Hậu quả của việc kháng nghị phúc thẩm hình sự.

Một phần của tài liệu Kháng nghị phúc thẩm hình sự của Viện kiểm sát nhân dân trong quá trình giải quyết vụ án hình sự (Trang 39 - 46)

Cũng giống như hậu quả của kháng cáo, hậu quả của kháng nghị là những phần của bản án hoặc quyết định sơ thẩm bị kháng nghị thì chưa được đưa ra thi hành; bản án hoặc quyết định sơ thẩm bị kháng nghị tồn bộ thì tồn bộ bản án hoặc quyết định đó chưa có hiệu lực pháp luật và không được đưa ra thi hành, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 253 Bộ luật tố tụng hình sự là: bị cáo đang bị tạm giam mà Toà án cấp sơ thẩm quyết định đình chỉ vụ án, khơng kết tội, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt cho bị cáo, hình phạt khơng phải là tù giam hoặc phạt tù nhưng cho hưởng án treo hoặc khi hình phạt tù bằng hoặc ngắn hơn thời hạn tạm giam thì bản án

36

sơ thẩm được thi hành ngay. Đối với phạm vi xét xử phúc thẩm thì về nguyên tắc, Toà án cấp phúc thẩm chỉ xem xét theo nội dung kháng nghị. Nếu kháng nghị đối với tồn bộ bản án thì Tồ án cấp phúc thẩm xem xét lại toàn bộ vụ án; nếu kháng nghị đối với một phần bản án thì Tồ án cấp phúc thẩm xem xét lại phần bị kháng nghị. Đối với các phần khác không bị kháng nghị, Toà án cấp phúc thẩm chỉ xem xét lại thấy cần giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị cáo (họ khơng có kháng cáo, khơng bị kháng cáo hoặc kháng nghị).

Theo quy định tại khoản 2 Điều 248 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, khi xét xử phúc thẩm, Tồ án cấp phúc thẩm có quyền ra các quyết định: “a.

Khơng chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án sơ thẩm; b. Sửa bản án sơ thẩm; c. Huỷ bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án để điều tra lại hoặc xét xử lại; d. Huỷ bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án.”

1. Trường hợp không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án sơ thẩm khi xét thấy bản án sơ thẩm phù hợp với thực tế khách quan của vụ án, phù hợp với tính chất, mức độ của tội phạm, không vi phạm các quy định của Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự và quy định trong các văn bản pháp luật khác liên quan, tức là lý do kháng nghị không được chấp nhận.

2. Trường hợp sửa bản án sơ thẩm: bản án sơ thẩm có thể bị sửa theo hướng giảm nhẹ có lợi cho bị cáo hoặc sửa theo hướng tăng nặng khơng có lợi cho bị cáo. Sửa bản án sơ thẩm theo hướng giảm nhẹ, có lợi cho bị cáo có thể là: “a. Miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt cho bị cáo; b. Áp

dụng điều khoản Bộ luật hình sự về tội nhẹ hơn; c. Giảm hình phạt cho bị cáo; d. Giảm mức bồi thường thiệt hại và sửa quyết định xử lý vật chứng; chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn; giữ nguyên mức hình phạt tù và cho hưởng án treo” (khoản 1 Điều 249 Bộ luật tố tụng hình sự). Việc

sửa theo hướng giảm nhẹ cho bị cáo khơng chỉ thực hiện khi có kháng nghị theo hướng giảm nhẹ cho bị cáo mà ngay cả khi có kháng nghị theo hướng

37

tăng nặng trách nhiệm hình sự cho bị cáo, mà Tồ án cấp phúc thẩm xét thấy có căn cứ để sửa bản án theo hướng giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị cáo, thì Tồ án cấp phúc thẩm có quyền sửa theo hướng giảm nhẹ.

Ngồi ra, “nếu có căn cứ, Tồ án cấp phúc thẩm có thể giảm hình phạt hoặc áp dụng điều khoản Bộ luật hình sự về tội nhẹ hơn, chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn; giữ nguyên mức hình phạt tù và cho hưởng án treo cho cả những bị cáo không kháng cáo, hoặc không bị kháng cáo kháng nghị” (khoản 2 Điều 249 Bộ luật tố tụng hình sự), thì Tồ án cấp

phúc thẩm có quyền sửa theo hướng giảm nhẹ.

Khi xét xử phúc thẩm nếu chỉ có kháng nghị theo hướng có lợi cho bị cáo, thì Tồ án cấp phúc thẩm chỉ có thể y án hoặc sửa bản án theo hướng có lợi cho bị cáo chứ không được tăng nặng hoặc huỷ án sơ thẩm để xét xử sơ thẩm lại theo hướng làm xấu hơn tình trạng của bị cáo. Nếu thấy rõ ràng là bản án sơ thẩm xử qúa nhẹ đối với bị cáo thì Tồ án cấp phúc thẩm y án sơ thẩm và báo cáo, chuyển hồ sơ lên Toà án cấp giám đốc thẩm để xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm.

Đối với sửa bản án sơ thẩm theo hướng tăng nặng khơng có lợi cho bị cáo có thể là “tăng hình phạt, áp dụng điều khoản Bộ luật hình sự về tội nặng hơn; tăng mức bồi thường thiệt hại” (khoản 3 Điều 249 Bộ luật tố tụng

hình sự), Tồ án cấp phúc thẩm chỉ có thể sửa bản án sơ thẩm theo hướng tăng nặng cho bị cáo khi có kháng nghị theo hướng này. Nếu chỉ có kháng nghị theo hướng giảm nhẹ cho bị cáo thì trong mọi trường hợp Tồ án cấp phúc thẩm không được sửa bản án theo hướng tăng nặng. Tuy nhiên, “nếu có

căn cứ, Tồ án vẫn có thể giảm hình phạt, áp dụng điều khoản Bộ luật hình sự về tội nhẹ hơn, chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn, giữ nguyên mức hình phạt tù và cho hưởng án treo, giảm mức bồi thường thiệt hại” (khoản 3 Điều 249 Bộ luật tố tụng hình sự), thì Tồ án cấp phúc thẩm

38

Sửa quyết định xử lý vật chứng: khi xét xử phúc thẩm, dù có hay khơng có kháng nghị về quyết định xử lý vật chứng, nếu thấy quyết định xử lý vật chứng của Tồ án sơ thẩm khơng phù hợp với thực tế khách quan của vụ án, thì Tồ án cấp phúc thẩm có quyền quyết định xử lý lại cho phù hợp như: trả lại cho chủ sở hữu hợp pháp, tịch thu sung quỹ Nhà nước…

3. Huỷ bản án sơ thẩm để điều tra lại hoặc xét xử lại: Toà án cấp phúc thẩm huỷ bản án sơ thẩm để điều tra lại “khi nhận thấy việc điều tra ở cấp sơ

thẩm không đầy đủ mà cấp phúc thẩm không thể bổ sung được” (khoản 1

Điều 250 Bộ luật tố tụng hình sự). Nếu việc điều tra ở cấp sơ thẩm không đầy đủ nhưng ở cấp phúc thẩm có thể bổ sung được thì Tồ án cấp phúc thẩm không được huỷ bản án mà yêu cầu Viện kiểm sát cùng cấp tiến hành điều tra bổ sung hoặc tự mình thu thập tài liệu cần thiết. Tồ án cấp phúc thẩm có quyền huỷ bản án sơ thẩm để xét xử lại ở cấp sơ thẩm với thành phần Hội đồng xét xử mới trong những trường hợp sau đây: “a. Thành phần

Hội đồng xét xử sơ thẩm không đúng luật định hoặc có vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng; b. Người được Toà án cấp sơ thẩm tun bố khơng có tội nhưng có căn cứ cho rằng người đó đã phạm tội” (khoản 2 Điều 250

Bộ luật tố tụng hình sự). Khi huỷ án sơ thẩm để điều tra lại hoặc xét xử lại, Toà án cấp phúc thẩm phải ghi rõ lý do của việc huỷ án sơ thẩm và việc giải quyết vụ án được tiến hành lại từ giai đoạn nào, điều tra hay xét xử sơ thẩm. Việc điều tra lại hoặc xét xử lại được tiến hành theo thủ tục chung.

Trong trường hợp huỷ án sơ thẩm để điều tra lại hoặc xét xử lại, nếu thời gian tạm giam đối với bị cáo đã hết và xét thấy việc tạm giam đối với bị cáo là cần thiết thì Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định tiếp tục tạm giam bị cáo cho đến khi Viện kiểm sát hoặc Toà án cấp sơ thẩm thụ lý lại vụ án. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày huỷ án sơ thẩm, hồ sơ vụ án phải được chuyển cho Viện kiểm sát hoặc Toà án sơ thẩm để tiến hành theo thủ tục chung. Sau khi Cơ quan điều tra hoặc Toà án cấp sơ thẩm nhận được

39

hồ sơ của Tồ án cấp phúc thẩm, thì phải xem xét và quyết định ngay việc áp dụng, thay đổi, hoặc huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn đối với bị cáo (vì Tồ án cấp phúc thẩm chỉ ra lệnh tạm giam cho đến khi Cơ quan điều tra hoặc Toà án cấp sơ thẩm thụ lý lại vụ án).

4. Huỷ bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án: điều 251 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định: “khi có một trong những căn cứ quy định tại điểm 1 và điểm 2 Điều 107 Bộ luật này thì Tồ án cấp phúc thẩm huỷ án sơ thẩm, tuyên bố bị cáo khơng có tội và đình chỉ vụ án, nếu có một trong những căn cứ quy định tại các điểm 3, 4, 5, 6, 7 Điều 107 Bộ luật tố tụng này thì huỷ án sơ thẩm và đình chỉ vụ án”. Điều 107 Bộ luật tố tụng hình sự năm

2003 quy định về các căn cứ không được khởi tố vụ án. Bởi vậy, khi có một trong những căn cứ quy định tại Điều 107 thì các cơ quan có thẩm quyền khởi tố ra quyết định khơng khởi tố vụ án hình sự. Nếu vì một lý do nào đó mà vụ án đã được khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử, sau đó có kháng nghị phúc thẩm, thì Tồ án cấp phúc thẩm có quyền ra quyết định huỷ án sơ thẩm và đình chỉ vụ án. Đối với những trường hợp phát hiện có căn cứ quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 107, ngoài việc huỷ bản án sơ thẩm phải tuyên bố bị cáo khơng có tội.

Kết luận chương 1

Trong các giai đoạn tố tụng hình sự thì xét xử là giai đoạn quan trọng nhất. Bởi vì, suy cho cùng thì việc xử lý một người phạm tội được thể hiện và tập trung nhất ở hoạt động xét xử của Toà án. Tại phiên toà, sau khi đã nghiên cứu khách quan, tồn diện và đầy đủ các tình tiết của vụ án một cách cơng khai, Tồ án ra một bản án khẳng định bị cáo có tội hoặc khơng có tội, nếu phạm tội thì phạm tội gì, theo quy định tại điều khoản nào của Bộ luật hình sự, có áp dụng hình phạt đối với bị cáo hay khơng, nếu có thì hình phạt đó là hình phạt gì. Đồng thời, Tồ án quyết định các biện pháp tư pháp đối với bị cáo cũng như trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi phạm tội của (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

40

bị cáo gây ra hoặc kiến nghị với cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, sửa chữa những thiếu sót trong việc quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế, quản lý con người. Nếu có căn cứ, Tồ án cịn có thể khởi tố vụ án đối với người phạm tội mới hoặc hành vi phạm tội mới…

Theo luật tố tụng hình sự hiện hành, thì một vụ án hình sự có thể qua các cấp xét xử như sau: sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm. Trong các cấp này thì xét xử ở cấp sơ thẩm là quan trọng nhất. Vì đây là việc xét xử lần thứ nhất, được xem như một giai đoạn kết thúc của quá trình giải quyết vụ án hình sự. Mọi tài liệu, chứng cứ của vụ án trong các giai đoạn tố tụng trước đều được xem xét một cách cơng khai tại phiên tồ, những người tiến hành tố tụng được trực tiếp tranh luận, chất vấn nhau mà ở các giai đoạn trước khơng có điều kiện để thực hiện. Tại phiên tồ sơ thẩm, quyền tư pháp được thực hiện một cách cao nhất. Nếu phiên toà sơ thẩm tiến hành đúng quy định của pháp luật, đảm bảo tính khách quan, cơng minh, bản án và quyết định sơ thẩm hợp pháp và có căn cứ, khơng có kháng cáo, kháng nghị sẽ được coi là một giai đoạn kết thúc của quá trình giải quyết một vụ án hình sự. Điều đó cũng có nghĩa là vụ án khơng phải xét xử ở cấp phúc thẩm hay giám đốc thẩm, tái thẩm và việc giải quyết vụ án không bị dây dưa, kéo dài gây lãng phí về thời gian, tiền của cũng như công sức, không chỉ của Nhà nước mà của cả những người liên quan đến vụ án. Tuy nhiên, thực tiễn kết quả phiên tồ sơ thẩm khơng được như mục đích của nó do nhiều ngun nhân, trong đó có những nguyên nhân khách quan và cả những nguyên nhân chủ quan. Kết quả xét xử của Toà án cấp sơ thẩm chưa thực sự đáp ứng hết những yêu cầu, nhiệm vụ của nó đặt ra. Để khắc phục những điều trên, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 đã đưa ra một nguyên tắc mới là “thực hiện chế độ hai cấp xét xử” (Điều 20 Bộ luật tố tụng hình sự). Theo đó xét xử

phúc thẩm được coi là một cấp của xét xử nhằm kiểm tra lại tính hợp pháp của bản án hoặc quyết định sơ thẩm và là một trong những hoạt động của

41

Viện kiểm sát nhân dân nhằm thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp. Thông qua việc kháng nghị của Viện kiểm sát, Toà án cấp phúc thẩm xét xử lại vụ án nhằm sửa chữa những sai lầm, khắc phục những thiếu sót trong việc áp dụng pháp luật, nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ cho các Thẩm phán Toà án cấp sơ thẩm, góp phần vào việc hướng dẫn Tồ án cấp dưới áp dụng pháp luật một cách thống nhất.

Kháng nghị phúc thẩm hình sự của Viện kiểm sát không phải là một quy định mới trong Bộ luật tố tụng hình sự. Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 đã có những quy định khá cụ thể về vấn đề này. Tuy nhiên, quá trình áp dụng bộ luật này trong thực tế đã có những vướng mắc nhất định. Chính vì vậy, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 tại phần thứ IV quy định về trình tự, thủ tục xét xử phúc thẩm gồm hai chương với hai năm điều, trong đó có một điều giữ nguyên như Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988, sửa đổi, bổ sung hai hai điều, xây dựng mới hai điều.

Mặc dù đã có những sửa đổi, bổ sung kịp thời trên, quá trình áp dụng các quy định này vẫn nảy sinh những vấn đề mới gây khó khăn cho cơng tác kháng nghị của Viện kiểm sát, không chỉ gây khó khăn trong thực tiễn áp dụng mà trong lý luận vẫn còn những vấn đề gây tranh luận, chưa có một cách hiểu thống nhất đã dẫn đến việc hiểu và áp dụng khác nhau. Chính những lý do đó một phần đã làm cho công tác kháng nghị chưa thực sự đáp ứng hết những nhiệm vụ cũng như ý nghĩa của nó. Qua nghiên cứu và tìm hiểu thực tiễn việc thực hiện các quyết định của Bộ luật tố tụng hình sự về kháng nghị phúc thẩm, đồng thời từ thực tế hoạt động kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân, tác giả đưa ra các quan điểm, ý kiến của mình.

42

Chương 2

Một phần của tài liệu Kháng nghị phúc thẩm hình sự của Viện kiểm sát nhân dân trong quá trình giải quyết vụ án hình sự (Trang 39 - 46)