Xúc tiến bán hàng

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của Công ty Thông tin Di động ( VMS ) trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 57)

Hoạt động quảng cáo

Trong bối cảnh truyền thông thông tin nhanh nhạy nhƣ hiện nay, quảng cáo đƣợc coi là công cụ hữu hiệu để cạnh tranh nhằm thu hút khách hàng và đang đƣợc các doanh nghiệp viễn thông khai thác tối đa. Các hoạt động quảng cao có sự thay đổi rõ rệt về tần suất quảng cáo, đi kèm khuyến mại cũng tăng lên, nội dung quảng cáo cũng phong phú, đa dạng và ngày càng thu hút khách hàng.

Các hình thức quảng cáo phổ biến hiện nay đều đƣợc các nhà mạng khai thác nhƣ quảng cáo trên truyền hình, phát thanh, ngoài trời, quảng cáo trên Website,…Với mỗi hình thức quảng cáo phát huy đƣợc vai trò, hiệu quả khác nhau, ví dụ quảng cáo ngoài trời thông qua banner, biển quảng cáo hoặc trên website.. chủ yếu gây dấu ấn với khách hàng về sự tồn tại, xuất hiện của sản phẩm, doanh nghiệp, khả năng truyền tải nội dung thông qua các hình thức quảng cáo này không nhiều. Quảng cáo thông qua phát thanh thì chủ yếu truyền tải nội dung quảng cáo qua âm thanh, độ cảm nhận, ghi dấu ấn của khách hàng không hiệu quả tối đa do khách hàng không thể biết hình ảnh cụ thể của sản phẩm, hình ảnh cụ thể của logo doanh nghiệp. Hình thức quảng cáo thông qua truyền hình sẽ khắc phục những nhƣợc điểm, hạn chế của các loại hình quảng cáo trên khi vừa ghi nhớ đối với khách hàng về hình dáng, kích thƣớc sản phẩm, logo vừa truyền tải đƣợc tính năng, thông điệp của doanh nghiệp hƣớng tới khách hàng, đồng thời phạm vi quảng cáo rộng lớn, tới nhiều đối tƣợng khác nhau, tuy nhiên hình thức quảng cáo này chi phí rất lớn và phải đƣợc tiến hành thƣờng xuyên.

Việc nhận xét khả năng cạnh tranh, ƣu thế vƣợt trội của các doanh nghiệp viễn thông thông qua hiệu quả của quảng cáo là rất khó, bởi hình thức, nội dung quảng cáo của mỗi doanh nghiệp viễn thông là khác nhau và hƣớng tới mục tiêu khác nhau. Nhƣ quảng cáo của VinaPhone hiện nay chủ yếu là để giới thiệu sản phẩm mới nhƣ Datasafe, Zmail hay mới đây là Say2send; hay quảng cáo của S-Phone để giới thiệu chƣơng trình khuyến mại giảm giá cƣớc gây sốc nhằm thu hút khách hàng. Mục tiêu quảng cáo này khác với Viettel, MobiFone hiện nay thể hiện thông điệp, sứ mệnh của doanh nghiệp. Ví dụ nhƣ quảng cáo của Viettel là hình ảnh một nhân viên của Viettel cứu em bé nhờ sự bình tĩnh, lắng nghe tiếng kêu cứu của em bé gặp nạn. Nội dung đoạn quảng cáo không đề cập gì đến bất kỳ một sản phẩm nào của Viettel nhƣng kết thúc đoạn quảng cáo muốn truyền tải triết lý kinh doanh, triết lý thƣơng hiệu của Viettel: Mỗi khách hàng là một con ngƣời – một cá thể riêng biệt, cần đƣợc tôn trọng, quan tâm và lắng nghe, thấu hiểu và phục vụ một cách riêng biệt. Để thấu hiểu khách hàng nhƣ những cá thể riêng biệt, VIETTEL mong muốn đƣợc lắng nghe tiếng nói của khách hàng, và để đƣợc nhƣ vậy, khách hàng

đƣợc khuyến khích nói bằng tiếng nói của chính mình. Liên tục đổi mới, cùng với khách hàng sáng tạo ra các sản phẩm, dịch vụ ngày càng hoàn hảo. Quảng cáo của MobiFone là hình ảnh khách hàng sử dụng MobiFone soi đèn bằng điện thoại di động để tìm giúp chiếc nhẫn bị rơi cho đôi bạn đang cầu hôn. Thông điệp thể hiện ở đây ngoài thông điệp slogan của MobiFone “Mọi lúc mọi nơi”, MobiFone có mặt mọi lúc mọi nơi giúp đỡ bạn không chỉ giới hạn trong dịch vụ điện thoại di động do hãng cung cấp. Ngoài ra còn thể hiện ý nghĩa rằng thông qua MobiFone tạo thành sợi dây liên kết gắn bó giữa mọi ngƣời với nhau, giúp đỡ nhau.

Thực tế, tùy vào mỗi giai đoạn phát triển, mục tiêu của doanh nghiêp để chọn hình thức quảng cáo, nội dung quảng cáo thích hợp. Nhìn chung các doanh nghiệp viễn thông đều đã áp dụng hình thức quảng cáo qua truyền hình với nội dung giới thiệu sản phẩm hay truyền đạt thông điệp của doanh nghiệp mình. Những nội dung phân tích trên là đánh giá qua các quảng cáo của các doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại. Hiện nay, chỉ duy nhất EVN chƣa đầu tƣ nhiều cho quảng cáo, chủ yếu hình thức quảng cáo đang áp dụng là thông qua quảng cáo ngoài trời, còn quảng cáo qua phát thanh và truyền hình cho dịch vụ thông tin di động rất hạn chế. Điều nay cũng do hiện nay, EVN đang chú trọng hoàn thiện cơ sở hạ tầng, tổ chức và tập trung cho lĩnh vực điện thoại cố định, di động không dây. Việc đánh giá hiệu quả của quảng cáo các doanh nghiệp mạng sẽ đƣợc cụ thể hoá qua khảo sát độ cảm nhận của khách hàng về nội dung, hình thức quảng cáo của các doanh nghiệp ở phần sau.

Quan hệ công chúng: hoạt động xúc tiến bán hàng thông qua hình thức quan hệ công chúng hiện đang đƣợc Viettel khai thác khá hiệu quả, bài bản thông qua các hoạt động tài trợ, chƣơng trình từ thiện rầm rộ, ý nghĩa và có giá trị lớn của doanh nghiệp, tiêu biểu nhất hiện nay là chƣơng trình từ thiện “Trái tim cho em” do Viettel phối hợp cùng Đài truyền hình Việt Nam tổ chức có ý nghĩa rất lớn trong việc cứu sống các em bé nghèo bị dị tật tim bẩm sinh ở nƣớc ta. Hoạt động này nối tiếp, triển khai thực hiện triết lý thƣơng hiệu của Viettel là “Làm việc và tƣ duy có tình cảm, hoạt động có trách nhiệm xã hội”. Ngoài ý nghĩa nhân văn, xét về mặt kinh doanh, cách làm của Viettel cho thấy sự nghiêm túc, bài bản và có lộ trình trong quảng bá

thƣơng hiệu của doanh nghiệp này, cụ thể giữa cam kết doanh nghiệp với việc thực hiện trực tiếp bằng hành động.

MobiFone và VinaPhone thực hiện các hoạt động này chủ yếu theo hình thức tập đoàn VNPT đứng ra làm đầu mối thực hiện chính. Nếu đánh giá theo cảm nhận của khách hàng, ngƣời dân thì VNPT chủ yếu tổ chức hoạt động quan hệ công chúng qua các tài trợ cho tổ chức các chƣơng trình, sự kiện về viễn thông, công nghệ, phát triển tài năng,… Các hoạt động này có ý nghĩa thiết thực trong việc tạo điều kiện hỗ trợ cho các tài năng trẻ, triển khai hiện thực các ý tƣởng khả thi, tuy nhiên phạm vi quảng bá thông qua hình thức này không cao, chỉ trong một giới hạn hẹp và mang tính hiệu quả kinh tế hơn.

Khuyến mại: có thể nói đây là hình thức xúc tiến bán hàng đƣợc các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam khai thác tối đa. Liên tiếp các chƣơng trình khuyến mại giảm giá sim, cƣớc đƣợc các doanh nghiệp viễn thông áp dụng. Hiện nay, cạnh tranh của các doanh nghiệp viễn thông trên thị trƣờng Việt Nam không những bằng giá cƣớc mà còn cạnh tranh bằng các chƣơng trình khuyến mại rầm rộ. Nếu nhƣ trƣớc đây, khách hàng phải mất chi phí để hoà mạng mới, thì nay khi hoà mạng mới, khách hàng đƣợc tặng vào tài khoản số tiền lớn hơn nhiều số tiền bỏ ra mua sim, khuyến mại tặng tiền, nhân đôi, nhân ba khi kích họat tài khoản mới. Hình thức này, S-Phone có mức khuyến mại cao hơn hẳn, với 50000đ/1sim khách hàng đƣợc tặng tiền trong tài khoản lên tới 170.000đ. Nhƣng cũng chính cách khuyến mại kéo dài thƣờng xuyên này đã khiến cho mức độ gia tăng thuê bao ảo tăng lên đột biến. Việc khách hàng mua sim để hƣởng tiền khuyến mãi rồi bỏ sim đang là phổ biến, khiến cho việc quản lý, đánh giá số lƣợng thuê bao thực là rất khó khăn, đồng thời gây lãng phí kho số của các nhà mạng, chƣa kể xuất hiện nhiều hình thức lợi dụng di động để thực hiện các hành vi quấy rối, phạm pháp. Hình thức thứ 2 là tặng thêm tiền vào tài khoản của thuê bao trả trƣớc và giảm giá cƣớc, tặng phút gọi cho thuê bao trả sau. Nếu trƣớc đây chƣơng trình này chủ yếu thực hiện vào các dịp lễ, tết, thời gian kéo dài khoảng 15 ngày đến 1 tháng với khuyến mại tối đa chỉ lên tới 50% giá trị thẻ nạp thì hiện nay chƣơng trình khuyến mại này thực hiện cả với các ngày thƣờng, theo đợt ngắn ngày chỉ khoảng 2,3 ngày và khuyến mại có thể lên tới hơn

100% giá trị thẻ nạp. Hình thức khuyến mại này đƣợc các nhà mạng bắt chƣớc rất nhanh nên hầu nhƣ không có nhiều sự khác biệt về khuyến mại nhiều giữa các nhà mạng. Hiện nay, Viettel mới áp dụng hình thức khuyến mại tặng phút gọi và tin nhắn trong giới hạn ngày sử dụng tài khoản khuyến mại.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của Công ty Thông tin Di động ( VMS ) trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)