Hoàn thiện quy trình nghiệp vụ thanh toán TDCT.

Một phần của tài liệu Giải pháp và kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Nam Hà Nội (Trang 66)

Một trong số tồn tại của quá trình giao dịch thanh toán TDCT tại NH ĐT & PT Nam Hà Nội đó là thời gian thanh toán chưa nhanh, sự phối hợp giữa các phòng ban chưa cao. Ảnh hưởng không nhỏ tới cơ hội kinh doanh của ngân hàng và khách hàng. Để giải quyết một cách triệt để thì biện pháp hữu hiệu đó là chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ thanh toán TDCT sao cho thật hợp lý phát huy được khả năng thanh toán của Chi nhánh.

3.2.1.1. Đối với L/C NK

Vì L/C NK chiếm tỷ trọng lớn trong phương thức TDCT, nên để hạn chế được rủi ro thì NH ĐT & PT Nam Hà Nội cần thực hiện các biện pháp sau:

Công tác thẩm định khách hàng cần được chú ý và tăng cường

hơn, trước khi đồng ý mở L/C theo yêu cầu của doanh nghiệp NK. Thực hiện tốt công tác này sẽ giúp Ngân hàng tránh được những rủi ro xảy ra khi khách hàng không có khả năng thanh toán L/C NK cho ngân hàng… Với vai trò là NHPH L/C thì NH ĐT & PT Nam Hà Nội cần coi đây là một biện pháp quan trọng mang lại hiệu quả cao nhất trong công tác phòng ngừa rủi ro theo phương thức TDCT. Trong công tác thẩm định, ngân hàng không chỉ tiến hành phân tích một cách kỹ lưỡng năng lực tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh của khách hàng cũng như phương án kinh doanh, tính khả thi của lô

hàng NK như giá cả , khả năng tiêu thụ lô hàng… mà còn phải đặc biệt quan tâm tới tư cách, uy tín, khả năng quản lý của khách hàng mở L/C cũng như đối tác nước ngoài của khách hàng.

Định mức ký quỹ hợp lý và thực hiện nghiêm túc các biện pháp

bảo đảm tiền vay, quản lý tài sản thế chấp, quản lý tiền bán hàng nhằm phòng ngừa rủi ro tỷ giá và rủi ro khách hàng không có khả năng thanh toán L/C cho ngân hàng. Tuy nhiên, đây cũng là một vấn đề đặt ra đối với ngân hàng làm sao mức ký quỹ hợp lý, vừa không gây khó khăn cho khách hàng vừa đảm bảo tính an toàn cho ngân hàng. Công tác thực hiện tốt giúp ngân hàng tránh được rủi ro khách hàng không thanh toán tiền hàng vì lý do chủ quan hay khách quan. Nhưng đây là vấn đề ngân hàng phải cân nhắc trong chiến lược canh tranh của ngân hàng trên thị trường. Những yếu tố quyết định tới mức ký quỹ đối với khách hàng gồm:

- Uy tín và năng lực tài chính của Nhà NK: Đây là yếu tố quan trọng nhất đối với ngân hàng khi xác định mức ký quỹ. Nếu nhà NK là doanh nghiệp lớn, đã có quan hệ lâu dài với ngân hàng, có uy tín trong thanh toán thì Chi nhánh có thể để doanh nghiệp đó vay 100% giá L/C hoặc ký quỹ với tỉ lệ thấp. Ngược lại, với những khách hàng mới đến giao dịch lần đầu hoặc Chi nhánh chưa có những thông tin chính xác về khách hàng thì ngân hàng có thể yêu cầu tỷ lệ ký quỹ lên đến 100% giá trị thanh toán hoặc yêu cầu phải có tài sản đảm bảo hoặc người bảo lãnh, trường hợp có người bảo lãnh thì cần phải xem xét mức độ uy tín của người bảo lãnh để định mức và đồng thời cũng có những ký kết cụ thể với người bảo lãnh.

- Hiệu quả kinh tế của lô hàng: Định mức ký quỹ phải cao hơn hoặc bằng tỷ suất lợi nhuận mà lô hàng mang lại. Khi nhà nhập khẩu thế chấp bằng cả lô thàng trong trường hợp khách hàng không có khả năng thanh toán cho ngân hàng mở thì lúc đó ngân hàng có quyền định đoạt lô hàng đó. Giá trị chuyển nhượng lô hàng luôn nhỏ hơn giá trị của chúng khi nhập về và ngân hàng sẽ

thực hiện việc phát mại lộ hàng để chi trả số tiền đã thanh toán cho ngân hàng nước ngoài.

 Ngân hàng cần liên tục có những hoạt động cũng như các phương án hiệu quả để phát triển công tác bảo lãnh L/C trả chậm, thực hiện đúng hướng dẫn trong quy chế. Quy định chỉ phát hành bảo lãnh nhận hàng các khách hàng loại A để phòng ngừa rủi ro lừa đảo. Ví dụ như NH ĐT & PT Nam Hà Nội sẽ ký phát hành bảo lãnh khi khách hàng nộp đủ 100% trị giá hóa đơn do khách hàng xuất trình. Điều này rất dễ bị khách hàng lợi dụng thông đồng với người XK để đòi tiền cao hơn so với tiền đã nộp cho ngân hàng.

 Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát L/C trả chậm, quản lý tiền hàng thu được để đảm bảo khả năng thanh toán của khách hàng khi đến hạn.

 Quy định khách hàng phải mua bảo hiểm loại cao nhất “điều kiện A” cho người thụ hưởng với các hợp đồng theo điều kiện cơ sở giao hàng mà người XK không có nghĩa vụ cung cấp bảo hiểm hàng hóa (FCA, FOB, CFA, …) khi mở L/C tại ngân hàng .

3.2.1.2. Đối với L/C XK:

Tại NH ĐT & PT Nam Hà Nội , tỷ trọng L/C XK trong số thanh toán L/C thấp hơn nhiều so với L/C NK. Vì vậy, ngân hàng vừa phát triển nghiệp vụ này vừa phải có những biện pháp hạn chế rủi ro có thể xảy ra trong giao dịch. Với số giải pháp sau:

 Quy trình thanh toán L/C XK cần thực hiện nghiêm ngặt bằng cách kiểm tra sai sót của L/C, thông báo kịp thời cho người mở L/C đồng thời tư vấn người mở L/C sửa chữa sai sót, hoặc từ chối chấp nhận L/C để tránh các rủi ro có thể xảy ra.

 Để tránh trường hợp có thể gây rủi ro cho ngân hàng: Người NK mất khả năng thanh toán do nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân chính trị, ngân hàng nên nghiên cứu kỹ tình hình chính trị của nước NK để có thể quyết định cho vay ứng trước bộ chứng từ của nhà NK.

 Bên cạnh đó, ngân hàng cần xem xét các yếu tố như khả năng trả nợ của nhà XK. Trong trường hợp, bộ chứng từ không được thanh toán khi ngân hàng cho nhà NK chiết khấu bộ chứng từ, các điều khoản dễ gây tranh chấp và bất lợi cho ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng cần xem xét kỹ lưỡng điều này để tránh rủi ro cho ngân hàng khi cho vay ứng trước.

Một phần của tài liệu Giải pháp và kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Nam Hà Nội (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w