Tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra kiểm soát L/C theo hướng chặt chẽ và chính xác.

Một phần của tài liệu Giải pháp và kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Nam Hà Nội (Trang 69)

chặt chẽ và chính xác.

Năm 2010, NH ĐT & PT Nam Hà Nội đã chú ý đến việc kiểm tra, kiểm soát thư tín dụng, nhờ sự cẩn trọng trong công tác này mà nhiều lần đã giúp Chi nhánh tránh được các rủi ro trong giao dịch L/C cũng như làm giảm thiểu được hậu quả do các rủi ro này gây nên. Tuy nhiên, hiện công tác này tại Chi nhánh vẫn chưa thực sự đem lại hiệu quả cao, nhiều khi vẫn mang tính hình thức, chưa có được sự kết hợp của tất cả các bộ phận trong Chi nhánh. Đây là một vấn đề có tính quyết định đến hiệu quả của phương thức TDCT, cũng như giảm thiểu các rủi ro trong phương thức này, vì vậy nó cần được Chi nhánh đặc biệt quan tâm, và đưa ra các phương án, đề xuất để hoạt động này đạt được mục đích một các tốt nhất, bằng các giải pháp sau:

 Những giải pháp mang tính chất bao trùm ở trên như: nâng cao nghiệp vụ, năng lực của TTV, đối mới công nghệ và phối hợp các Phòng ban khác với bộ phận TTQT… có tác dụng vô hình tới hoạt động kiểm tra, kiểm soát L/C với mục đích chung nhất làm giảm thiểu rủi ro trong thanh toán L/C và nâng cao chất lượng thanh toán L/C tại Chi nhánh. Bên cạnh đó, ngân hàng cần phải có những phân công công việc riêng đối với từng bộ phận, quản lý rủi ro chung của toàn ngân hàng và bộ phận TTQT để có sự giám sát công việc, phát hiện rủi ro, đánh giá mức độ rủi ro nhằm đưa ra các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn rủi ro đó. Có các biện pháp kích thích tinh thần trách nhiệm như chế độ thưởng phạt để đảm bảo tốt nhiệm vụ được phân công. Hơn nữa phòng Quản trị tín dụng và phòng quan hệ khách hàng trực tiếp tiếp xúc

với khách hàng nên việc truyền đạt thông tin tới bộ phận TTQT cần đảm bảo đầy đủ, chính xác và thông suốt. Đây là nguồn cung cấp thông tin phản hồi từ phía khách hàng để NH ĐT & PT Việt Nam nói chung và Chi nhánh Nam Hà Nội nói riêng có thể hoàn thiện các sản phẩm TTQT phù hợp với UCP600 và các tập quán thương mại. Vì vậy, vai trò trung gian của cán bộ phòng tín dụng và phòng quan hệ khách hàng cần phải được nâng cao và có quy trình cụ thể.

 Tăng cường kiểm soát chéo ngay tại bộ phận TTQT mọi giao dịch từ: kiểm tra hồ sơ, kiểm tra chứng từ, lập điện, lập thông báo lỗi chứng từ… đều phải qua 3 khâu: TTV – Kiểm soát viên - Lãnh đạo phòng để phòng ngừa tối đa rủi ro xảy ra. Đồng thời tăng cường công tác kiểm soát của Phòng quản lý rủi ro và Phòng quản lý tín dụng có thể hàng tuần, hàng tháng, hàng quý, hàng năm về nghiệp vụ thanh toán TDCT. Để nhằm theo dõi và phát hiện ra những rủi ro nghi ngờ có thể phát sinh gây thiệt hại cho Chi nhánh, ảnh hưởng tới uy tín của BIDV và sẽ có biện pháp xử lý kịp thời khi rủi ro xảy ra.

Ngoài ra, Chi nhánh cũng nên đề nghị phòng TTQT Trung Ương cử cán bộ có năng lực xuống kiểm tra định kỳ về hoạt động TTQT, về quy chế thực hiên TTQT, quy định về huy động vốn và sử dụng nguồn ngoại tệ của Chi nhánh để có thể ngăn chặn trước rủi ro và tình huống phức tạp có thể xảy ra.

Một phần của tài liệu Giải pháp và kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Nam Hà Nội (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w