Kết quả kinh doanh của NHĐT & PT Nam Hà Nộ

Một phần của tài liệu Giải pháp và kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Nam Hà Nội (Trang 30)

2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn

Tổng nguồn vốn huy động tại NH ĐT & PT Nam Hà Nội liên tục tăng qua các năm. Đây là hoạt động đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Đặc biệt, quy mô huy động vốn năm 2010 có sự tăng trưởng đáng kể so với thời điểm cuối năm 2008. Đây là xu hướng thể hiện sự mở rộng và phát triển về quy mô hoạt động của ngân hàng. Tính đến 31/12/2010, tổng nguồn vốn huy động là 3450 tỷ đồng, tăng 890 tỷ đồng, tương ứng 34,8% so với năm 2009.

Bảng 1.1. Tình hình huy động vốn tại NH ĐT & PT Nam Hà Nội.

(Đơn vị: tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Số tiền Số tiền Mức Tăng % tăng Số tiền Mức Tăng % tăng Tổng NV 2038 2560 522 25,6% 3450 890 34,8% - TCKT 908 1300 392 43,2% 1770 470 36,2% - Dân Cư 1130 1260 130 11,5% 1680 420 33,3%

( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh các năm 2008 – 2010)

Về cơ cấu nguồn vốn tính đến ngày 31/12/2010:

- Tiền gửi của các tổ chức kinh tế (TCKT): Đạt 1770, tăng 36,2%, tương ứng với mức tăng là 470 tỷ đồng so với năm 2009 và chiếm tỷ trọng 51,3% trong tổng nguồn vốn huy động. Đây là nguồn vốn có chi phí huy động thấp, góp phần tiết kiệm chi phí huy động vốn cho ngân hàng.

- Nguồn vốn huy động từ dân cư đạt 1680 tỷ đồng, tăng 420 tỷ đồng so với năm 2009, tương ứng với tốc độ tăng là 33,3%, là nguồn vốn có thời hạn cố định.

Trong năm 2010, ngân hàng tiếp cận thêm được nhiều khách hàng là các tổ chức kinh tế. Trong đó tiền gửi chủ yếu tập trung vào một số tổ chức lớn

như bảo hiểm, công ty mua bán nợ và một số doanh nghiệp có nguồn vốn dồi dào. Như công ty Tasco, công ty phân lân nung chảy Văn Điển và Tổng công ty Lâm nghiệp… Bên cạnh đó, ngân hàng đã kết hợp nhiều hình thức huy động vốn linh hoạt, từ việc trực tiếp huy động vốn từ các phòng giao dịch đến việc tổ chức huy động vốn tại địa bàn dân cư, huy động vốn từ các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính…

Huy động vốn bằng VNĐ chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn (chiếm 90% tổng vốn huy động), trong đó, huy động trung dài hạn chiếm tỷ trong 27% trong tổng nguồn vốn, và tăng 22% so với năm 2009.

Tuy nhiên, mạng lưới huy động của ngân hàng còn mỏng, hiện ngoài trụ sở chính, Chi nhánh có 3 Phòng giao dịch và 2 Điểm giao dịch. Hiện tại Chi nhánh đang tiến hành nghiêm cứu địa bàn, dự kiến trong thời gian tới mở thêm các điểm huy động theo đúng kế hoạch về lộ trình phát triển, mạng lưới để tiếp cận và phục vụ tới mọi bộ phận khách hàng, dân cư và các tổ chức trên địa bàn.

2.1.3.2. Hoạt động sử dụng vốn

Trong những năm qua, nhờ có nguồn vốn huy động khá dồi dào, NH ĐT & PT Nam Hà Nội đã đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng cho các thành phần kinh tế. Với sự kiểm soát chặt chẽ giới hạn tín dụng đảm bảo kế hoạch, Chi nhánh đã phát triển, duy trì những khách hàng tốt và sàng lọc khách hàng yếu kém, đảm bảo hoạt động tín dụng an toàn, hiệu quả. Chi nhánh đã chủ động, tích cực tiếp thị khách hàng đặc biệt là các khách hàng có hoạt động kinh doanh XNK.

Tổng dư nợ tín dụng tại Chi nhánh tăng trưởng nhanh, mạnh qua các năm, luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch. Dư nợ tín dụng dài hạn tăng trưởng nhanh trong năm 2010, chiểm tỷ trọng 45% trong tổng dư nợ. Tỷ trọng dư nợ/ tổng tài sản là 54%, tỷ trọng dư nợ bán lẻ / tổng dư nợ là 3,4%.

Bảng 1.2. Tình hình sử dụng vốn tại NH ĐT & PT Nam Hà Nội.

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Số tiền Số tiền Mức Tăng % tăng Số tiền Mức Tăng % tăng Tổng dư nợ 1126 1410 284 25,2% 1980 570 40,4% - Ngắn hạn 650 630 -20 -3,1% 920 290 46,0% -Trung & dài hạn 476 780 304 63,9% 1060 280 35,9%

( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2008 – 2010)

Về cơ cấu tín dụng đến ngày 31/12/2010:

- Dư nợ tín dụng ngắn hạn là 920 tỷ đồng, tăng 290 tỷ đồng với tốc độ tăng là 46% so với năm 2009, chiếm tỷ trọng 46,5% trong tổng dư nợ. Trong khi năm 2009, dư nợ ngắn hạn sụt giảm so với 2008 (tốc độ giảm 3,1%), nhưng tới năm 2010 thì tình hình đã thay đổi.

- Dư nợ tín dụng trung và dài hạn là 1060 tỷ đồng, tăng 280 tỷ đồng, tương ứng với tốc độ tăng 35,9% so với cùng kỳ năm 2009.

Tổng nợ quá hạn đến ngày 31/12/2010 là 9,9 tỷ đồng (chiếm 0,5% tổng dư nợ). Nợ xấu là 27,72 tỷ đồng, chiếm 1,4% tổng dư nợ.

2.1.3.3. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ

Mục tiêu của NH ĐT & PT Nam Hà Nội hướng mạnh về kinh doanh dịch vụ, cơ cấu lại hoạt động ngân hàng, nâng cao một bước tỷ trọng đóng góp của hoạt động dịch vụ vào thu nhập toàn ngành. Chi nhánh đã tập trung mở rộng và phát triển dịch vụ ngân hàng và tư vấn khách hàng lựa chọn dịch vụ thích hợp. Tính đến 31/12/2010, thu dịch vụ ròng đạt 25 tỷ đồng, tăng 39% so với năm 2009, với số tăng tuyệt đối là 7 tỷ đồng.

Bảng 1.3. Tình hình kinh doanh ngoại tệ tại NH ĐT & PT Nam Hà Nội.

Chỉ tiêu Năm 2008

Số tiền Số tiền TăngMức % tăng tiềnSố TăngMức % tăng Doanh số số MBNT (triệu USD) 110 90 -20 -18.2% 80 -10 -11.1% Lãi từ KDNT (triệu VND) 2600 4000 1400 53.8% 2500 -1500 -37.5%

( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008 – 2010)

Trong công tác kinh doanh ngoại tệ (KDNT), Chi nhánh luôn bám sát biến động tỷ giá và nhu cầu của khách hàng để có kế hoạch kinh doanh thích hợp, vừa đảm bảo sự phù hợp của khách hàng vừa đảm bảo kinh doanh có lãi. Tuy nhiên, nếu năm 2008, doanh số kinh doanh ngoại tệ đạt 110 triệu USD (quy đổi), thì năm 2009 và 2010 con số này lại giảm đi. Lãi và phí thu được năm 2008 đạt 2600 triệu VNĐ, chiếm 20,6% thu dịch vụ ròng. Năm 2009, tuy doanh số mua bán ngoại tệ giảm so với năm 2008, nhưng lãi và phí thu được lại cao hơn 1400 triệu đồng, chiếm 22,2% thu dịch vụ. Tới năm 2010 thì lãi và phí lại bắt đầu giảm đi, và chỉ còn chiếm 10% dịch vụ ròng.

Những sản phẩm truyền thống của Ngân hàng được khách hàng đánh giá cao như: sản phẩm tín dụng, bảo lãnh, thanh toán. Việc mở rộng và cung cấp các sản phẩm dịch vụ tới các thành phần kinh tế và các hộ dân cư sống trên điạ bàn đã có những bước cải tiến đáng kể.

2.1.3.4. Hoạt động TTQT (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tình hình hoạt động TTQT tại NH ĐT & PT Nam Hà Nội đến nay đã có nhiều bước tiến đáng kể, góp phần vào sự phát triển của NH ĐT & PT Việt Nam nói chung và của Chi nhánh nói riêng. Hoạt động TTQT phát triển nhanh chóng, mặc dù doanh số hoạt động TTQT năm 2009 đạt 63 triệu USD, giảm 3,67 triệu USD so với năm 2008, nhưng thu phí dịch vụ TTQT đạt 5257 triệu đồng, tăng 54,7% so với năm 2008, và chiếm 29,2% thu dịch vụ ròng. Nhưng đến 31/12/2010 thì quy mô TTQT bị giảm sút so với năm trước, chỉ

đạt 48,5 triệu USD, theo đó phí dịch vụ TTQT cũng giảm chỉ còn 4160 triệu VNĐ. Tuy nhiên trong thời gian tới, Ngân hàng sẽ tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ TTQT và phấn đấu đạt được chuẩn mực quốc tế để nâng cao uy tín của Ngân hàng, thu hút thêm nhiều khách hàng lớn, cũng là tạo điều kiện để có bước tăng trưởng mạnh trong hoạt động TTQT.

2.2. Tình hình hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từtại NH ĐT & PT Nam Hà Nội

Một phần của tài liệu Giải pháp và kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Nam Hà Nội (Trang 30)