Những nguyên nhân gây nên những tồn tại, thiếu sót trong kháng nghị phúc thẩm hình sự của ngành kiểm sát nhân dân.

Một phần của tài liệu Kháng nghị phúc thẩm hình sự của Viện kiểm sát nhân dân trong quá trình giải quyết vụ án hình sự (Trang 71)

kháng nghị phúc thẩm hình sự của ngành kiểm sát nhân dân.

Thông qua việc nghiên cứu những tồn tại, thiếu sót trong kháng nghị phúc thẩm hình sự của Viện kiểm sát nhân dân trong những năm qua, có thể rút ra một số những nguyên nhân như sau:

Thứ nhất, số lượng án phải giải quyết nhiều nhưng số lượng Kiểm sát viên còn thiếu; năng lực, trình độ của Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân còn những hạn chế nhất định, công tác tập huấn, đào tạo cán bộ kiểm sát, bồi dưỡng rút kinh nghiệm chưa được thực hiện thường xuyên.

Viện kiểm sát có vị trí, vai trò hết sức quan trọng trong việc đảm bảo cho vụ án được điều tra, truy tố và xét xử đúng người, đúng tội. Kiểm sát viên là người kiểm sát vụ án từ khi vụ án được khởi tố, điều tra, truy tố đồng thời là người đại diện cho Viện kiểm sát giữ quyền công tố tại các phiên toà hình sự. Kiểm sát viên là người có mặt ngay từ khi phiên toà được khai mạc và chứng kiến mọi diễn biến tại phiên toà; Kiểm sát viên cũng là người có quyền tham gia việc xét hỏi và kết thúc việc xét hỏi; Kiểm sát viên là người sẽ luận tội đối với bị cáo. Do vậy, Kiểm sát viên là người có điều kiện nhất để xem xét tính có căn cứ và hợp pháp của bản án. Tuy nhiên, hiện nay, toàn ngành kiểm sát có 11.762 người. Trong đó, biên chế hiện có của Viện kiểm sát nhân dân tối cao là 698 người: có 535 công chức chuyên môn nghiệp vụ kiểm sát, bao gồm: 165 Kiểm sát viên, 08 Điều tra viên cao cấp, 362 Kiểm tra viên, Chuyên viên, cán bộ làm nghiệp vụ Kiểm sát và 163 công chức chuyên môn nghiệp vụ khác. Biên chế hiện có của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh là 4.075 người, trong đó có 3.652 công chức chuyên môn nghiệp vụ kiểm sát, bao gồm: 2.266 Kiểm sát viên, 1.386 Kiểm tra viên, Chuyên viên, cán bộ làm nghiệp vụ kiểm sát và 423 công chức chuyên môn nghiệp vụ khác. Số lượng Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh được giao là 2.407 người, hiện có 2.266 người, còn thiếu 161 chỉ tiêu cần bổ sung. Biên

68

chế hiện có của cấp huyện là 6.989 người, trong đó có 6.170 công chức chuyên môn làm nghiệp vụ kiểm sát bao gồm: 3.898 Kiểm sát viên, 2.272 Kiểm tra viên, Chuyên viên, cán bộ làm nghiệp vụ Kiểm sát và 819 công chức chuyên môn nghiệp vụ khác. Số lượng Kiểm sát viên được giao 5.015, hiện có 3.989 người, còn thiếu 1.117 chỉ tiêu Kiểm sát viên cần bổ sung. Số lượng Kiểm sát viên còn thiếu tập trung chủ yếu tại các khu vực Tây Nam Bộ. Cụ thể: An Giang: 08; Bến Tre: 22; Cà Mau: 04; Cần Thơ: 24; Hậu Giang: 06; Tiền Giang: 20; Vĩnh Long: 01; Long An: 03.

Qua phân tích số liệu trên cho thấy, năm 2004 - 2005 toàn ngành kiểm sát được tăng 2.347 biên chế, vì vậy chỉ tiêu Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân cũng được tăng lên tương ứng. Biên chế Kiểm sát viên làm nghiệp vụ Kiểm sát hiện có của toàn ngành là 6.339 người, trong đó biên chế của Viện kiểm sát nhân dân tối cao là 165 người, cấp tỉnh là 2.266 người, cấp huyện là 3.898 người. Mặc dù, từ năm 2005 đến nay, đã bổ nhiệm thêm 488 Kiểm sát viên cấp huyện, nhưng số lượng Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện và cấp tỉnh cần bổ sung trong thời gian tới rất lớn. Cụ thể, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện cần bổ sung là 1.117 người; cấp tỉnh cần bổ sung là 161 người.

Trong khi số lượng Kiểm sát viên ở các cấp vẫn còn đang trong tình trạng thiếu như hiện nay thì lượng án hình sự phải giải quyết hàng năm của Viện kiểm sát rất lớn, năm sau nhiều hơn năm trước. Ví dụ: trong năm năm số lượng án Viện kiểm sát có quyết định truy tố chuyển Toà án nhân dân xét xử là 64.901 vụ . Trung bình mỗi năm Viện kiểm sát phải tham gia xét xử là 12.980 vụ. Mặt khác, so với Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1992, tuy chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong lĩnh vực hành chính, kinh tế - xã hội không còn nữa, nhưng chức năng thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp được tăng lên ở các khâu nghiệp vụ, việc tham gia kiểm sát giải quyết các vụ án dân sự cũng phải đảm bảo 100%. Đặc biệt

69

là cấp huyện, trung bình thường chỉ có từ 05 đến 06 Kiểm sát viên. Kiểm sát viên cấp huyện, ngoài tham gia giải quyết án hình sự còn phải kiêm nhiệm nhiều công việc như, kiểm sát giam giữ thường kỳ và bất thường tại các nhà tạm giữ lưu giam công an cấp huyện; quản lý và theo dõi tình hình tin báo tội phạm; tiếp dân và giải quyết đơn; theo dõi việc thi hành án; phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp huyện trong việc giải quyết đơn thư tố cáo, khiếu nại của nhân dân...Ở cấp tỉnh, tuy Kiểm sát viên không làm công tác kiêm nhiệm như ở cấp huyện song ở các Phòng thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm, số lượng Kiểm sát viên còn thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu của khối lượng công việc đặt ra. Hiện nay, biên chế của các Phòng thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm và Viện phúc thẩm Viện kiểm sát nhân dân tối cao thường chỉ đủ bố trí các Kiểm sát viên chủ yếu tập trung vào việc kiểm sát xét xử các vụ án theo thủ tục phúc thẩm. Chưa có bộ phận chuyên trách kiểm sát các bản án đã xét xử sơ thẩm, nên phát hiện có vi phạm thì kháng nghị kịp thời. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tồn tại kháng nghị phúc thẩm trên một cấp có số lượng rất ít trong thời gian qua.

Năng lực trình độ Kiểm sát viên ngành kiểm sát nhân dân còn những hạn chế nhất định nên chất lượng kháng nghị phúc thẩm trong thời gian qua còn nhiều thiếu sót, tồn tại. Hiện nay, tổng số cán bộ, công chức toàn ngành hiện có là 11.762 người, trong đó có 10.357 cán bộ, công chức làm chuyên môn nghiệp vụ kiểm sát, bao gồm: 165 Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao, 08 Điều tra viên cao cấp, 2.266 Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, 3.898 Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện và 4.202 cán bộ, công chức làm nghiệp vụ kiểm sát (không phải là Kiểm sát viên, Điều tra viên) và 1.405 công chức chuyên môn nghiệp vụ khác. Trong số 10.357 công chức chuyên môn nghiệp vụ kiểm sát có 8.754 người có trình độ Cử nhân luật trở lên (trong đó có 21 Tiến sỹ, 109 Thạc sỹ) đạt 84,5%; 892 người có trình độ Cao đẳng kiểm sát, đạt 8,6%; số còn lại (711 người =

70

6,8%) đang theo học các khoá học tại chức Đại học luật và Cao đẳng kiểm sát. Về trình độ lý luận chính trị: có 1.608 người có trình độ cử nhân; cao cấp chính trị đạt 15,5%; 7.146 người có trình độ trung cấp chính trị, đạt 68,5%. Nhìn chung, Kiểm sát viên có trình độ cử nhân trở lên chiếm một tỷ lệ lớn (84,5%). Vẫn có 8,6% Kiểm sát viên có trình độ cao đẳng kiểm sát và 6,8% Kiểm sát viên đang theo học các khoá tại chức Đại học luật và Cao đẳng kiểm sát. Nhưng do những yếu tố khác nhau, trình độ, kỹ năng nghề nghiệp của nhiều Kiểm sát viên còn hạn chế nhất định. Qua số liệu trên cho thấy, số Kiểm sát viên chưa được đào tạo về chính trị chiếm một tỷ lệ lớn, nên nhận thức về chức năng, nhiệm vụ của ngành chưa đầy đủ, đặc biệt là trong công tác kháng nghị phúc thẩm hình sự. Nhiều Kiểm sát viên cho rằng Viện kiểm sát chỉ là người đề nghị mức án còn Toà án mới là người ra quyết định và là người có trách nhiệm chính trong việc ra bản án. Do đó, mặc dù bản án có sự chênh lệch về mức án hoặc khác nhau về quan điểm đánh giá chứng cứ nhưng không được Kiểm sát viên đề xuất kháng nghị.

Số Kiểm sát viên có trình độ cử nhân luật đa số là do mới tuyển dụng vào ngành. Đây là lớp Kiểm sát viên được đào tạo bài bản, có trình độ (100% Kiểm sát viên ở độ tuổi dưới 35 có trình độ đại học). Tuy nhiên, do thiếu kinh nghiệm nghề nghiệp nên thường đề xuất mức án không chính xác dẫn đến sự chênh lệch về mức án giữa Viện kiểm sát và Hội đồng xét xử, nên sau đó kháng nghị theo kiểu “cay cú” hoặc kháng nghị mang tính chủ quan, thể hiện sự “nóng vội” khi đề nghị của Kiểm sát viên tại phiên toà khác với quan điểm của Hội đồng xét xử. Vì vậy, kháng nghị không được chấp nhận. Nhiều Kiểm sát viên chưa có cái nhìn bao quát, tổng thể, toàn diện đối với từng vụ án cụ thể; nghiên cứu hồ sơ không kỹ, bỏ lọt các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, các tình tiết thuộc về nhân thân bị cáo cũng nhận định không đúng. Vì vậy, nhiều bản kháng nghị không đạt được những yêu cầu về chất lượng do không phát hiện đúng các vi phạm của bản án sơ thẩm,

71

kháng nghị chưa bám sát vào các căn cứ để kháng nghị như Toà án cấp sơ thẩm có những vi phạm trong việc áp dụng Bộ luật hình sự về định tội danh, áp dụng điều, khoản của Bộ luật hình sự, về định khung hình phạt, về áp dụng các biện pháp tư pháp, về án phí…; vi phạm về thủ tục tố tụng hình sự trong giai đoạn xét xử sơ thẩm; bản án hoặc quyết định sơ thẩm không phù hợp với tình tiết khách quan của vụ án; việc điều tra, xét hỏi tại phiên toà không đầy đủ, chưa rõ ràng. Nội dung của kháng nghị chưa xác định chính xác những vi phạm pháp luật của bản án hoặc quyết định làm căn cứ để kháng nghị, chỉ đề cập một cách chung chung như: xét thấy án sơ thẩm chưa đánh giá đúng tính chất, mức độ hậu quả của hành vi phạm tội; hoặc hình phạt áp dụng đối với bị cáo là không tương xứng với hành vi phạm tội do bị cáo gây ra; hoặc mức án sơ thẩm là chưa thoả đáng, án xử quá nặng hay quá nhẹ vân vân mà chưa phân tích rõ căn cứ, cơ sở của kháng nghị, không đưa ra được những căn cứ có tính thuyết phục. Do đó, dẫn đến việc Viện kiểm sát nhân dân cấp trên phải rút kháng nghị hoặc Toà án cấp phúc thẩm không chấp nhận kháng nghị. Ví dụ, năm 2003, trong số 484 vụ do các Viện kiểm sát cấp tỉnh kháng nghị phúc thẩm, số vụ Viện phúc thẩm rút kháng nghị và số Toà án không chấp nhận kháng nghị chiếm tỷ lệ 55,2%. Số vụ Viện phúc thẩm bảo vệ quan điểm kháng nghị của Viện kiểm sát cấp tỉnh, cấp huyện nhưng Toà án bác kháng nghị là 40%. Nhiều Kiểm sát viên chưa chịu khó nghiên cứu để nắm vững các quy định của Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự và các văn bản hướng dẫn thi hành. Đặc biệt là những điều luật đã được sửa đổi, bổ sung và các văn bản hướng dẫn mới thay thế cho các văn bản hướng dẫn cũ. Những kiểm sát viên này chủ yếu tập trung ở độ tuổi từ 45 trở lên, đang theo học các khoá tại chức Đại học luật và Cao đẳng kiểm sát. Do độ tuổi cao nên việc nắm bắt các quy định mới hạn chế, việc kháng nghị của các Kiểm sát viên này chủ yếu dựa vào kinh nghiệm công tác. Vì

72

vậy, nhiều bản kháng nghị thiếu căn cứ và không thuyết phục nên bị Viện kiểm sát cấp trên rút kháng nghị hoặc Toà án phúc thẩm không chấp nhận.

Việc đào tạo kỹ năng cho Kiểm sát viên nói chung và kỹ năng kháng nghị phúc thẩm nói riêng còn nhiều hạn chế, chưa có bài bản và không chuyên sâu. Thực tế hiện nay, các Kiểm sát viên chủ yếu làm theo lối mòn và kinh nghiệm là chính. Do đó, Kiểm sát viên thiếu sâu sắc trong phát hiện các vi phạm của hoạt động xét xử hoặc chỉ chú ý phát hiện một số vấn đề liên quan đến việc chênh lệch về mức án, mà ít chú ý đến các vấn đề khác. Điều này lý giải vì sao có sự mất cân đối trong cơ cấu các bản kháng nghị (chủ yếu là kháng nghị về mức án đối với bị cáo, không có nhiều bản kháng nghị về các vi phạm tố tụng hoặc kháng nghị quyết định của Tòa án).

Thứ hai, lãnh đạo của Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các cấp trong công tác kháng nghị phúc thẩm hình sự còn buông lỏng, chưa có sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát.

Chất lượng kháng nghị phúc thẩm còn nhiều hạn chế là do, một số trường hợp lãnh đạo đơn vị không cương quyết bảo vệ quan điểm của Viện kiểm sát nên không tiến hành kháng nghị phúc thẩm đối với các vi phạm của bản án sơ thẩm. Có những Viện kiểm sát cấp huyện ở một số tỉnh trong một thời gian dài không có kháng nghị phúc thẩm nào, trong khi thông qua kháng cáo thì số bản án phúc thẩm bị sửa án không phải là ít là điều không bình thường. Ví dụ, năm 2002 -2003, Viện kiểm sát nhân dân huyện An Lão, Viện kiểm sát nhân dân huyện An Dương thành phố Hải Phòng không ban hành kháng nghị nào. Thực trạng này không phải là do Toà án cấp sơ thẩm không có vi phạm hoặc quan điểm xét xử hai ngành Toà án và Viện kiểm sát cùng cấp đã thống nhất. Mà thực tế nhiều vụ án có sự chênh lệch đáng kể về mức án giữa Viện kiểm sát và Toà án, nhưng Viện kiểm sát cùng cấp không kháng nghị phúc thẩm, chỉ đến khi có kháng cáo của bị cáo, bị hại...thì cấp phúc thẩm xét thấy có căn cứ đã chấp nhận kháng cáo cho thấy công tác

73

kháng nghị phúc thẩm của Viện kiểm sát thực hiện chưa tốt, vẫn còn để lọt những trường hợp đáng ra phải kháng nghị nhưng lại không tiến hành kháng nghị. Ví dụ: trong năm 2004, tổng số vụ án đã xét xử theo thủ tục phúc thẩm đối với án cấp quận, huyện thuộc Viện kiểm sát thành phố Hải Phòng là 125 vụ với 145 bị cáo. Trong đó, số bị cáo kháng cáo là 132 bị cáo và được cấp phúc thẩm sửa án là 51 bị cáo, chiếm 38,6% trên tổng số bị cáo kháng cáo đã được xét xử. Qua nghiên cứu số liệu trên cho thấy: sau khi trừ đi số bị cáo được sửa án do có phát sinh tình tiết mới tại phiên toà là 33 bị cáo và 04 bị cáo vừa có kháng cáo vừa có kháng nghị, thì còn lại là 14 bị cáo do cấp sơ thẩm đánh giá không đúng tính chất và hành vi phạm tội của bị cáo cũng như để lọt không áp dụng đầy đủ các tình tiết giảm nhẹ mà bị cáo được hưởng theo quy định của pháp luật, áp dụng không đúng các tình tiết tăng nặng...nên đã bị cấp phúc thẩm sửa án (số lượng này chiếm 10% trên tổng số bị cáo kháng cáo được xét xử). Điều đó cho thấy, án sơ thẩm có vi phạm nhưng đã không được Viện kiểm sát hai cấp thành phố Hải Phòng kháng nghị phúc thẩm mà chỉ đến khi bị cáo, bị hại...kháng cáo thì mới được cấp phúc thẩm sửa án. Đây cũng là tình trạng chung của toàn ngành kiểm sát.

Việc quan tâm của lãnh đạo Viện ở một số tỉnh trong cả nước đối với công tác này còn ở mức độ nên chất lượng kháng nghị còn thấp. Việc nắm bắt quan điểm, đường lối xử lý đối với một số loại án còn chưa kịp thời, chưa bám sát yêu cầu nhiệm vụ chính trị nói chung và ở mỗi tỉnh, huyện nói riêng nên có những trường hợp Toà án cấp sơ thẩm xử quá nhẹ nhưng Viện kiểm sát không kháng nghị. Bên cạnh đó, việc sử dụng quyền kháng nghị

Một phần của tài liệu Kháng nghị phúc thẩm hình sự của Viện kiểm sát nhân dân trong quá trình giải quyết vụ án hình sự (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)