Rủi ro trong thanh toán L/C hàng xuất khẩu

Một phần của tài liệu Giải pháp và kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Nam Hà Nội (Trang 44)

2.3.2.1. Rủi ro xuất phát từ phía ngân hàng

Rủi ro tác nghiệp

Tại NH ĐT & PT Nam Hà Nội thường mắc phải những lỗi trong quá trình tác nghiệp thanh toán L/C hàng XK:

- Do không cẩn thận trong kiểm tra chứng từ, TTV đã không phát hiện ra lỗi sai sót của bộ chứng từ để thông báo kịp thời cho khách hàng sửa đổi nên khi gửi chứng từ ra nước ngoài thường bị từ chối thanh toán.

- Sau khi gửi bộ chứng từ ra nước ngoài, TTV không theo dõi để rà soát khoản tiền thanh toán, để tình trạng NHPH quá thời gian cho phép 5 ngày làm việc của ngân hàng mà không có trả lời về bộ chứng từ.

- Ngoài ra, rủi ro tác nghiệp trong hoạt động thanh toán TDCT còn xảy ra giữa các phòng ban, giữa các Chi nhánh với Hội Sở Chính, khi mà quy trình TTQT chưa tách bạch trách nhiệm của phòng Quan hệ khách hàng với bộ phận TTQT và cách tác nghiệp giữa các phòng ban nên gây rủi ro trong quá trình thực hiện.

Rủi ro đạo đức

Trong nhiều trường hợp, NH ĐT & PT Nam Hà Nội gặp những rủi ro liên quan đến đạo đức. Ngân hàng mở L/C (Ngân hàng của người NK) cố tình trì hoãn thanh toán không có lý do, viện lý do không xác đáng hay cố tình đưa vào L/C những điều khoản trái ngược nhau khiến người hưởng lợi không thể xuất trình bộ chứng từ hoàn hảo. Dưới đây là một vài ví dụ điển hình.

Trường hợp: Ngân hàng Canara, Ấn Độ phát hành L/C với nội dung “Cảng dỡ hàng: Cảng Coimuatore, Ấn Độ” trong khi đó yêu cầu của vận đơn thể hiện “cảng dỡ hàng là cảng Chennai và cảng đến cuối cùng là cảng Coimuatore, Ấn Độ”. Trong trường hợp này đương nhiên vận đơn xuất trình không thể đáp ứng được đồng thời cả hai điều kiện trên.

Trường hợp: L/C XK, bộ chứng từ hoàn hảo, NHPH (Malayan Banking Berhad, Singapore) cố tình trì hoãn và không chịu trả lãi phạt chậm trả. NH ĐT & PT Nam Hà Nội chiết khấu bộ chứng từ do ngân hàng Malayan Banking Berhad, Singapore phát hành. Bộ chứng từ hoàn hảo, ngân hàng mở L/C không có một thông báo nào về lỗi sai sót của bộ chứng từ. Tuy nhiên, ngân hàng Malayan Banking Berhad sau 6 ngày làm việc kể từ ngày nhận

được chứng từ mới thanh toán cho NH ĐT & PT Nam Hà Nội. Ngân hàng cũng đã điện cho ngân hàng phía Singapore yêu cầu làm rõ việc thanh toán chậm và yêu cầu thanh toán lãi phạt chậm trả nhưng ngân hàng Malayan đã không trả lời điện của NH ĐT & PT Nam Hà Nội và không chịu thanh toán lãi phạt chậm trả.

- Rủi ro đạo đức do nhân viên ngân hàng: Từ khi được nâng cấp lên Chi nhánh cấp I, NH ĐT & PT Nam Hà Nội chưa xảy ra rủi ro nào do đạo đức của nhân viên nhưng cũng không thể chắc chắn sẽ không bao giờ xảy ra. Do đó việc nâng cao ý thức trách nhiệm của các cán bộ công nhân viên ngân hàng là việc rất cần thiết.

2.3.2.2. Rủi ro xuất phát từ phía doanh nghiệp xuất khẩu

Rủi ro đạo đức

- Người thụ hưởng cố tình chậm xuất trình bộ chứng từ để ngân hàng phát hành bảo lãnh nhận hàng theo bộ chứng từ của người NK, sau đó xuất trình bộ chứng từ có giá trị cao hơn hay không xuất trình vận đơn gốc.

Tình huống 2: Bộ chứng từ về với số tiền cao hơn.

Tháng 5 năm 2008, Chi nhánh mở L/C cho Công ty xuất nhập khẩu Vinashin. Để nhập khẩu thép cuộn, với điều khoản cho phép giao hàng từng phần và L/C không quy định về đơn giá, chỉ quy về số lượng.

Khi hàng đến cảng Hải Phòng, để tránh chi phí phát sinh do phải lưu kho bãi mặt khác cũng để kịp tiến độ của công trình, Công ty đã đề nghị ngân hàng ký hậu bảo lãnh nhận hàng bộ chứng từ để nhận hàng với giá trị 528.000 USD. Tuy nhiên sau đó, bên XK đã xuất trình bộ chứng từ hoàn hảo với giá trị cao hơn 10.900 USD và Ngân hàng đã phải thanh toán với số tiền 660.000 USD. Nhưng vì Công Ty XNK Vinashin là công ty có uy tín nên đã nộp đủ số tiền chênh lệch trên cho Ngân hàng.

( Nguồn: Phòng quản lý rủi ro) Nhận xét tình huống: Như vậy việc quy định không rõ ràng trong L/C

hưởng lợi lợi dụng đòi tiền cao hơn thực tế. Nếu trong thường hợp người XK và người NK cố tình kết hợp để lừa đảo thì ngân hàng không thể thu hồi được số tiền chênh lệch. Nhưng tình huống này xảy ra do có mối quan hệ tốt giữa ngân hàng và Công ty nên ngân hàng cũng không thiệt hại nhiều. Có trường hợp bên XK còn tinh vi hơn, chờ khi ngân hàng đã phát hành bảo lãnh nhận hàng cho người NK mới xuất trình bộ chứng từ không có vận đơn gốc để buộc ngân hàng phải thanh toán với hi vọng dùng bộ vận đơn gốc để lừa đảo đòi tiền lần hai.

Trường hợp: Dùng vận đơn gốc để lừa đảo đòi tiền lần hai.

NH ĐT & PT Nam Hà Nội đã phát hành bảo lãnh nhận hàng cho công ty A nhận hàng. Khi bộ chứng từ được xuất trình cho ngân hàng, bộ chứng từ có sai sót là copy vận đơn xuất trình thay vì vận đơn gốc. Người hưởng lợi thông báo mất vận đơn gốc và nhiều lần gây sức ép yêu cầu ngân hàng thanh toán bộ chứng từ vì đã phát hành bảo lãnh nhận hàng. Tuy nhiên, NH ĐT & PT Nam Hà Nội quyết định từ chối thanh toán và yêu cầu người hưởng lợi xuất trình vận đơn gốc để ngân hàng gửi lại hãng tầu đổi lại bảo lãnh nhận hàng. Cuối cùng người hưởng lợi đã xuất trình vận đơn gốc và ngân hàng đã thanh toán bộ chứng từ.

Như vậy người hưởng lợi đã không đánh mất vận đơn gốc như họ đã thông báo cho người NK và ngân hàng. Nhờ vào tinh thần cảnh giác cao của ngân hàng đã tránh được một vụ lừa đảo có thể có, bảo vệ được quyền lợi của ngân hàng và khách hàng.

- Bên nước ngoài lợi dụng những lỗi của chứng từ để trì hoãn thanh toán, ép người bán giảm giá, hay không thanh toán. ( Trường hợp năm 2010, Công ty Cổ phần SX & TM Hà Nội xuất khẩu café sang Hàn Quốc, do bộ chứng từ có lỗi nên bị phía NK nước ngoài ép giảm 1/3 trị giá lô hàng)

– Một là tại NH ĐT & PT Nam Hà Nội hầu hết những bộ chứng từ gửi đến thanh toán hàng xuất khẩu đều mắc phải những sai sót. Những sai sót thường gặp như: sai tên, địa chỉ, số lượng… đến sai sót như thiếu số loại chứng từ, chứng từ sai khác L/C, chứng từ không thống nhất với nhau hay hối phiếu ghi sai tên người ký phát… Vì vậy mà việc thanh toán không thể thực hiện được do bộ chứng từ không phù hợp. Thời gian thanh toán luôn bị kéo dài do chứng từ phải sửa đi sửa lại nhiều lần.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp XK ở nước ta rất eo hẹp về vốn, nên họ thường sử dụng L/C trả ngay. Do bộ chứng từ có sai sót, làm mất nhiều thời gian doanh nghiệp XK mới nhận được tiền. Mà phía nước ngoài thường quy định họ chỉ thanh toán khi nhận được bộ chứng từ hoàn hảo, do vậy thời gian thanh toán bị kéo dài, ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp XK, cộng thêm các khoản phạt sai sót chứng từ theo quy định của L/C. Người XK chịu rủi ro lớn nhất song trên thực tế nó lại làm ảnh hưởng tới uy tín của ngân hàng với tư cách là người tư vấn, bảo vệ quyền lợi của khách hàng.

Một số lỗi thường gặp trong bộ chứng từ xuất trình thanh toán hàng XK tại NH ĐT & PT Nam Hà Nội:

- L/C yêu cầu vận tải đơn lập theo lện của NHPH, trên mục Consignee ghi: “Made out to order of Issuing bank”, nhưng giấy chứng nhận xuất xứ mục Consignee lại ghi: “Made out to order of Carasoft Co., Ltd” ( người NK). - Mô tả hàng hóa trong hóa đơn thương mại và giấy chứng nhận đóng gói không thống nhất với nhau. Giấy chứng nhận đóng gói chỉ ghi trọng lượng, số lượng, mã hàng và số hóa đơn thương mại tương ứng không có mô tả hàng hóa.

- Số hiệu container hay lô hàng không khớp với chứng từ khác như: bảo hiểm, hóa đơn…

- Trên chứng từ bảo hiểm không nêu tổ chức giám định hàng hóa hoặc nơi khiếu nại, bồi thường theo quy định của L/C.

– Hai là, do các doanh nghiệp XK Việt Nam mới gia nhập vào hoạt động kinh doanh quốc tế nên kinh nghiệm còn chưa nhiều, khi hợp tác làm ăn với đối tác nước ngoài với kinh nghiệm dày dặn, nên không thể tránh khỏi những bỡ ngỡ lạ lẫm. Đó là sự hiểu biết về thông lệ quốc tế, luật pháp các nước đối tác, thêm vào đó doanh nghiệp chưa có được đội ngũ nhân viên có chuyên môn giỏi, am hiểu lĩnh vực ngoại thương. Chính bởi những lý do trên, doanh nghiệp thường chấp nhận các điều khoản trong hợp đồng mặc dù gây bất lợi cho mình, từ đó không thực hiện được, làm cho đối tác có cơ sỏ kéo dài thời gian thanh toán, vừa gây khó khăn cho ngân hàng, lại làm doanh nghiệp mình bị thanh toán chậm, ứ đọng vốn.

Tình huống 3: Bộ chứng từ yêu cầu phải có giấy chứng nhận của hai người mua xác nhận là đã nhận hàng.

Công ty cổ phần SX & TM Hà Nội xuất khẩu cafe cho Công ty Carasort Co.,Ltd (Hàn Quốc) vào tháng 3/2010. Phương thức thanh toán theo quy định trong hợp đồng là L/C không hủy ngang, với giá trị là 20.068 USD. NH ĐT & PT Nam Hà Nội đóng vai trò là ngân hàng thông báo. Điều khoản thanh toán trong hợp đồng có quy định: phía Hàn Quốc yêu cầu trong bộ chứng từ đòi tiền phải có Giấy chứng nhận của người mua: chứng nhận là đã nhận hàng tại cảng Pusan, Hàn Quốc. Hàng đã được giao theo đúng quy định trong hợp đồng, nhưng Công Ty không thể lấy được giấy chứng nhận của người mua. Và cuối cùng, ngân hàng phát hành L/C Korea Bank Seoul từ chối thanh toán bộ chứng từ đòi tiền có sai sót là thiếu Giấy chứng nhận của người mua đã nhận hàng. Mặc dù Công ty Cổ phần SX & TM có văn bản gửi công ty phía Hàn Quốc và ngân hàng mở L/C yêu cầu thanh toán nhưng đều bị từ chối. Đến cuối năm 2010, Công ty mới nhận được khoản bồi thường, nhưng công ty cũng chịu những tổn thất nặng nề.

Nhận xét tình huống: Theo quy định của UCP 600, người mua và người

bán tự do thỏa thuận các loại chứng từ yêu cầu xuất trình, ngân hàng sẽ không phản đối nếu sự thỏa thuận này được thể hiện trong L/C. Do không tìm hiểu kỹ đối tác và khả năng có thể cung cấp được một chứng từ nào đó của người mua, nên Công ty đã phải chịu rủi ro khi đồng ý một thư tín dụng yêu cầu một loại chứng từ do người mua cung cấp. Đây cũng là bài học kinh nghiệm đối với các doanh nghiệp XK Việt Nam, trước khi ký kết hợp đồng cần xem xét kỹ các điều khoản, để nhận biết các điều khoản có thể gây bất lợi cho mình để tiến hành đàm phán thay đổi sao cho có lợi cho cả đôi bên, cũng như tạo điều kiện để các ngân hàng làm việc dễ dàng hơn.

2.3.3.Một số rủi ro khác

2.3.3.1. Rủi ro pháp luật chính sách

Những quy định về hạn chế XNK của Nhà nước cũng là nguyên nhân gây nên rủi ro cho ngân hàng và người XK. Trường hợp vào năm 2008 công ty cung ứng vật tư xây dựng ký hợp đồng thương mại XK gỗ cho một công ty thương mại ở Trung Quốc, trị giá hóa đơn là 12.075 USD. Và NH ĐT & PT Nam Hà Nội đóng vai trò là NHTB. Sau khi ký hợp đồng, Nhà nước ban hành quyết định tăng thuế, hạn chế XNK các mặt hàng, trong đó có gỗ. Điều này làm cho Công ty chỉ đáp ứng được 2/3 lượng hàng so với hợp đồng cho bên mua. Bên mua phạt và giảm giá hàng bán vì việc không thực hiện đầy đủ hợp đồng, gây thiệt hại rất lớn cho Công ty.

Lệnh cấm vận đối với một quốc gia không chỉ mang lại tổn thất cho chính quốc gia đó mà còn là nguyên nhân dẫn đến rủi ro cho cả doanh nghiệp XNK và ngân hàng. Năm 2008, Công ty XNK Bảo Tuấn xuất khẩu lô hàng sang Iraq, với thời hạn thanh toán là 90 ngày sau ngày giao hàng. Nhưng đến thời hạn trả tiền, NH ĐT & PT Nam Hà Nội đòi tiền thì ngân hàng Iraq không thể thanh toán được vì lý do Iraq bị cấm vận.

Bên cạnh đó , những quy định về biểu thuế thay đổi liên tục làm cho các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc tính toán hiệu quả kinh doanh. Từ đó dẫn đến nhiều trường hợp do gặp thua lỗ trong kinh doanh vì thuế thay đổi mà các doanh nghiệp NK kéo dài thời gian thanh toán cho đối tác, gây giảm sút uy tín cho Ngân hàng. Cùng với thủ tục hành chính trong quản lý XNK còn rườm rà, mất nhiều thời gian, gây phiền toái và thậm chí mất cơ hội kinh doanh cho cả doanh nghiệp và ngân hàng. Do các Bộ ngành liên quan phối hợp chưa chặt chẽ, cản trở cho hoạt động TTQT đặc biệt là phương thức TDCT.

2.3.3.2. Rủi ro tỷ giá hối đoái

Trong L/C được mở tại NH ĐT & PT Nam Hà Nội thường quy định sử dụng một loại tiền nhất định và có giá trị trên thế giới như: USD, EUR… để thanh toán. Song trên thực tế ở Việt Nam, có rất ít doanh nghiệp vừa kinh doanh mặt hàng XK vừa kinh doanh mặt hàng NK một lúc. Do vậy, hầu như tất cả các khách hàng mở L/C tại Ngân hàng thường không thể tự cân đối ngoại tệ để thanh toán L/C. Thậm chí ngay cả khi khách hàng là doanh nghiệp kinh doanh cả hai mặt hàng xuất nhập khẩu cũng không thể cân đối đủ lượng ngoại tệ cho NK và cần Ngân hàng hỗ trợ trong việc tìm kiếm nguồn ngoại tệ bổ sung.

Cuối năm 2009, tỷ giá đồng USD tăng lên đột ngột so với VND, mặt khác, vào thời điểm đó khan hiếm nguồn ngoại tệ thanh toán mà nhu cầu ngoại tệ để thanh toán L/C lại rất lớn. Nên để đảm bảo độ tín nhiệm của mình trong thanh toán, NH ĐT & PT Nam Hà Nội đã phải tạm ứng một khối lượng lớn ngoại tệ để bán cho khách hàng lấy tiền thanh toán L/C, song lượng ngoại tệ bị thiếu hụt cũng không thể mua đủ được giá đã bán và phải gánh chịu những rủi ro về tỷ giá.

Ngoài ra, ngân hàng còn phải gánh chịu rủi ro khi chuyển đổi giữa các loại ngoại tệ. Ví dụ như khi thanh toán bằng L/C bằng đồng DEM (Đồng Mác

Đức) hay JPY (Đồng Yên Nhật), do đồng tiền Việt Nam chưa phải là đồng tiền tự do chuyển đổi trên thị trường, nên NH ĐT & PT Nam Hà Nội phải dùng USD làm đồng tiền trung gian để đổi lấy DEM hay JPY theo giá trên thị trường quốc tế. Nhưng khách hàng của Ngân hàng thì chỉ có đồng VNĐ để mua DEM hay JPY của ngân hàng theo tỷ giá trong nước (Tỷ giá của thị trường liên ngân hàng trong ngày thanh toán). Do vậy, rủi ro hối đoái có thể xảy ra với ngân hàng là rất lớn, khi tỷ giá trên thị trường quốc tế cao hơn tỷ giá của thị trường trong nước.

2.3.3.3. Rủi ro công nghệ

Công nghệ góp phần tăng hiệu quả làm việc, tăng sức cạnh tranh, đảm bảo độ chính xác, an toàn cho các giao dịch. Tuy công thệ của Ngân hàng vừa hoàn thành hiện đại hóa ngân hàng nhưng phần mềm hỗ trợ cho việc luân

Một phần của tài liệu Giải pháp và kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Nam Hà Nội (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w