Tình hình hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ tại NH ĐT & PT Nam Hà Nộ

Một phần của tài liệu Giải pháp và kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Nam Hà Nội (Trang 34)

Nghiệp vụ TTQT bắt đầu thực hiện tại Chi nhánh khi chính thức được nâng cấp lên thành Chi nhánh cấp I (Năm 2005). Trong tất cả các phương thức TTQT tại NH ĐT & PT Nam Hà Nội, phương thức tín dụng chứng từ được sử dụng phổ biến và luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị thanh toán XNK của ngân hàng. Các món hàng XNK chủ yếu tập trung vào thanh toán bằng ngoại tệ mạnh, trong đó phần lớn tập trung vào thanh toán bằng USD chiếm 85% giao dịch trở lên.

Bảng 2.1. Doanh số TTQT tại NH ĐT & PT Nam Hà Nội

(Đơn vị: Triệu USD)

Cơ cấu

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Chuyển tiền 22,4 33,6% 11 17,5% 8 16,5% Nhờ thu 5,85 8,8% 2 3,2% 0,5 1,0% TDCT 38,5 57,7% 50 79,4% 40 82,5% Tổng doanh số số TTQT 66,75 100,0% 63 100,0% 48,5 100,0%

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động TTQT các năm 2008 – 2010)

Nhìn vào bảng số liệu và đồ thị ta thấy tổng doanh số thanh toán theo phương thức TDCT có tốc độ tăng trưởng đều từ năm 2008 tới năm và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng doanh số TTQT của Chi nhánh, đến năm 2010 thì chỉ tiêu này có sự giảm sút về quy mô, nhưng tỷ trọng doanh số giao dịch L/C trên tổng doanh số TTQT vẫn tăng lên. Năm 2008, tổng doanh số thanh toán TDCT là 38,5 triệu USD, chiếm 57,7% tổng doanh số TTQT và đến năm 2009, con số này đã tăng lên, chiếm tỷ trọng 79,4% tổng doanh số TTQT (tăng lên tới 50 triệu USD). Tính đến ngày 31/12/2010, tổng kim ngạch thanh toán TDCT chiếm tỷ trọng tới 82,5% (nhưng lại giảm 10 triệu USD so với cùng kỳ năm 2009). Điều này cho ta thấy hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức TDCT đã đi vào xu thế ổn định và có tỷ trọng vượt trội so với các phương thức TTQT khác. Tuy nhiên năm 2010 tổng doanh số của hoạt động này giảm đi, vì vậy Ngân hàng cần quan tâm nhiều hơn đến giao dịch L/C để đạt được kết quả như kế hoạch.

Tại NH ĐT & PT Nam Hà Nội doanh số thanh toán L/C nhập khẩu luôn cao hơn doanh số thanh toán L/C xuất khẩu. Nguyên nhân là do đặc điểm khách hàng của Chi nhánh chủ yếu là những đơn vị sản xuất kinh doanh như: Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển nhập nguyên liệu hóa chất và Công ty

Bao bì Việt Nam nhập máy móc thiết bị… Vì vậy, hoạt động thanh toán TDCT tại NH ĐT & PT Nam Hà Nội chủ yếu phục vụ cho việc mở L/C và thanh toán cho L/C nhập khẩu.

Bảng 2.2. Tỷ trọng doanh số thanh toán L/C tại NH ĐT & PT Nam Hà Nội.

(Đơn vị: triệu USD)

Cơ cấu

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) L/C Nhập khẩu 32,8 85,2% 48 96,0% 38 95,0% L/C Xuất khẩu 5,7 14,8% 2 4,0% 2 5,0% Tổng doanh số số thanh toán L/C 38,5 100,0% 50 100,0% 40 100,0%

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động TTQT các năm 2008 – 2010)

Doanh số thanh toán L/C NK những năm gần đây luôn chiếm tỷ trọng rất lớn, đây là tình trạng chung của các ngân hàng thương mại, do Việt Nam vẫn là nước nhập siêu. Năm 2010, tổng doanh số TTQT theo phương thức TDCT là 40 triệu USD, trong đó thanh toán L/C NK đạt 38 triệu USD chiếm 96% tổng doanh số thanh toán L/C, gấp rất nhiều lần so với thanh toán L/C XK. Trong năm 2009, L/C NK chiếm 96% tổng doanh số thanh toán L/C với doanh số là 48 triệu USD. Mặc dù doanh số thanh toán L/C năm 2010 giảm so với năm 2009, nhưng ngân hàng đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện nghiệp vụ này, đây cũng là động lực để giúp ngân hàng nâng cao chất lượng hoạt động TTQT.

2.2.1.Hoạt động thanh toán L/C nhập khẩu.

GIAO DỊCH 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 Phát Hành L/C Số món 282 418 388 48.2% -7.2% Doanh số

(quy triệu USD) 36,2 50,8 39,7 40,3% -21.8% Thanh

toán L/C

Số món 275 416 386 51.3% -7.2%

Doanh số

(quy triệu USD) 32,8 48 38 46,3% -20.8%

( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động TTQT các năm 2008- 2010)

Đồ thị 1.2. Đồ thị số món L/C NK phát hành và số món L/C NK thanh toán.

Qua bảng số liệu thấy rõ, riêng năm 2009, số món phát hành L/C NK tăng lên đáng kể. Năm 2009, Chi nhánh đã thực hiện mở 416 món L/C (Tăng 141 món so với năm 2008) với doanh số quy USD đạt 48 triệu, tăng 46,3% so với năm 2008. Tuy vậy, nhưng tới năm 2010 thì con số này lại giảm đi, chỉ còn 38 triệu USD, tương ứng giảm 21,8% so với năm 2009. Đây là vấn đề ngân hàng cần chú ý, từ đó thúc đẩy hoạt động TTQT phát triển mạnh hơn trong các năm tiếp theo.

Các loại L/C này chủ yếu phục vụ khách hàng nhập khẩu máy móc (Công ty Bao Bì) và nhập khẩu nguyên vật liệu, hóa chất (Công ty Phân lân Nung chảy Văn Điển). Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, sức cầu hàng hóa từ trong

nước và sức cung hàng hóa từ bên ngoài đều được đáp ứng, đẩy mạnh tỷ lệ hàng hóa nhập khẩu của các doanh nghiệp. Trong giai đoạn phát triển tới, hoạt động thanh toán L/C NK tại Chi nhánh có xu hướng tăng và duy trì ổn định mức doanh thu từ hoạt động này, đóng góp tỷ trọng lớn vào doanh thu của Chi Nhánh.

- L/C được sử dụng phổ biến nhất hiện nay tại NH ĐT & PT Nam Hà Nội là L/C không hủy ngang hoặc L/C không hủy ngang có xác nhận và điều kiện thanh toán các loại L/C này trả ngay hoặc trả chậm. Các loại L/C khác như L/C tuần hoàn, L/C giáp lưng, L/C đối ứng vẫn chưa được áp dụng tại Chi nhánh. Thị trường thanh toán lớn nhất của ngân hàng chủ yếu tập trung tại khu vực Châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan, Singapore… và gần đây bắt đầu mở rộng ra thị trường Châu Âu, Châu Mỹ.

- Mức ký quỹ đối với L/C NK: Tất cả các doanh nghiệp khi mở L/C tại NH ĐT & PT Nam Hà Nội đầu phải thực hiện đảm bảo ký quỹ với tỷ lệ quy định từ 0% - 100% giá trị L/C. Tỷ lệ này cao hay thấp còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: độ tín nhiệm, uy tín của doanh nghiệp mở L/C, khả năng quay vòng vốn của doanh nghiệp, tình hình tài chính lành mạnh, quan hệ tài chính song phẳng, không có nợ quá hạn, không có lãi treo, phương án kinh doanh hiệu quả. Khách hàng truyền thống của ngân hàng như Công ty Bao Bì Việt Nam, Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Điện cơ Thống Nhất, Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển có tỷ lệ ký quỹ của L/C hầu hết các món đều ở mức 0%. Các khách hàng này đều có một hạn mức NK để mở L/C với tổng trị giá bằng hạn mức đó.

Một phần của tài liệu Giải pháp và kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Nam Hà Nội (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w