1.2.5.1. Phương pháp so sánh trực tiếp
Phƣơng pháp so sánh trực tiếp là phƣơng pháp so sánh trực tiếp từng yếu tố, chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp so với đối tác cạnh tranh với
nhau. Đây là phƣơng pháp truyền thống và phần nào phản ánh đƣợc năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, hạn chế của phƣơng pháp này là không cho phép doanh nghiệp đánh giá tổng quát năng lực cạnh tranh của mình với đối tác cạnh tranh mà chỉ đánh giá đƣợc từng mặt, từng yếu tố cụ thể.
1.2.5.2. Phương pháp sử dụng ma trận hình ảnh [4]
Để khắc phục nhƣợc điểm của phƣơng pháp so sánh trực tiếp, các nhà kinh tế nghiên cứu sử dụng ma trận đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong ngành, phân tích các ƣu điểm và nhƣợc điểm của bản thân doanh nghiệp và đối thủ cạnh tranh. Ma trận này là sự mở rộng ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài bằng cách đƣa vào đó các yếu tố quan trọng của môi trƣờng bên trong để so sánh giữa các đối thủ cạnh tranh trong ngành.
Quá trình xây dựng công cụ ma trận này không khó khăn lắm đối với các doanh nghiệp. Vấn đề đặt ra là cần xây dựng thang điểm và thang đo hợp lý. Đồng thời, trên cơ sở các số liệu điều tra từ nhà quản trị doanh nghiệp, các chuyên gia tƣ vấn, hay tập hợp ý kiến trực tiếp của khách hàng, doanh nghiệp có thể đánh giá khách quan tầm quan trọng của các yếu tố đƣợc đƣa vào ma trận. Các bƣớc cụ thể để xây dựng công cụ ma trận đánh giá các yếu tố môi trƣờng nội bộ doanh nghiệp gồm:
Bƣớc 1: Lập danh mục các yếu tố có vai trò quyết định đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong một ngành kinh doanh (thông thƣờng là khoảng từ 10 đến 20 yếu tố).
Bƣớc 2: Ấn định tầm quan trọng bằng cách phân loại từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0 (quan trọng nhất) cho mỗi yếu tố. Cần lƣu ý, tầm quan trọng đƣợc ấn định cho các yếu tố cho thấy tầm quan trọng tƣơng đối của yếu tố đó với thành công của các doanh nghiệp trong ngành kinh doanh. Nhƣ thế, đối với các doanh nghiệp trong ngành thì tầm quan trọng của các yếu tố đƣợc liệt kê trong bƣớc 1 là giống nhau.
Bƣớc 3: Phân loại từ 1 đến 5 cho mỗi yếu tố đại diện (thực tế có thể định khoảng điểm rộng hơn). Cho điểm yếu lớn nhất khi phân loại bằng 1, điểm yếu nhỏ nhất khi phân loại bằng 2, điểm trung bình khi phân loại bằng 3, điểm mạnh nhỏ
nhất khi phân loại bằng 4 và điểm mạnh lớn nhất khi phân loại bằng 5. Nhƣ vậy, đây là điểm số phản ánh năng lực cạnh tranh từng yếu tố của doanh nghiệp so với các đối thủ trong ngành kinh doanh.
Bƣớc 4: Tính điểm cho từng yếu tố bằng cách nhân mức độ quan trọng của yếu tố đó với điểm số phân loại tƣơng ứng.
Bƣớc 5: Tính tổng điểm cho toàn bộ các yếu tố đƣợc đƣa ra trong ma trận bằng cách cộng điểm số các yếu tố thành phần tƣơng ứng của mỗi doanh nghiệp. Tổng số điểm này cho thấy, đây là năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Theo đó, nếu tổng số điểm của toàn bộ danh mục các yếu tố đƣợc đƣa vào ma trận từ 3,0 trở lên, thì doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh trên mức trung bình. Ngƣợc lại, tổng số điểm trong ma trận nhỏ hơn 3,0 thì năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thấp hơn mức trung bình.
Bảng 1.2: Khung đánh giá các năng lực cạnh tranh
Nguồn: “Cơ sở lý thuyết để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trước thách thức hội nhập WTO”, PGS.TS. Lê Công Hoa, CN. Lê Chí Công, TCCN số tháng 11/2006 (trang 24)