Đối với nhà nước và các Bộ ngành liên quan.

Một phần của tài liệu Giải pháp và kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Nam Hà Nội (Trang 75)

Thứ nhất, cần tạo hành lang pháp lý đồng bộ cho hoạt động

Một trong số những nguyên nhân dẫn đến rủi ro pháp lý trong giao dịch TDCT là sự thiếu vắng các văn bản pháp luật điều chỉnh quan hệ giữa các bên trong quy trình thanh toán. Hiện nay, chúng ta mới chỉ có quy định cho phép áp dụng tập quán quốc tế với điều kiện tập quán đó không trái với pháp luật Việt Nam và không làm tổn hại tới lợi ích của cá bên phía Việt Nam. Khi có tranh chấp xảy ra, Trọng tài quốc tế có thể phán quyết đối với quan hệ hai bên mua bán mà không đề cập đến quan hệ chi trả giữa các ngân hàng. Như vậy chỉ áp dụng UCP 600 (ICC) vào giao dịch TDCT là chưa đủ với các ngân hàng tại ngân hàng Việt Nam khi có tranh chấp xảy ra. Vì UCP, Incoterms… chỉ là Thông lệ và tập quán quốc tế (chưa phải là luật quốc tế). Hầu hết các nước đã dựa vào tính chất này để xây dựng luật quốc gia để điều chính giao dịch L/C. Điều đó đòi hỏi hệ thống pháp luật Việt Nam phải được cải tiến để có thể giải quyết công minh các tranh chấp, bảo vệ quyền lợi không chỉ của doanh nghiệp XNK trong nước mà còn cho cả hệ thống ngân hàng. Khi có một hệ thống pháp luật rõ ràng và chặt chẽ để điều hành hoạt động TTQT sẽ giúp giải quyết tốt các tranh chấp, khi bảo vệ quyền lợi và hạn chế rủi ro xung đột pháp luật cho các doanh nghiệp và ngân hàng. Bằng cách ban hành các văn bản dưới luật (pháp lệnh, nghị định) quy định rõ ràng, cụ thể quyền hạn, trách nhiệm và lợi ích các bên tham gia để có thể xử lý các trường hợp khi gặp tranh chấp, xung đột về luật pháp giữa các quy tắc quốc tế (URC - nhờ thu, UCP - TDCT) và luật pháp quốc gia trong hoạt động TTQT đặc biệt là phương thức TDCT. Việc này cần phải có sự tham gia của nhiều Bộ ngành liên quan như Bộ Công Thương, Tổng Cục Hải Quan… nhằm tạo sự nhất quán trong việc ban hành và áp dụng các điều luật đó sau này.

Chính phủ cần ban hành văn bản liên ngành nhằm phối hợp chặt chẽ hoạt động của ngân hàng với hoạt động của các Bộ ban ngành liên quan. Trong nghiệp vụ TDCT, các ngân hàng Việt Nam đã phải vận dụng các thông lệ quốc tế cả trong lĩnh vực bảo hiểm, vận tải,… nhằm bảo vệ quyền lợi chính

đáng cho mình. Tuy nhiên, các biện pháp tự bảo vệ này có hiệu quả hay không phụ thuộc vào quy định của pháp luật Việt Nam. Ví dụ như, theo thông lệ quốc tế, khi vận đơn lập theo lệnh của ngân hàng, nếu khách hàng không có khả năng thanh toán L/C thì ngân hàng có quyền nhận hàng theo đơn. Nhưng trên thực tế, ở Việt Nam, việc ngân hàng nhận hàng hóa theo đơn rất khó khăn vì theo quy định của Hải quan, ngân hàng không có giấy phép NK, không phải người mua nên không nhận được hàng.

Ngoài ra, giao dịch giữa khách hàng và ngân hàng trong quan hệ TDCT cũng cần có quy định cụ thể để tạo sự thống nhất về pháp lý, góp phần giảm thiểu rủi ro trong quan hệ thanh toán giữa khách hàng và ngân hàng. Thực tế cho thấy hiện nay, hầu hết khách hàng đến ngân hàng yêu cầu mở L/C chỉ thông qua các loại giấy tờ như: Đơn yêu cầu mở L/C, giấy cam kết thanh toán, đơn xin bảo lãnh nhận hàng và ký hậu vận đơn, thông báo L/C… Nhà nước cần quy định cụ thể tính chất pháp lý của các chứng từ này và ràng buộc trách nhiệm giữa hai bên, trách gây khó khăn cho tòa án khi xét xử.

Bên cạnh đó, Chính phủ cần ban hành những văn bản quy định trách nhiệm kiểm tra các chứng từ khi doanh nghiệp xin mở L/C. Hiện nay, trong phương thức TDCT, các ngân hàng thương mại không được hướng dẫn cụ thể về việc kiểm tra giấy phép NK hợp lệ của khách hàng khi phát hành L/C, dẫn đến việc chấp hành quy định này ở mỗi ngân hàng một khác. Khách hàng có thể lợi dụng một giấy phép hay một hạn ngạch để mở L/C ở nhiều ngân hàng khác nhau, nhằm mục đích thiếu trung thực trong kinh doanh. Vì vậy, cần thiết phải kiểm tra các giấy phép, hợp đồng ngoại thương của doanh nghiệp khi mở L/C và quy định rõ trách nhiệm của ngân hàng, của doanh nghiệp trong việc mở L/C.

Thứ hai, hoàn thiện chính sách thương mại nhằm tạo thuận lợi

- Về thể chế và thủ tục: Phải có những quy chế bắt buộc với điều kiện về tài chính, về trình độ cán bộ, phương hướng phát triển kinh doanh… thì mới cấp giấy phép XNK trực tiếp, không nên cấp ồ ạt, tránh những rủi ro do trình độ thiếu hiểu biết của người làm công tác XNK. Chủ trương cấp quota XNK có thể tạo lợi thế cho doanh nghiệp này mà gây ra bất lợi cho doanh nghiệp khách làm mất cân đối giữa cung và cầu khiến nhiều loại vật tư, vật liệu như: thép, xi măng, đường,… tồn đọng gây tổn hại cho nền kinh tế và khó khăn cho doanh nghiệp.Tình trạng NK tràn lan các mặt hàng tiêu dùng đã làm cho sản xuất và tiêu dùng trong nước bị đình trệ, nhiều doanh nghiệp thua lỗ.

- Về thuế XNK: Nhà nước cần ban hành luật thuế XNK phù hợp. Biểu thuế của nhà nước luôn thay đổi làm cho các đơn vị XNK không chủ động trước các diễn biến trong tương lai. Mỗi khi sửa đổi luật thuế XNK, nhà nước ta mới chỉ quy định ngày hiệu lực của luật mà không quy định biểu thuế ưu đãi đối với hợp đồng đã ký trước ngày thực hiện luật thuế đó. Điều này gây khó khăn cho doanh nghiệp kinh doanh XNK.

Một phần của tài liệu Giải pháp và kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Nam Hà Nội (Trang 75)