Những tồn tại trong kháng nghị phúc thẩm hình sự của Viện Kiểm sát nhân dân

Một phần của tài liệu Kháng nghị phúc thẩm hình sự của Viện kiểm sát nhân dân trong quá trình giải quyết vụ án hình sự (Trang 54)

phản ánh sự cố gắng của toàn ngành kiểm sát nói chung. Ngay tại Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hải Phòng, nơi tác giả công tác, thực hiện thẩm quyền kháng nghị phúc thẩm cũng đạt những kết quả tương tự. Ví dụ, trong năm năm từ năm 2002 đến năm 2006, Viện kiểm sát hai cấp thành phố Hải Phòng đã ban hành được tổng số là 144 kháng nghị với 174 bị cáo, trong đó: Viện kiểm sát các quận, huyện, thị xã ban hành được 75 kháng nghị đối với án cùng cấp. Trong số 75 kháng nghị đã ban hành, số kháng nghị được Viện kiểm sát thành phố chấp nhận là 47 kháng nghị. Viện kiểm sát thành phố đã tham gia xét xử, bảo vệ quan điểm kháng nghị của Viện kiểm sát cấp dưới, được Toà phúc thẩm Toà án nhân dân thành phố chấp nhận 30 kháng nghị, đạt 63,8%. Viện kiểm sát thành phố ban hành được tổng số 49 kháng nghị đối với án cùng cấp. Trong số 49 kháng nghị đã ban hành, số kháng nghị được Viện phúc thẩm Viện kiểm sát nhân dân tối cao chấp nhận là 36 kháng nghị, chiếm 73,4%. Viện phúc thẩm Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã tham gia xét xử, bảo vệ quan điểm kháng nghị của Viện kiểm sát cấp dưới, được Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao chấp nhận 30 kháng nghị, đạt 83,3%. Nhìn chung, các quyết định kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân hai cấp thành phố Hải Phòng đều đảm bảo về mặt nội dung và hình thức, thực hiện theo đúng về thời hạn mà Bộ luật tố tụng hình sự quy định. Kháng nghị được ban hành có căn cứ pháp lý và tính hợp pháp, thể hiện tính thuyết phục cao của quyết định kháng nghị. Do đó, số vụ kháng nghị được Viện kiểm sát cấp trên và Toà án cấp phúc thẩm chấp nhận đạt tỷ lệ cao.

2.2.2. Những tồn tại trong kháng nghị phúc thẩm hình sự của Viện Kiểm sát nhân dân Kiểm sát nhân dân

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác kháng nghị phúc thẩm của Viện kiểm sát còn có những tồn tại chủ yếu sau đây:

51

Thứ nhất, số lượng kháng nghị phúc thẩm hình sự còn chiếm tỷ lệ khiêm tốn trong tổng số vụ án có quyết định truy tố của Viện Kiểm sát các cấp chuyển Toà án nhân dân xét xử.

Trung bình số lượng kháng nghị phúc thẩm của Viện Kiểm sát chỉ chiếm 8,6% tổng số vụ án Viện kiểm sát có quyết định truy tố chuyển Toà án nhân dân xét xử, mặc dù số lượng án Viện kiểm sát có quyết định truy tố chuyển Toà án nhân dân xét xử tăng nhưng số kháng nghị của Viện kiểm sát lại giảm đáng kể. Điển hình là trong năm 2006, tổng số vụ án Viện kiểm sát nhân dân có quyết định truy tố chuyển Toà án nhân dân xét xử là 14.025 vụ, song kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân các cấp ban hành chỉ có 1.048 kháng nghị, chiếm 8,3%, trong khi đó số án sơ thẩm có vi phạm pháp luật bị cấp phúc thẩm huỷ để điều tra lại hoặc xét xử lại còn nhiều. Ví dụ: trong năm 2003, ba Toà phúc thẩm thụ lý 7.454 vụ án, qua xét xử đã huỷ và sửa án 2.213 vụ, song số kháng nghị của Viện kiểm sát chỉ có 508 vụ (kể cả kháng nghị trên một cấp của ba Viện phúc thẩm), chiếm 23% so với số án xử sai ở cấp sơ thẩm phải sửa và huỷ án. Số lượng kháng nghị phúc thẩm trên một cấp còn quá ít. Trong số 508 kháng nghị của ba Viện phúc thẩm Viện kiểm sát nhân dân tối cao thì chỉ có 24 vụ kháng nghị trên một cấp [31, tr 40]. Hoặc trong năm 2004, toàn ngành kiểm sát có 1.022 kháng nghị phúc thẩm thì có 14 kháng nghị bị rút ở cấp phúc thẩm (chiếm 14%); trong số 838 vụ có kháng nghị đưa ra xét xử phúc thẩm thì có 203 vụ Toà phúc thẩm không chấp nhận kháng nghị (chiếm 25%) [29, tr. 3]. Một số Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có rất ít kháng nghị, thậm chí có đơn vị trong ba năm (2004, 2005, 2006) không có kháng nghị phúc thẩm như Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hoà Bình. Nhiều bản kháng nghị chưa đúng trọng tâm, chưa phù hợp với các quy định của pháp luật nên số kháng nghị bị rút, bị bác vẫn còn ở tỷ lệ cao. Ví dụ: “trong ba năm (2004, 2005, 2006) có 24,7% số bị cáo có kháng nghị của các Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh bị rút ở cấp phúc thẩm;

52

27,4% bị Toà án bác kháng nghị, số kháng nghị được chấp nhận mới chỉ đạt 48%” [30, tr. 3]. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp Viện kiểm sát rút kháng nghị không có căn cứ; công tác phối hợp giữa các Viện kiểm sát trong việc thực hiện quyền kháng nghị còn hạn chế; nhiều bản kháng nghị còn chung chung, chưa cụ thể, rõ ràng; thậm chí có bản kháng nghị không có căn cứ...

Thứ hai, nội dung kháng nghị chưa bám sát vào các căn cứ để kháng nghị theo quy định tại Điều 33 Quy chế tạm thời về thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự (ban hành kèm theo Quyết định số 121 ngày 16/09/2004 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao).

Thực tế đã chỉ ra, Toà án cấp sơ thẩm có những vi phạm trong việc áp dụng Bộ luật hình sự về định tội danh, áp dụng điều khoản bộ luật, định khung hình phạt…Hay căn cứ kháng nghị do có những vi phạm về thủ tục tố tụng hình sự trong giai đoạn xét xử sơ thẩm; bản án hoặc quyết định sơ thẩm không phù hợp với các tình tiết khách quan của vụ án; việc điều tra, xét hỏi tại phiên toà phiến diện hoặc không đầy đủ. Do đó, nội dung kháng nghị chưa xác định chính xác những vi phạm pháp luật của bản án hoặc quyết định sơ thẩm làm căn cứ để kháng nghị, chỉ đề cập một cách chung chung như: xét thấy án sơ thẩm chưa đánh giá đúng tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi phạm tội; hoặc hình phạt áp dụng đối với bị cáo là không tương xứng với hành vi phạm tội do bị cáo gây ra, mức án sơ thẩm là chưa thoả đáng, án xử quá nặng hay quá nhẹ mà chưa phân tích rõ căn cứ, cơ sở kháng nghị. Chính vì chưa bám sát vào các căn cứ kháng nghị hoặc đưa ra căn cứ kháng nghị thiếu chính xác, không thuyết phục nên số kháng nghị của Viện kiểm sát ban hành không được Toà án chấp nhận chiếm một tỷ lệ lớn. Ví dụ: trong ba năm (2004, 2005, 2006) số kháng nghị không được Toà án chấp nhận do không đủ căn cứ pháp lý chiếm 27,4% tổng số kháng nghị đã ban hành toàn ngành kiểm sát, số kháng nghị được chấp nhận mới chỉ đạt 48%.

53

Trong bốn căn cứ kháng nghị quy định tại Điều 33 của Quy chế tạm thời về thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự (ban hành kèm theo Quyết định số 121 ngày 16/09/2004 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao) thì mới chỉ tập trung vào căn cứ do vi phạm trong việc áp dụng Bộ luật hình sự và kết luận của bản án hoặc quyết định hình sự sơ thẩm không phù hợp với các tình tiết khách quan của vụ án, mà chưa đi sâu vào việc phát hiện các vi phạm về tố tụng hình sự trong giai đoạn xét xử sơ thẩm; việc điều tra, xét hỏi tại phiên toà phiến diện hoặc không đầy đủ. Điều này thể hiện rõ trong năm năm, từ năm 2002 đến năm 2006, Viện kiểm sát nhân dân chỉ ban hành được 3% kháng nghị do vi phạm về thủ tục tố tụng hình sự trong giai đoạn xét xử sơ thẩm. Không ban hành được kháng nghị nào do việc điều tra, xét hỏi tại phiên toà phiến diện hoặc không đầy đủ. Trong khi đó, các vi phạm về thủ tục tố tụng hình sự trong giai đoạn xét xử hình sự sơ thẩm và việc điều tra xét hỏi tại phiên toà phiến diện hoặc không đầy đủ không phải là không có.

Việc đưa ra căn cứ kháng nghị do có vi phạm trong việc áp dụng Bộ luật hình sự và kết luận của bản án hoặc quyết định hình sự sơ thẩm không phù hợp với các tình tiết khách quan của vụ án cũng không chính xác, do chưa nghiên cứu kỹ các quy định của Bộ luật hình sự như: về đánh giá tính chất mức độ hành vi phạm tội, nhân thân bị cáo, việc áp dụng các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, chính sách xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội…Do đó, nội dung kháng nghị nhận định bản án sơ thẩm áp dụng luật sai, không có căn cứ, nhưng qua nghiên cứu lại cho thấy án sơ thẩm áp dụng đúng pháp luật. Hoặc có không ít trường hợp tuy bản án sơ thẩm áp dụng sai các quy định của Bộ luật hình sự nhưng kháng nghị nhận định cũng thiếu chính xác về sai sót của bản án sơ thẩm. Ví dụ: vụ Nguyễn Văn Thanh, sinh năm 1974, phạm tội Cố ý gây thương tích, vi phạm khoản 3 Điều 104 Bộ luật hình sự, do Toà án nhân dân quận Hải An, thành

54

phố Hải Phòng xét xử. Nội dung vụ án: khoảng 22h ngày 30/12/2006, do mâu thuẫn trong đám bạc, Hoàng Văn Quyền cầm đèn pin đập vào đầu Nguyễn Văn Thanh. Thanh bực tức đẩy Quyền ra rồi xông vào dùng tay chân đấm đá liên tiếp vào người Quyền. Quyền lảo đảo ngã ngửa ra sau, đập đầu vào đố cửa. Quyền về nhà được một lúc thì kêu đau, đến 06h sáng hôm sau thì tử vong. Toà án nhân dân quận Hải An, thành phố Hải Phòng đã áp dụng khoản 3 Điều 104; điểm đ, p khoản 1 Điều 46; điểm g khoản 1 Điều 48 Bộ luật hình sự, xử phạt bị cáo Nguyễn Văn Thanh 08 năm tù về tội cố ý gây thương tích. Viện kiểm sát nhân dân quận Hải An kháng nghị yêu cầu giảm hình phạt đối với bị cáo với hai lý do: một là, hành vi phạm tội của bị cáo một phần do lỗi của nạn nhân Quyền. Quyền dùng đèn pin đập vào đầu bị cáo trước. Hai là, bị cáo Thanh đấm đá nạn nhân Quyền ngã đập đầu vào đố cửa bị thương tích, do không cứu chữa kịp thời dẫn đến tử vong. Qua nghiên cứu thấy kháng nghị trên có sai sót là: lý do thứ nhất Viện kiểm sát nhân dân quận Hải An đưa ra để giảm hình phạt cho bị cáo Thanh trong kháng nghị đã được bản án sơ thẩm xem xét và áp dụng tình tiết giảm nhẹ “phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của bị hại hoặc do người khác gây ra” theo điểm đ khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự. Lý do thứ hai Viện kiểm sát nhân dân quận Hải An nhận định nạn nhân tử vong do đập đầu vào đố cửa, không được cứu chữa kịp thời là chưa chính xác. Vì tại bản giám định pháp y kết luận: “anh Hoàng Văn Quyền chết do: tụ máu dưới da đầu; rạn hộp sọ; chạm thương ngực, vỡ túi mật, bầm tím ruột non. Kết luận: shook không phục hồi do đa chấn thương”. Nguyên nhân dẫn đến tử vong của nạn nhân do đa chấn thương gây nên, trong đó có ba chấn thương lớn là: rạn hộp sọ, vỡ túi mật và bầm tím ruột non. Đặc biệt hai chấn thương: vỡ túi mật, bầm tím ruột non không thể do va đầu vào đố cửa gây nên mà phải do một ngoại lực mạnh tác động trực tiếp vào vùng bụng của nạn nhân. Những thương tích trên người nạn nhân thể hiện hành vi phạm tội của bị cáo

55

là quyết liệt. Trong khi đó, bản án sơ thẩm còn một thiếu sót là không đánh giá bị cáo phạm tội thuộc trường hợp “tái phạm nguy hiểm” (điểm g Điều 48 Bộ luật hình sự) nhưng Viện kiểm sát cũng không phát hiện, mặc dù có đánh giá bị cáo có 02 tiền án. Bản án sơ thẩm không đánh giá hành vi đánh bạc của bị cáo và nạn nhân là vi phạm pháp luật gây mất trật tự trị an và đây là nguyên nhân sâu xa của vụ án. Tóm lại, cả hai lý do kháng nghị đưa ra để yêu cầu giảm hình phạt cho bị cáo đều không có căn cứ, đánh giá sai lệch tính chất, mức độ phạm tội của bị cáo. Tuy nhiên, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hải Phòng cũng không phát hiện sai sót của kháng nghị trên để bổ sung, thay đổi kháng nghị. Do vậy, Toà án nhân dân thành phố Hải Phòng đã không chấp nhận kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân quận Hải An.

Ngược lại, có những quyết định kháng nghị Viện kiểm sát đưa ra căn cứ chính xác, có cơ sở pháp lý nhưng vẫn không được Toà án chấp nhận. Trong số 5.569 kháng nghị toàn ngành kiểm sát ban hành từ năm 2002 đến năm 2006, có 105 vụ Toà án không chấp nhận do không có lý do chính đáng. Những kháng nghị này chủ yếu là các kháng nghị trong việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự khi bản án sơ thẩm quyết định thiếu căn cứ pháp luật. Như khi xuất hiện lỗi của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, vào việc đáng lẽ phải truy cứu trách nhiệm hình sự đối với họ và tịch thu toàn bộ tài sản, tiền bạc có liên quan đến hành vi phạm tội của bị cáo, vì họ đã có vai trò giúp sức cho người khác thực hiện hành vi phạm tội, thì án sơ thẩm lại tuyên bố bị cáo phải bồi thường cho họ. Ví dụ: vụ Nguyễn Văn Liêm phạm tội đánh bạc theo khoản 1 Điều 248 Bộ luật hình sự, do Toà án nhân dân huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc xét xử. Nội dung vụ án: ngày 04/05/2002, Nguyễn Văn Liêm cùng một số đối tượng khác rủ nhau đến nhà Đinh Ngọc Mạnh đánh bạc. Khi chơi được 10 phút thì Liêm thua hết tiền, Liêm cầm cố chiếc xe máy do Liêm thuê của anh Nguyễn Văn Cảnh cho Mạnh. Mạnh đồng ý và đưa Liêm 2.500.000 đồng. Do chơi bạc bị thua nên

56

Liêm không chuộc lại được xe máy trả lại cho anh Cảnh. Khi vụ án bị phát hiện, cơ quan Công an khởi tố Liêm về hai tội: đánh bạc, quy định tại khoản 1 Điều 248 Bộ luật hình sự và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, quy định tại khoản 1 Điều 140 Bộ luật hình sự. Đồng thời thu giữ một xe máy tại nhà Đinh Ngọc Mạnh trả lại cho anh Cảnh. Đối với Đinh Ngọc Mạnh, ngoài hành vi gá bạc còn có hành vi liên quan đến một vụ án khác nên cơ quan Cảnh sát điều tra tách ra điều tra xử lý sau. Bản án sơ thẩm số 20/HSST ngày 09/08/2002, Toà án nhân dân huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc đã xử phạt bị cáo Liêm 12 tháng tù về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và 09 tháng tù về tội đánh bạc. Ngoài ra, bị cáo còn phải bồi thường cho Mạnh 2.500.000 đồng là tiền Mạnh cầm cố xe máy đưa cho Liêm trong lúc đánh bạc. Xét thấy: Đinh Ngọc Mạnh là người có lỗi trong việc cầm xe cho Liêm lấy tiền đánh bạc (xác định đây là giao dịch bất hợp pháp không được pháp luật bảo vệ), nhưng bản án sơ thẩm đã áp dụng Điều 42 Bộ luật hình sự buộc Liêm phải trả cho Đinh Mạnh Ngọc số tiền trên. Xét thấy việc áp dụng Điều 42 Bộ luật hình sự là không có căn cứ và không đúng pháp luật, Viện kiểm sát nhân dân huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc đã kháng nghị phúc thẩm hình sự bản án trên về phần trách nhiệm dân sự, theo hướng không buộc bị cáo Liêm phải bồi thường cho Mạnh khoản tiền 2.500.000 đồng. Kháng nghị của Viện kiểm sát huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc đã được Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc chấp nhận nhưng không được Toà án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc chấp nhận.

Hoặc trường hợp bản án khi xét xử chưa có đủ căn cứ kết luận tài sản

Một phần của tài liệu Kháng nghị phúc thẩm hình sự của Viện kiểm sát nhân dân trong quá trình giải quyết vụ án hình sự (Trang 54)