Những thách thức đối với Công ty

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của Công ty Thông tin Di động ( VMS ) trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 74)

Bên cạnh nhiều cơ hội từ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, mở cửa thị trƣờng viễn thông, cũng phải nhìn nhận rằng kèm theo đó là rất nhiều những nguy cơ xuất phát do toàn cầu hoá và những khó khăn chính từ phía doanh nghiệp, nội tại nền kinh tế trong nƣớc, đặt ra muôn vàn thách thức mà doanh nghiệp viễn thông di động nói chung và công ty VMS phải đối mặt:

- Sức ép về cạnh tranh sẽ ngày càng găy gắt và khốc liệt. Sự tham gia các hiệp ƣớc quốc tế và liên minh kinh tế buộc doanh nghiệp phải tuân theo luật chơi chung và chịu sức ép cạnh tranh rất lớn do sự tham gia đầy đủ hơn của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài thông qua hình thức liên doanh, liên kết, cổ phần hoá. Mặc dù Việt Nam đã gia nhập Tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO) từ cuối năm 2007, song gần 2 năm qua mới chỉ là giai đoạn thăm dò, chuẩn bị đầu tƣ của các doanh nghiệp viễn thông nƣớc ngoài, do vậy thị trƣờng trong nƣớc chƣa chƣa có nhiều biến động. Theo các chuyên gia phân tích, từ 2009 trở đi các doanh nghiệp viễn thông nƣớc ngoài mới thực sự đổ bộ vào Việt Nam theo nhiều hình thức. Ngay trong tháng 7 vừa qua, mạng Beeline của công ty Gtel đã chính thức khai trƣơng dịch vụ tại nƣớc ta đánh dấu bƣớc gia nhập của doanh nghiệp thứ 7 trong thị trƣờng viễn thông di động Việt Nam. Gtel là liên doanh với sự tham gia của hãng viễn thông Vimpelcom nổi tiếng của Nga với số vốn đầu tƣ khá lớn (1 tỷ USD) và trƣớc mắt chỉ tập trung vào khai thác dịch vụ di động - nguồn thu chính của các doanh nghiệp hiện nay. Có thể nói sức nóng cạnh tranh lại càng đè nặng lên vai những nhà quản lý và việc hoạch định chính sách của mọi doanh nghiệp viễn thông.

- Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp viễn thông trong nƣớc còn yếu. Điều này thể hiện rất rõ qua yếu tố về vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý kinh doanh, trình độ đội ngũ cán bộ và năng suất lao động thấp. Trong khi đó, các doanh

nghiệp Việt Nam phải cạnh tranh với những Tập đoàn viễn thông nƣớc ngoài rất lớn, có năng lực tài chính mạnh và nhiều kinh nghiệm kinh doanh quốc tế.

- Thách thức trong điều chỉnh môi trƣờng pháp lý về viễn thông vừa đảm bảo đƣợc các tiêu chí phát triển kinh tế, xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng của Nhà nƣớc ta, vừa phù hợp với yêu cầu của quốc tế. Quá trình này đòi hỏi rất nhiều thời gian thực hiện nhƣng thực tế hiện nay lại là vấn đề hết sức cấp bách cả về thời gian và nguồn lực. Các quy định trong văn bản phụ lục tham chiếu về viễn thông của WTO nhƣ vấn đề bảo vệ cạnh tranh, kết nối, cấp phép dịch vụ phổ cập, sự độc lập của cơ quan quản lý Nhà nƣớc,... là những vấn đề tƣơng đối mới và phức tạp đối với ngành Viễn thông Việt Nam khi đƣa vào luật hoá trong xây dựng Luật Viễn thông.

- Nguy cơ “chảy máu chất xám” của các doanh nghiệp trong nƣớc. Với cơ chế đào tạo, tuyển dụng, đãi ngộ nhƣ hiện nay, các doanh nghiệp viễn thông Nhà nƣớc sẽ khó có thể có và duy trì đƣợc đội ngũ lao động có đủ năng lực để cạnh tranh với các doanh nghiệp nƣớc ngoài.

- Áp lực đổi mới công nghệ viễn thông. Có thể nói, môi trƣờng công nghệ luôn thay đổi theo hƣớng số hoá và toàn cầu hoá viễn thông tạo áp lực cho những doanh nghiệp chậm đổi mới. Nội dung và các ứng dụng mới tạo nên sự khác biệt giữa các nhà cung cấp dịch vụ, xu hƣớng tích hợp đa dịch vụ viễn thông nhƣ dịch vụ thoại, internet băng rộng, truyền hình trên cùng một phƣơng tiện đang là mối đe doạ cho dịch vụ viễn thông truyền thống.

Thực hiện lộ trình mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực viễn thông nhƣ đã cam kết, thị trƣờng viễn thông di động trở lên cạnh tranh ngày càng găy gắt, khốc liệt. Để đảm bảo cho Công ty phát triển kinh doanh bền vững duy trì và phát triển vị thế cạnh tranh trên thị trƣờng thì ngoài những giải pháp đã thực hiện thành công trong thời gian vừa qua, VMS cũng đã vạch ra các kế hoạch và giải pháp phát triển Công ty trong thời gian tới nhƣ sau:

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của Công ty Thông tin Di động ( VMS ) trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)