Rủi ro trong thanh toán L/C hàng nhập khẩu

Một phần của tài liệu Giải pháp và kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Nam Hà Nội (Trang 40)

2.3.1.1. Rủi ro xuất phát từ phía Ngân hàng

Các khâu trong giao dịch L/C NK tại NHĐT & PT Nam Hà Nội đã xuất hiện một số rủi ro về nghiệp vụ đó là:

Rủi ro trong khâu biên soạn điện mở, sửa đổi, thanh toán L/C.

Đây là khâu quan trọng bởi sau khi phát hành L/C thì NHPH phải cam kết việc thanh toán cho một bộ chứng từ xuất trình phù hợp. Vì vậy, chỉ cần một sai sót nhỏ cũng dẫn tới rủi ro cho ngân hàng. Các lỗi cụ thể như:

- TTV đánh sai lỗi chính tả phần mô tả hàng hóa trong L/C hay liệt kê thiếu chứng từ yêu cầu xuất trình, gây tốn kém chi phí sửa đổi và làm giảm uy tín của Ngân hàng.

- TTV khi làm điện thanh toán ghi sai ngày giá trị hiệu lực 1 năm sau và đã phải điện sửa đổi nhưng bị chậm thanh toán 1 ngày và bị phạt 150 USD vào tháng 3 năm 2008. Hay trường hợp TTV đánh sai số tiền là 18.345 USD thay vì 18.354 USD và phải điện lại làm bổ sung số tiền còn thiếu.

Rủi ro trong khâu kiểm tra chứng từ, thông báo sai sót:

- Chậm trễ trong việc kiểm tra bộ chứng từ: Thời điểm chuyển giao giữa UCP 600 và UCP 500 cũng là thời điểm xảy ra nhiều lỗi trong khâu chuyển

giao chứng từ nhất. Đặc biệt là sự nhầm lẫn về thời gian quy định cho ngân hàng kiểm tra chứng từ chỉ còn 5 ngày làm việc thay vì 7 ngày làm việc ngân hàng của UCP 500. Do đó, trường hợp TTV vù quen với nếp làm việc 7 ngày nên đã quên không thanh toán bộ chứng từ hoàn hảo trong 5 ngày làm việc cho phép và bị ngân hàng nước ngoài phạt lãi trả chậm.

- Bắt lỗi không chính xác: thực tế tại NHĐT & PT Nam Hà Nội đã xảy ra trường hợp khách hàng chấp nhận bộ chứng từ, NH ĐT & PT Nam Hà Nội đã thanh toán nhưng do bắt lỗi không chính xác nên nhiều nhân viên đã trừ phí lỗi và ngân hàng chiết khấu đã đòi lại tiền phí lỗi. Do vậy, ngân hàng đã phải chuyển trả lại tiền phí lỗi cho ngân hàng chiết khấu gây ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng.

2.3.1.2. Rủi ro xuất phát từ phía doanh nghiệp nhập khẩu

Rủi ro về đạo đức:

- Do doanh nghiệp NK đã vi phạm cam kết với ngân hàng, không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình theo quy định.

NH ĐT & PT Nam Hà Nội cũng đã chịu nhiều thiệt hại trong việc mở L/C NK trả chậm, các doanh nghiệp sau khi nhận hàng, kinh doanh không hiệu quả, mất khả năng thanh toán hoặc đang trong vòng tố tụng, nên đến hạn không thể trả tiền cho ngân hàng. Nhiều trường hợp ngân hàng đứng ra trả tiền thay cho khách hàng để bảo vệ uy tín và tuân thủ thông lệ quốc tế. (Theo điều 7 UCP 600, thì NHPH phải có trách nhiệm thanh toán tiền cho người thụ hưởng ngay cả khi người mua mất khả năng thanh toán, hoặc phá sản do kinh doanh thua lỗ). Do đó, rủi ro mất vốn của ngân hàng là rất cao vì khả năng thu hồi tiền là rất mong manh.

Ngoài ra rủi ro mà ngân hàng gặp phải đó là sự bội ước của doanh nghiệp, không thực hiện đúng cam kết với ngân hàng. Trường hợp ngân hàng phát hành thư bảo lãnh nhận hàng do hàng về trước bộ chứng từ, đồng thời cam kết thanh toán tiền hàng và không khiếu nại gì về bộ chứng từ có sai sót, ủy

quyền cho ngân hàng tự động ghi nợ vào tài khoản của khách hàng. Nguyên nhân khách quan dẫn đến sự bội ước này là do: sự biến động của thị trường tiêu thụ trong nước nằm ngoài dự đoán của doanh nghiệp vì vậy khi nhập hàng về không tiêu thụ được làm doanh nghiệp bị thua lỗ, không có khả năng thanh toán cho ngân hàng. Thực tế cho thấy, nhiều NHTM khác cũng gặp rủi ro này, gây thiệt hại đáng kể cho mình.

Tình huống 1: Sự bội ước của doanh nghiệp XNK

Điển hình là trường hợp của công ty XNK Bảo Tuấn, mở L/C tại NH ĐT & PT Nam Hà Nội để nhập khẩu ti vi. Người hưởng lợi là công ty Chimie của Đức, phương thức thanh toán là thư tín dụng không hủy ngang, trả sau. Hợp đồng được ký ngày 18/3/2009, với tổng giá trị lô hàng là 28.068 USD. Ngày 18/04/2009, công ty Chimie thông báo cho công ty Bảo Tuấn hàng đã xếp lên tàu, vận đơn lập ngày 17/03/2009, dự kiến ngày khởi hành là 18/04/2009 và ngày hàng tới cảng Hải Phòng là ngày 29/04/2009.

Nhưng ngày 22/04/2009, hàng đã đến cảng Hải Phòng, mà NH ĐT & PT Nam Hà Nội chưa nhận được bộ chứng từ. Khi nhận được giấy báo hàng về của công ty vận chuyển hàng hải ở Hải Phòng, Công ty Bảo Tuấn đã đến NH ĐT & PT Nam Hà Nội yêu cầu phát hành thư bảo lãnh nhận hàng và cam kết thanh toán tiền hàng mà không khiếu nại gì về bộ chứng từ có sai sót, ủy quyền cho ngân hàng tự động ghi nợ vào tài khoản của Công ty mình.

Ngày 28/04/2009 bộ chứng từ về đến NH ĐT & PT Nam Hà Nội, sau khi kiểm tra, ngân hàng đã phát hiện bộ chứng từ có lỗi và đã gửi thông báo cho Công ty Bảo Tuấn về tình trạng bộ chứng từ, yêu cầu công ty thực hiện cam kết, nhưng công ty đã từ chối thanh toán với lý do bộ chứng từ có lỗi. Mặt khác, vào thời điểm đó nhu cầu thị trường thay đổi, người tiêu dùng thích sử dụng ti vi LCD với giá cả hợp lý và chất lượng tốt. Do vậy, các loại ti vi mà công ty vừa nhập không những giá đã giảm mạnh mà còn không tiêu thụ được. Việc này làm cho hoạt động kinh doanh của công ty bị thua lỗ nặng nề,

và không có khả năng thanh toán tiền cho ngân hàng. Phía NH ĐT & PT Nam Hà Nội, yêu cầu ngân hàng bên Đức lập lại bộ chứng từ cho đúng và yêu cầu Công ty Bảo Tuấn thực hiện cam kết, nhưng công ty vẫn cố tình trì hoãn thực hiện thanh toán. Theo quy định trong L/C thì NH ĐT & PT Nam Hà Nội vẫn phải thanh toán cho phía ngân hàng Đức sau khi nhận được bộ chứng từ hoàn hảo. Vụ việc này cũng gây thiệt hại lớn cho NH ĐT & PT Nam Hà Nội.

( Nguồn: Phòng quản lý rủi ro) Nhận xét tình huống: Như vậy công ty Bảo Tuấn chỉ quan tâm tới lợi ích

của mình không giữ chữ tín trong quan hệ kinh doanh lâu dài. Công ty tìm mọi cách để từ chối thanh toán mặc dù bộ chứng từ hợp lệ sau khi sửa đổi. Điều này đã đẩy ngân hàng vào tình thế tiến thoái lưỡng nan. Nếu không thanh toán cho người hưởng lợi, ngân hàng sẽ làm mất uy tín của mình trên trường quốc tế. L/C mở ra có thể bị từ chối hay bị người hưởng lợi yêu cầu xác nhận làm phát sinh chi phí cao và dẫn đến mất những khách hàng truyền thống, có uy tín. Ngược lại ngân hàng thanh toán cho người hưởng lợi thì ngân hàng phải dùng tiền của mình để trả thay và việc đòi tiền cũng khó khăn. Vậy nên,việc đánh giá khách quan về mặt đạo đức kinh doanh của khách hàng yêu cầu mở L/C là rất quan trọng.

- Lợi dụng NHPH còn thiếu kinh nghiệm thiếu khách hàng để lừa đảo về hàng hóa, về chứng từ giả mạo. Trường hợp: năm 2008, NH ĐT & PT Nam Hà Nội tiếp nhận hồ sơ xin mở L/C yêu cầu mức kí quỹ thấp (10%). Khi xem xét hợp đồng thì TTV nhận thấy chữ kí của người xuất khẩu đã được cắt dán và photocopy . Người nhập khẩu giải thích đó là chữ kí qua fax . Thấy giao dịch có nghi ngờ, Chi nhánh đã tiến hành điều tra thì kết quả cho thấy , đây là một công ty ma, số điện thoại và số fax trên hợp đồng là không có thực. NH ĐT & PT Nam Hà Nội đã từ chối mở L/C. Qua tình huống trên, Chi nhánh cũng như các Chi nhánh khác của NH ĐT & PT Việt Nam phải hết sức cảnh giác để tránh mở L/C cho các công ty ma.

Rủi ro về nghiệp vụ

Mặc dù NH ĐT & PT Nam Hà Nội chỉ đóng vai trò là NH PT, thực hiện kiểm tra bộ chứng từ được phía nước ngoài gửi đến. Vì bộ chứng từ đã được phía nước ngoài kiểm tra nên tỉ lệ bộ chứng từ có lỗi khi đến Ngân Hàng là ít hơn hẳn so với thanh toán TDCT hàng xuất. Tuy nhiên, vẫn khó tránh khỏi một số rủi ro về số lượng chứng từ và mâu thuẫn giữa các chứng từ. Dưới đây là một số lỗi về bộ chứng từ xuất trình mà NH ĐT & PT Nam Hà Nội thường gặp trong thanh toán hàng nhập khẩu:

- Bộ chứng từ được xuất trình muộn: trường hợp L/C quy định ngày hết hạn sử dụng mà không quy định ngày hết hạn hiệu lực mà không quy định ngày xuất trình chứng từ, thì thời hạn xuất trình chứng từ phải nằm trong thời hạn hiệu lực của L/C nhưng không được muộn hơn 21 ngày sau ngày giao hàng. Tuy nhiên khách hàng lại xuất trình bộ chứng từ quá muộn đến Ngân hàng.

- L/C yêu cầu người bán phải xuất trình 3 vận đơn gốc (Bill of Lading) và 2 bản chứng nhận xuất xứ hàng hóa(Certificate of Original) nhưng Ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu chỉ tới mỗi loại một bản.

- Chứng từ bảo hiểm chỉ gửi có một bản là “original” còn lại là bản “copy” nhưng trong bộ chứng từ gửi lại có hai bản đều thể hiện là “original” trên bề mặt.

Tuy nhiên những sai sót về mặt số lượng cũng không nhiều và cũng không quá nghiêm trọng. Điều cần chú ý ở đây là thanh toán viên phải kiểm tra được sự phù hợp về nội dung của các chứng từ được yêu cầu xuất trình với L/C.

Một phần của tài liệu Giải pháp và kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Nam Hà Nội (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w