Đối với các doanh nghiệp XNK.

Một phần của tài liệu Giải pháp và kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Nam Hà Nội (Trang 81)

Thứ nhất, thận trọng lựa chọn bạn hàng nước ngoài.

Ngoài việc thận trọng khi ký kết hợp đồng, các doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ đối tác nước ngoài tránh rủi ro gian lận trong thanh toán TDCT có thể xảy ra gây thiệt hại cho mình. Các doanh nghiệp Việt Nam có thể có nguồn thông tin qua: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Trung tâm Thông tin Tín dụng của NHNN Việt Nam, Bộ Công Thương, Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư… kết hợp với các nguồn khác như báo chí, internet… và các doanh nghiệp có thể nhờ ngân hàng phục vụ mình tìm hiểu đối tác kinh doanh thông qua hệ thống các ngân hàng đại lý ở nước ngoài.

Thứ hai, cần tuân thủ chặt chẽ các quy định cơ bản của hoạt động

thương mại quốc tế để không tạo sơ hở cho đối tác bắt lỗi dù là nhỏ nhất và từ chối thanh toán. Khi thực hiện thanh toán theo phương thức TDCT, doanh nghiệp XNK cần am hiểu thấu đáo việc áp dụng pháp luật và thông lệ quốc tế, cũng như thỏa thuận song phương, đa phương giữa các quốc gia bởi rủi ro có thể xảy ra khi chưa có sự hiểu biết đầy đủ, do không có đủ khả năng hoặc không thể tiên liệu được việc thay đổi của pháp luật và chính sách nước ngoài và chính sách của Việt Nam; hoặc rủi ro liên quan đến việc thi hành phán quyết của trọng tài và tòa án nước ngoài…

Thứ ba, nâng cao trình độ nghiệp vụ ngoại thương và TTQT.

Một trong số nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong hoạt động thanh toán TDCT tại ngân hàng đó là do trình độ nghiệp vụ cũng như kinh nghiệm của doanh nghiệp XNK còn hạn chế. Vì vậy, vấn đề cấp thiết của các doanh nghiệp XNK Việt Nam là phải tổ chức đào tạo cán bộ, nâng cáo trình độ nghiệp vụ ngoại thương, trình độ pháp lý trong thương mại quốc tế. Ngoài ra, doanh nghiệp cần nắm vững nội dụng của UCP và cần phải hiểu rằng hợp

đồng và L/C, chứng từ và hành hóa là độc lập với nhau, cần nâng cáo kỹ thuật kiểm tra bộ chứng từ…

Thứ tư, doanh nghiệp cần tăng cường mối quan hệ với ngân hàng nhằm

tranh thủ được sự tư vấn và ưu đãi từ phía ngân hàng.

Để tránh các rủi ro cho mình, các doanh nghiệp XNK Việt Nam ngoài việc tranh thủ sự hỗ trợ về vốn của ngân hàng, còn phải dựa vào ngân hàng để nắm bắt thông tin, xin tư vấn thêm về các điều khoản TTQT trước khi ký kết hợp đồng ngoại thương. Ngay cả khi tranh chấp xảy ra thì ngân hàng cũng có thể hạn chế tối đa các thiệt hại cho khách hàng Việt Nam nhất là đối với hoạt động thanh toán theo phương thức TDCT.

Thứ năm, khi có tranh chấp phát sinh, biện pháp đầu tiên nên sử dụng

là thương lượng hoặc đàm phán trực tiếp và nên chú ý tới mục tiêu hàng đầu của việc giải quyết tranh chấp là lợi ích kinh tế chứ không phải là việc thắng hay thua. Luôn sử dụng các biện pháp mang tính thiện chí, giữ gìn và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với các đối tác. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần lường trước những bất lợi khi có tranh chấp xảy ra và bị khởi kiện ra nước ngoài. Trong nhiều trường hợp, do khả năng về tài chính và nghiệp vụ có hạn nên phía Việt Nam ít thành công trong các phiên tòa quốc tế. Do vậy, khi được quyền lựa chọn tòa án khi có tranh chấp nên chọn toàn án xét xử trong nước (Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam) để tránh rủi ro.

Ngoài ra, mỗi doanh nghiệp nên thiết lập một phòng ban, bộ phận pháp chế hay sử dụng tư vấn về pháp luật để có thể tránh được các bất đồng hoặc tranh chấp có thể xảy ra trong kinh doanh và TTQT. Và khi soạn thảo hợp đồng ngoại thương, doanh nghiệp cần phải tìm hiểu kỹ thủ tục, cân nhắc kỹ các điều khoản, đặc biệt là điều khoản thanh toán trước khi ký hợp đồng.

Kết luận chương III:

Trong nội dung chương III, em đã nêu rõ nhưng quan điểm của mình, cũng như nhưng kiến nghị và giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động

thanh toán theo phương thức TDCT tại NH ĐT & PT Nam Hà Nội. Tuy nhiên đây cũng chỉ là những điều xuất phát từ những kiến thức và quá trình nghiên cứu của bản thân nên có thể vẫn còn chưa hoàn thiện. Em rất mong được sự sửa chữa và chỉ bảo của thầy cô và các bạn.

KẾT LUẬN

Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế, hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta cũng ngày càng được cải thiện và phát triển. Trước sự phát triển mạnh mẽ và đa dạng của thương mại quốc tế thì rủi ro trong hoạt động TTQT nói chung và thanh toán theo phương thức TDCT nói riêng là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán theo phương thức TDCT và phòng ngừa rủi ro là hết sức cần thiết.

Qua thời gian học tập và nghiên cứu, đặc biệt được tiếp cận hoạt động TTQT theo phương thức TDCT tại NH ĐT& PT Nam Hà Nội em càng nhận thức rõ ràng về vấn đề hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức TDCT nên em đã có những cố gắng để nghiên cứu đề tài này. Với mục đích là hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ. Khóa luận tốt nghiệp đã trình bày những nhiệm vụ sau:

 Thứ nhất, các vấn đề lý luận cơ bản và rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ.

 Thứ hai:

- Giới thiệu về NH ĐT & PT Việt Nam và NH ĐT & PT Nam Hà Nội - Phản ánh tình trạng hoạt động TTQT và thực trạng rủi ro trong thanh toán TDCT tại NH ĐT & PT Nam Hà Nội.

 Thứ ba, khóa luận đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro trong thanh toán TDCT tại NH ĐT & PT Nam Hà Nội.

Do đây là một vấn đề khá phức tạp nên trong bài khóa luận có thể vẫn còn những thiếu sót, em kính mong nhận được sự đóng góp, chỉ bảo của Thầy Cô và các bạn để bài viết đạt kết quả tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn.

Một phần của tài liệu Giải pháp và kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Nam Hà Nội (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w