Mạng lƣới phủ sóng, trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của Công ty Thông tin Di động ( VMS ) trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 63)

2.2.9.1. Mạng lưới phủ sóng:

Đánh giá mạng lƣới phủ sóng của các nhà mạng viễn thông di động thông qua tiêu chí số lƣợng trạm thu phát sóng BTS của các mạng:

- MobiFone hiện đang quản lý và khai thác một mạng lƣới thông tin di động

tiên tiến hiện đại ngang tầm với các nƣớc trong khu vực và thế giới với dụng lƣợng gồm 35 tổng đài MSC; 178 BSC; hơn 10.000 trạm phủ sóng 63/63 tỉnh, thành phố, trong đó Trung tâm 1 có 2300 trạm; Trung tâm 2 có 2600 trạm; Trung tâm 3 là 1900 trạm; Trung tâm 4 có 1500 trạm; Trung tâm 5 là 1700 trạm. Theo kế hoạch đến cuối năm 2009 sẽ lên đến 16.000 trạm. Với năng lực mạng lƣới liên tục đƣợc đầu tƣ, mở rộng, Mobifone hoàn toàn đủ khả năng cung cấp dịch vụ thông tin di động với chất lƣợng tốt nhất cho hơn 50 triệu thuê bao trên toàn quốc vào cuối năm 2009.

- VinaPhone đã phát triển trên 10.000 trạm BTS trên cả nƣớc, trong đó, riêng

- Mạng lƣới Viettel đã phát triển hơn 7000 trạm BTS với 4 tổng trạm lớn.

- Riêng đối với S- Phone, hiện nay đề tài chƣa có số liệu thống kê chính xác

số lƣợng trạm BTS của mạng này, tuy nhiên hiện nay mạng S- Phone đã phủ sóng khắp cả nƣớc, riêng năm 2008 phát triển thêm 700 trạm BTS. Mạng lƣới S- Phone tập trung chủ yếu khu đô thị, thành phố lớn. Nhƣ ở TP.HCM hiện có trên 800 trạm BTS đang đƣợc khai thác, trong đó riêng năm 2008 lắp đặt 450 trạm.

-EVNTelecom mặc dù mới thành lập từ năm 2005 đến nay, nhƣng

EVNTelecom đã xây dựng đƣợc 3000 trạm BTS. Kế hoạch năm 2009, EVN cùng với HTmobile đầu tƣ khoảng 5.000 trạm thu phát sóng (BTS), nâng tổng số trạm lên con số 8.000.

2.2.9.2. Kỹ thuật, công nghệ

Thị trƣờng viễn thông di động Việt Nam hiện nay đang song song tồn tại hai loại hình công nghệ di động là GMS và CDMA, trong 5 doanh nghiệp viễn thông nghiên cứu có 3 doanh nghiệp sử dụng công nghệ GSM là GPC (mạng VinaPhone), VMS (mạng MobiFone), Viettel, 2 doanh nghiệp còn lại là mạng S-Phone và EVNTelecom sử dụng dịch vụ CDMA.

Mạng GMS có nhiều ƣu điểm nhƣ: đáp ứng nhiều dịch vụ tiện ích cho các thuê bao về thông tin thoại; giảm tin tức báo hiệu, dành tỷ lệ lớn cho tin tức ngƣời dùng; tính bảo mật cao nhờ việc đăng ký thuê bao đƣợc ghi trong Modun nhận dạng thuê bao (Sim card) và sử dụng một mã số để ngăn chặn hoàn toàn nghe trộm ở đƣờng vô tuyến; có khả năng mở rộng dung lƣợng lên 2 đến 3 lần nhờ việc sử dụng lại tần số và kỹ thuật phân chia tế bào; nhờ các kỹ thuật chống lỗi hệ thống GSM ở trong các điều kiện xấu có chất lƣợng tốn hơn hẳn các hệ thống tƣơng tự;…Tuy nhiên công nghệ GMS có nhƣợc điểm là: chuyển mạch kênh không thích ứng đƣợc với tốc độ số liệu cao; sự lãng phí tài nguyên do một lênh luôn ở trạng thái mở ngay cả khi không có lƣu lƣợng đi qua.

Về mặt kỹ thuật công nghệ CDMA có nhiều ƣu điểm nổi bật hơn so với công nghệ GSM nhƣ: dung lƣợng và tốc độ truyền dữ liệu lên đến 153,6 Kb/s, cao gấp nhiều lần so với các mạng thông tin di động khác; cho phép cung cấp dịch vụ thoại và các dịch vụ GTGT khác trên mạng điện thoại di động tế bào; truy cập Internet

nhanh; hạn chế mức thấp nhất việc gián đoạn cuộc gọi; tăng cƣờng chế độ bảo mật thông tin;… Tuy nhiên, hạn chế của di động CDMA là phổ tần số hạn hẹp, thiết bị đầu cuối chƣa đa dạng và tỷ lệ kết nối với các mạng đi trƣớc còn thấp.

Hiện mạng EVN và S – Phone đang phát triển hệ thống mạng công nghệ tiên tiến CDMA 2000 1x – EVDO có khả năng cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng với chất lƣợng tốt nhất cho khách hàng, truy cập Internet không dây tốc độ cao. EVNTelecom đã cung cấp dịch vụ EV-DO tại 03 thành phố lớn: Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, S – Phone cung cấp dịch vụ này tại 5 thành phố: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng và Cần Thơ. Tuy nhiên, về mặt hạ tầng kỹ thuật, EVN có lợi thế hơn so với S – Phone do EVN có thế mạnh sở hữu đƣờng trục tại Việt Nam( bên cạnh VNPT và Viettel), nên EVN có khả năng phủ sóng rộng và có tiềm năng phát huy năng lực của mình. Với trên 40.000 km cáp quang, mạng truyền dẫn của EVNTel đã có mặt tại 64 tỉnh và thành phố trên cả nƣớc. EVNTelecom đang sử dụng hệ thống đƣờng trục Bắc – Nam chạy song song đồng thời trên các tuyến dây tải điện 500kV, 220kV với công nghệ hiện đại và dung lƣợng thiết kế lên đến 400Gbps.

Hiện nay, hầu hết các nhà khai thác di động lớn trên thế giới đều đã chuyển sang sử dụng công nghệ 3G. Đây là dịch vụ di động băng thông rộng thế hệ thứ 3, cho phép truyền tải không dây đồng thời dữ liệu thoại và phi thoại (bao gồm video, Internet di động và thƣơng mại điện tử di động ) với tốc đô ̣ truy câ ̣p ma ̣nh mẽ , cung cấp cho ngƣời sử dụng đi dộng nhiều tiện ích , có thể thực hiện cuộc gọi điện thoại có hình , xem phim hoă ̣c truyền hình trƣ̣c tiếp tƣ̀ điện thoại di đô ̣ng . Không nằm ngoài xu thế đó, mới đây Bộ Thông tin và Truyền thông đã cấp phép cho 4 doanh nghiệp và liên doanh viễn thông di động (gồm Viettel, VinaPhone, MobiFone và liên doanh EVN và HT Mobile) triển khai công nghệ 3G tại Việt Nam. Các nhà mạng cũng đang tích cực chuẩn bị cho việc sớm đƣa vào khai thác công nghệ 3G, trong đó, Viettel cam kết trong 3 năm đầu sẽ chi tới 12.789 tỷ đồng để xây dựng hạ tầng 3G (cao nhất trong tất cả các doanh nghiệp), đứng thứ hai là VNPT (với 9.556 tỷ); Viettel cũng là doanh nghiệp cam kết mức đặt cọc cao nhất (4.500 tỷ) gấp 3 lần số tiền đặt cọc của VNPT và VMS .

Căn cứ trên các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp viễn thông Việt Nam đã phân tích trên, sử dụng phƣơng pháp phân tích ma trận hình ảnh lƣợng hoá so sánh năng lực cạnh tranh của VMS so với 4 đối thủ trên thị trƣờng.

Về mặt nguyên tắc, khi áp dụng phƣơng pháp ma trận hình ảnh cần xây dựng thang điểm và thang đo hợp lý. Đồng thời, trên cơ sở các số liệu điều tra từ nhà quản trị doanh nghiệp, các chuyên gia tƣ vấn, hay tập hợp ý kiến trực tiếp của khách hàng, doanh nghiệp có thể đánh giá khách quan tầm quan trọng của các yếu tố đƣợc đƣa vào ma trận.

Để thực hiện phƣơng pháp này, đề tài đã tiến hành cuộc điều tra “Khảo sát đánh giá của khách hàng về 5 mạng di động VinaPhone, MobiFone, Viettel, S - Phone và EVN” với sự tham gia của 128 khách hàng trên địa chỉ trên mạng Internet:

http://www.sirvina.com/WebSurvey/128898342216870000/55481F.aspx. Căn cứ vào kết quả khảo sát cảm nhận của khách hàng và kết quả đánh giá qua các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh ở phần trên, đề tài thử nghiệm phân tích định lƣợng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp VMS so với 4 đối thủ cạnh tranh bằng phƣơng pháp sử dụng ma trận theo 5 bƣớc sau:

Bƣớc 1: lập danh mục các yếu tố có vai trò quyết định đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong một ngành kinh doanh. Lấy căn cứ vào các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp viễn thông di động phần trên làm các yếu tố đánh giá, hình thành danh mục các yếu tố quyết định đến năng lực cạnh tranh doanh nghiệp viễn thông di động gồm 9 yếu tố sau:

1. Thị phần 2. Doanh thu

3. Sản phẩm, dịch vụ 4. Giá cƣớc

5. Chất lƣợng dịch vụ 6. Kênh phân phối

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của Công ty Thông tin Di động ( VMS ) trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 63)