2.5.2.1. Từ phía khách hàng.
- Thứ nhất, trình độ nghiệp vụ yếu kém. Đội ngũ nhân viên nghiệp vụ
XNK của các doanh nghiệp Việt Nam phần lớn không được đào tạo về nghiệp vụ ngoại thương, làm việc theo cảm tính. Trình độ ngoại ngữ của Lãnh đạo yếu kém, không đủ khả năng đàm phán ký kết hợp đồng trực tiếp với nước ngoài. Cán bộ còn ít hiểu biết về tập quán quốc tế, kinh nghiệm trong kinh doanh quốc tế còn yếu kém nên phần lớn doanh nghiệp XNK Việt Nam để doanh nghiệp nước ngoài soạn thảo hợp đồng khi ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương, sau đó đọc qua và ký mà không có sự tham khảo ý kiến của tư vấn luật sư. Do vậy nhiều khi doanh nghiệp Việt Nam ký kết hợp đồng với những điều khoản bất lợi khi thực hiện cho mình.
- Thứ hai, trình độ yếu kém trong khâu quản lý, điều hành nguồn vốn, điều
hành sản xuất, việc điều hành luồng tiền kém hiệu quả, làm cho doanh nghiệp không thể trả nợ khi đến hạn thanh toán dẫn đến sự bội ước, phá vỡ cam kết với ngân hàng.
- Thứ ba, tình trạng thiếu thông tin và thiếu mối quan hệ với đối tác nước ngoài làm cho doanh nghiệp Việt Nam không có nhiều cơ hội để lựa chọn đối tác tốt, có tín nhiệm trên thị trường quốc tế.
Ngoài ra, việc một số doanh nghiệp Việt Nam còn thiếu trung thực, không giữ chữ tín trong kinh doanh và nhiều khi bỏ qua sự hỗ trợ của Ngân hàng trong quá trình thực hiện giao dịch thanh toán TDCT tại Chi nhánh.
- Môi trường pháp lý cho hoạt động thanh toán TDCT chưa hoàn thiện. Hiện nay, chúng ta mới chỉ quy định cho phép áp dụng tập quán quốc tế với điều kiện tập quán đó không trái với pháp luật Việt Nam và không làm tổn hại tới lợi ích của các bên phía Việt Nam. Chưa ban hành cụ thể các văn bản dưới luật quy định rõ ràng, cụ thể quyền hạn, trách nhiệm và lợi ích của các bên tham gia. Khi tranh chấp xảy ra, trọng tài quốc tế có thể phán quyết đối với quan hệ hai bên mua bán mà không hề đề cập đến quan hệ chi trả giữa các ngân hàng. Đôi khi gây tổn thất cho ngân hàng.
- Chính sách thương mại chưa ổn định gây khó khăn cho ngân hàng cũng như các doanh nghiệp XNK khi tham gia thanh toán TDCT. Ví dụ như các mặt hàng tháng trước cho XK, tháng sau lại hạn chế hoặc những mặt hàng cho NK rồi lại cấm khiến nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan, có khi không đáp ứng được theo đúng yêu cầu của đối tác nước ngoài.
- Biểu thuế thường xuyên thay đổi gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc tính toán hiệu quả sản xuất kinh doanh, lợi nhuận bị thay đổi khi biểu thuế điều chỉnh. Thường gây ra những ảnh hưởng xấu tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khiến việc thanh toán L/C khi đến hạn không thực hiện được cho ngân hàng.
- Thủ tục hành chính trong quản lý XNK còn rườm rà, mất nhiều thời gian, gây nhiều phiền toái thậm chí còn làm lỡ nhiều cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp và Chi nhánh.
2.5.2.3. Một số nguyên nhân khác:
- Thị trường hối đoái: Ở Việt Nam, thị trường ngoại hối phát triển chua mạnh. Hiện nay, hoạt động của thị trường này còn kém sôi động, nghiệp vụ còn đơn giản, chủ yếu là mua ngay, các nghiệp vụ như: hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng giao sau, hợp đồng quyền chọn,… là những công cụ chủ yếu để hạn chế rủi ro về tỷ giá cho doanh nghiệp và ngân hàng thương mại lại chưa được phát triển.
- Thông tin tín dụng không đầy đủ: Hiện nay công tác xây dựng và cung cấp thông tin phục vụ các hoạt động của ngân hàng chưa được quan tâm đúng mức. Trung tâm công nghệ thông tin (CIC) của NHNN cung cấp thông tin thiếu cập nhật, thiếu đầy đủ và thiếu chính xác. Cùng với sự phối kết hợp giữa các ngân hàng thương mại còn hạn chế trong việc cung cấp thông tin, do vậy tạo kẽ hở cho khách hàng lợi dụng để xin bảo lãnh và vay vốn ở nhiều nơi.
Kết luận chương II:
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Nam Hà Nội là một trong những chi nhánh có hoạt động TTQT theo phương thức TDCT phát triển mạnh trong toàn bộ hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Chương II của khóa luận nhằm mục đích nêu được về thực trạng hoạt động của NH ĐT & PT Nam Hà Nội nói chung và hoạt động TTQT theo phương thức TDCT nói riêng. Đặc biệt là các rủi ro mà NH ĐT & PT Nam Hà Nội gặp phải trong quá trình thực hiện thanh toán theo phương thức TDCT. Để từ đó đưa ra những giải pháp và kiến nghị của chương III sau đây.
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP & KIẾN NGHỊ NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ
& PHÁT TRIỂN NAM HÀ NỘI 3.1. Phương hướng mục tiêu NH ĐT & PT Nam Hà Nội.