Hoạt động TTQT tại NH ĐT & PT Nam Hà Nội còn nhiều vướng mắc và thiều sót (Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến rủi ro
trong hoạt động TTQT theo phương thức TDCT)
- Quy trình nghiệp vụ thanh toán TDCT chưa ban hành chính thức áp dụng cho toàn hệ thống ngân hàng. Trong đó quy định rõ về quyền hạn và trách nhiệm của các bộ phận tham gia vào giao dịch L/C, trình từ các bước thực hiện và thời gian hoàn thành… Hiện nay, ngân hàng mới chỉ xây dựng hướng dẫn các bước thực hiện nghiệp vụ một cách sơ sài và khi có phát sinh thì làm công văn bổ sung. Hơn nữa, những quy định về nghiệp vụ L/C còn
nhiều điểm bất hợp lý, không phù hợp với thực tế, hay chưa rõ ràng. Ví dụ: Chỉ quy định khách hàng mua bảo hiểm đối với các điều khoản FOB, FCA,… mà không quy định điều kiện bảo hiểm bắt buộc.
Từ đó dẫn đến việc chấp hành quy định nghiệp vụ thanh toán TDCT tại Chi nhánh còn chưa thực sự nghiêm túc. Như đúng theo quy định trong thanh toán TDCT thì khi thanh toán L/C trả chậm thế chấp lô hàng NK thì hàng hóa phải thuộc sự quản lý của ngân hàng, ngân hàng giữ chìa khóa kho hàng và tiền bán hàng phải nộp vào ngân hàng để quản lý. Nhưng trên thực tế, NH ĐT & PT Nam Hà Nội đã không theo sát quá trình tiêu thụ, hàng hóa lại để trong kho của bên ủy thác nên dễ bị lợi dụng rút ra bán. Khách hàng lợi dụng quay vòng vốn, hoặc do quản lý kém rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán cho ngân hàng như cam kết.
- Quy trình luân chuyển chứng từ giữa Chi nhánh và Hội Sở Chính chưa hợp lý. Vì việc luân chuyển chỉ sử dụng bằng máy fax nên không đảm bảo tính chuyên nghiệp, thời gian, tính bảo mật thông tin. Đôi lúc xảy ra các rủi ro ngoài ý muốn làm mất uy tín và thời gian của Ngân hàng và doanh nghiệp.
- Công tác thẩm định và phân loại khách hàng chưa được coi trọng đúng mức và còn mang nhiều cảm tính. Thực tế hiện nay, việc thẩm định mở L/C tại Ngân hàng còn khá sơ sài, một số trường hợp mang tính chất đối phó. Ngân hàng đặt ra tỷ lệ ký quỹ chưa thực sự dựa trên cơ sở phân tích như: uy tín và năng lực tài chính của nhà NK, hiệu quả kinh tế của lô hàng, phân tích thị trường, rủi ro nội bộ tại trong L/C, khả năng quản lý của doanh nghiệp… mà chủ yếu dựa trên phân tích rủi ro về mặt hồ sơ.
Công tác kiểm tra, kiểm soát kém hiệu quả
Một trong những nguyên nhân chủ quan xuất phát từ phía Ngân hàng chính là do công tác kiểm tra, kiểm soát kém hiệu quả, đặc biệt là vai trò kiểm tra, kiểm soát của Hội Sở Chính đối với Chi nhánh còn mang tính hình thức, không thực sự đem lại hiệu quả nên không phát hiện kịp thời các vi phạm và những nhân tố tiềm ẩn rủi ro. Mặt khác, công tác này tại NH ĐT & PT Nam
Hà Nội chưa được quan tâm đúng mức, thiếu sự kết hợp chặt chẽ và chính xác giữa các phòng ban tham gia giao dịch thanh toán TDCT. Vậy nên, vai trò của công tác này đã bị lu mờ, thậm chí phát hiện sai sót, song không có biện pháp xử lý hữu hiệu.
Công tác đào tạo tại NH ĐT & PT Nam Hà Nội còn chưa được coi trọng đúng mức.
Các hình thức đào tạo đã có tiến bộ nhưng không mang tính chất hệ thống, đặc biệt là công tác đào tạo nghiệp vụ thẩm định, nghiệp vụ TTQT cho nhân viên mới và cán bộ quan hệ khách hàng chưa được chú trọng đúng mức. Với mô hình tác nghiệp hiện nay tại NH ĐT & PT Nam Hà Nội thì vai trò của cán bộ quan hệ khách hàng cũng rất quan trọng. Đây mới là người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng để tư vấn và hướng dẫn khách hàng. Tuy nhiên, nghiệp vụ TTQT của cán bộ quan hệ khách hàng còn kém nên đôi khi tư vấn cho khách hàng không kịp thời và đôi lúc bị sai. Do đó vấn đề đào tạo thường xuyên cho đội ngũ nhân viên này là rất cần thiết.
Các buổi hội thảo nghiệp vụ chưa được tiến hành thường xuyên và hiệu quả vẫn chưa cao nên chưa phát huy được hết năng lực của từng cán bộ, nhân viên. Chưa có chính sách hướng dẫn nghiệp vụ chi tiết nên việc đào tạo mang tính chất truyền miệng, kinh nghiệm.
Công nghệ thông tin lạc hậu chưa đáp ứng được nhu cầu nghiệp vụ.
Hiện nay, tuy NH ĐT & PT Nam Hà Nội đã triển khai hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, nhưng chương trình TTQT trong nội bộ hệ thống vẫn chưa hoàn thiện về việc luân chuyển hồ sơ giữa Chi nhánh với Hội Sở Chính. Việc tích hợp giữa các chương trình còn hạn chế, chưa có chế độ báo lỗi tự động làm cho cán bộ nghiệp vụ phải mất nhiều thời gian để kiểm soát. Mạng truyền tin hay bị tắc nghẽn, tốc độ xử lý kém, đặc biệt vào giờ cao điểm, kéo theo việc lập, truyền tin, hạch toán… bị chậm trễ.
Các thông tin về khách hàng, ngành hàng, ngân hàng,… không được lưu trữ theo hệ thống gây khó khăn cho nhân viên trong việc thực hiện công tác thẩm định khách hàng… Trên mạng SWIFT có nhiều thông tin như: thông tin về lừa đảo, sát nhập, tách ngân hàng…nhưng chưa có bộ phận thu thập và xử lý những thông tin bổ ích này. Điều đó gây trở ngại cũng như không phát hiện được những rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động TTQT theo phương thức TDCT.