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam, NXB Thống kê, Hà Nội.
3. Nguyễn Đức Dỵ (2000), Từ điển Kinh tế Kinh doanh Anh - Việt, NXB Khoa học
Kỹ thuật, Hà Nội.
4. Lê Công Hoa (2000), “Cơ sở lý thuyết để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trƣớc thách thức hội nhập WTO”, Tạp chí Công nghiệp, (số tháng 11/2006).
5. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2002), Giáo trình kinh tế học chính
trị Mác – Lênin, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
6. Nguyễn Hữu Khải – Vũ Thị Hiền (2007), Các ngành dịch vụ Việt Nam – năng
lực cạnh tranh và hội nhập kinh tế Quốc tế, NXB Thống kê, Hà Nội.
7. Nguyễn thị Hƣơng Lan, (2006), Năng lực cạnh tranh của dịch vụ viễn thông Việt
Nam, luận văn thạc sỹ kinh tế chính trị, Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
8. Vũ Trọng Lâm (2006), Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong tiến
trình hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
9. Nguyễn Thị Mơ (2005), Lựa chọn bước đi và giải pháp để Việt Nam mở cửa về
dịch vụ thương mại, NXB Lý luận Chính trị, Hà Nội.
10. Bùi Xuân Phong (2006), Quản trị kinh doanh viễn thông theo hướng hội nhập
kinh tế quốc tế, NXB Bƣu Điện, Hà Nội.
11. Nguyễn Thị Linh Phƣợng (2009), Giải pháp tài chính nhằm phát triển dịch vụ
viễn thông tại viễn thông Cần thơ - Hậu Giang, luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh, Trƣờng Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh.
12. Nguyễn Xuân Sinh, (2005), Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, luận văn thạc sỹ Quản trị Kinh doanh, Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
13. Trần Sửu (2006), Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện toàn cầu hoá, NXB Lao Động, Hà Nội.
14. Trần Văn Tùng (2004), Cạnh tranh kinh tế: lợi thế cạnh tranh quốc gia và chiến
lược cạnh tranh của công ty, NXB Thế giới, Hà Nội.
15. Nguyễn Thƣợng Thái (2007), Marketing Căn bản, Giáo trình Học viện Bƣu chính Viễn thông, Hà Nội.
16. Nguyễn Vĩnh Thanh (2005), Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp thương mại Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội.
17. Viện nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội (2006). Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến tư duy và đời sống kinh tế - xã hội ở Việt Nam, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội.
18. Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ƣơng – Dự án VIE 01/025 (2003),
Nâng cao Năng lực cạnh tranh Quốc gia, NXB Giao thông Vận tải, Hà Nội.