Các đối thủ cạnh tranh của VMS trên thị trƣờng viễn thông di động Việt Nam

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của Công ty Thông tin Di động ( VMS ) trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 41)

động Việt Nam

Từ những năm 1995 trở về trƣớc, VMS là đơn vị độc quyền duy nhất trong cung cấp các dịch vụ viễn thông trên thị trƣờng Việt Nam. Thực hiện chủ trƣơng phát triển nền kinh tế thị trƣờng theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa đƣợc đề ra từ Đại hội Đảng VI, các chính sách viễn thông của Nhà nƣớc đã từng bƣớc thay đổi cho phù hợp với yêu cầu thực tế của từng giai đoạn. Năm 1995, Chính phủ đã chính thức cho phép 2 doanh nghiệp là Công ty Dịch vụ Viễn thông VinaPhone, và Công ty Cổ phần Dịch vụ Bƣu chính Viễn thông Sài Gòn (SPT) đƣợc phép thành lập và cung cấp các dịch vụ bƣu chính, viễn thông trong nƣớc và nƣớc ngoài, trong đó có bao gồm dịch vụ viễn thông di động. Đến năm 2004, Tổng công ty Viễn thông Quân đội (Viettel) đƣợc thành lập và cho phép cung cấp dịch vụ, trong đó có dịch vụ viễn thông di động. Cạnh tranh trên thị trƣờng viễn thông di động Việt Nam hiện nay có 7 doanh nghiệp gồm Công ty VinaPhone, Công ty thông tin di động (VMS), Công ty viễn thông quan đội (Viettel), Công ty cổ phần dịch vụ bƣu chính viễn thông Sài gòn (S – Telecom), Công ty viễn thông điện lực (EVNTelecom), Công ty Cổ phần viễn thông Hà Nội (VietnamMobile), Công ty Cổ phần viễn thông di động G-tel Mobile. Ngoài ra, Công ty thông tin điện tử Hàng hải (Vishipel) tuy đã đƣợc cấp phép cung cấp dịch vụ viễn thông nhƣng vẫn đang trong giai đoạn chuẩn bị, chƣa chính thức cung cấp sản phẩm ra ngoài thị trƣờng. Trong đó, mức độ cạnh tranh găy gắt chỉ tập trung ở 3 nhà mạng GSM là VinaPhone, MobiFone và Viettel, chiếm lĩnh đến 90% thị phần thuê bao di động trên thị trƣờng.

Vinaphone 28,3 28% MobiFone 29 29% Viettel 34,9 35% EVN 1,3 1% S-Phone 6,5 7%

Nguồn : Bộ Thông tin và Truyền thông (MIC)

Hình 2.1: Thị phần thuê bao di động tại Việt Nam (12/2008)

Trong khuôn khổ nghiên cứu, đề tài tiếp cận phân tích năng lực cạnh tranh VMS trên cơ sở so sánh, đánh giá với 4 doanh nghiệp viễn thông VinaPhone, Viettel, S – Phone, EVN Telecom.

1. Công ty Dịch vụ Viễn thông VinaPhone

Công ty Dịch vụ Viễn thông VinaPhone, trƣớc đây là Công ty Dịch vụ Viễn thông (GPC), là đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc của VNPT. Công ty khai trƣơng mạng điện thoại di động VinaPhone chính thức từ ngày 26/6/1996, là mạng di động sử dụng công nghệ GSM hiện đại với 100% vốn của Tập đoàn Bƣu chính Viễn thông Việt Nam. Sau 10 năm phát triển, VinaPhone đã đầu tƣ mở rộng mạng lƣới phủ sóng 64/64 tỉnh, thành phố, phủ sóng 100% số huyện trên toàn quốc, kể cả các vùng biên giới và hải đảo và trở thành mạng thông tin di động đầu tiên của Việt Nam hoàn thành mục tiêu phủ sóng toàn quốc. Đồng thời, VinaPhone đã kết nối chuyển vùng quốc tế với hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới với trên 163 nhà khai thác. Khách hàng sử dụng dịch vụ của VinaPhone có nhiều sự lựa chọn phong phú với các gói dịch vụ điện thoại trả sau VinaPhone hay dịch vụ điện thoại trả trƣớc VinaCard, VinaDaily, VinaText, VinaExtra, Vina365, VinaZone và các dịch vụ giá trị gia tăng đa dạng.

2. Công ty viễn thông quan đội – Viettel

Mạng thông tin di động Viettel Mobile bắt đầu cung cấp dịch vụ từ 01/08/2004. Đây là mạng GSM ra đời muộn, rất lâu sau 2 mạng lớn VinaPhone và

MobiFone, nhƣng lại có tốc độ phát triển thuê bao, thị phần rất ấn tƣợng. Chỉ sau 2 tháng hoạt động, Viettel đã đạt con số 80.000 thuê bao di động, đến cuối năm 2004, đạt con số 145.000 thuê bao. Đến tháng 9/2008, Viettel đã dẫn đầu thị trƣờng với 20 triệu thuê bao, chiếm 36,6% thị phần. Yếu tố tạo nên sự thành công của Viettel chính là sự lựa chọn công nghệ đúng đắn, chất lƣợng sóng ổn định, độ phủ sóng cao kể cả vùng sâu vùng xa, đa dạng hoá các gói cƣớc, các chƣơng trình khuyến mại, đặc biệt chính sách chăm sóc khách hàng tận tình, chu đáo, nhờ đó đã thu hút đông đảo lƣợng khách hàng mới và duy trì khách hàng trung thành cao.

3. Công ty Viễn thông Sài gòn ( S – Telecom)

S-Telecom là đơn vị trực thuộc công ty Cổ phần dịch vụ Bƣu chính Viễn thông Sài Gòn (SPT), đƣợc hình thành để thực hiện dự án hợp đồng hợp tác kinh doanh (BBC) giữa công ty SPT và Công ty SK TELECOM VIETNAM vào năm 2001 hình thành lên mạng điện thoại di động S – Phone. S – Phone là mạng di động đầu tiên ở Việt Nam sử dụng công nghệ CDMA2000 – lx, CDMA 2000-1x EV-DO, đánh dấu một bƣớc ngoặt lớn trong phát triển, đa dạng công nghệ cho ngành viễn thông Việt Nam. Đồng thời, S-Fone cũng là mạng di động tiên phong triển khai những ứng dụng 3G tại Việt Nam, thu hẹp khoảng cách về công nghệ di động giữa Việt Nam và thế giới. Ngay từ khi mới thành lập S – Phone đã khởi xƣớng xu hƣớng đa dạng hoá gói cƣớc, thực hiện chiến lƣợc giảm cƣớc, thay đổi cách tính cƣớc theo Block 6s + 1 và các chƣơng trình khuyến mại hấp dẫn, nhờ đó đã thu hút đƣợc lƣợng khách lớn là giới trẻ sử dụng dịch vụ. Tuy nhiên, tốc độ tăng trƣởng của S – Phone không cao vì S – Phone là nhà cung cấp thông tin di động duy nhất không có cơ sở hạ tầng mạng viễn thông, đồng thời thiết bị đầu cuối thiếu phong phú, hạn chế tính tiện lợi, dễ chuyển đổi và về vùng phủ sóng.

4. Công ty viễn thông điện lực – (EVNTelecom)

Là một doanh nghiệp trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam, EVNTelecom đƣợc phép cung cấp đầy đủ các dịch vụ viễn thông tại Việt Nam. Dịch vụ điện thoại di động toàn quốc E-Mobile (đầu số 096) đƣợc chính thức cung cấp từ năm 2005, hình thành trên cơ sở hạ tầng vững mạnh, công nghệ tiên tiến theo công nghệ CDMA 2000 1x – EVDO. Mạng E- Mobile phủ sóng trên 64/64 tỉnh thành trên

phạm vi toàn quốc đảm bảo cung cấp không chỉ các dịch vụ thoại thông thƣờng mà còn có khả năng cung cấp đa dạng các dịch vụ giá trị gia tăng với chất lƣợng tốt nhất cho khách hàng, truy cập Internet không dây tốc độ cao.Với kênh phân phối rộng khắp, EVNTelecom đang không ngừng nỗ lực cung cấp những dịch vụ tiện ích, chất lƣợng ổn định, giá cả cạnh tranh..., đem đến cho khách hàng nhiều lựa chọn mới.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của Công ty Thông tin Di động ( VMS ) trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 41)