Đề xuất đối với Viện kiểm sát nhân dân tối cao:
Thứ nhất, về việc tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho các Kiểm sát viên.Viện kiểm sát nhân dân tối cao cần chỉ đạo Trường cao đẳng kiểm sát tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên sâu ở từng khâu công tác, trong đó có tập trung đào tạo kỹ năng về kháng nghị phúc thẩm cho các Kiểm sát viên. Vì trong công tác kháng nghị phúc thẩm Kiểm sát viên đóng vai trò vô cùng quan trọng. Hiện nay kỹ năng, cách thức tiến hành kháng nghị là một điểm yếu của đội ngũ các Kiểm sát viên. Các Kiểm sát viên chưa được đạo tạo chuyên sâu về lĩnh vực này mà chủ yếu là theo “lối mòn nghiệp vụ” mà chưa theo bài bản nhất định. Các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ này sẽ tập trung đào tạo cho Kiểm sát viên kỹ năng và trình tự thực hiện kháng nghị phúc thẩm hình sự. Đặc biệt là công tác đào tạo và tái đào tạo lại đối với đội ngũ Kiểm sát viên.
Thứ hai, về tổ chức và biên chế cán bộ cho ngành kiểm sát cũng như phương tiện làm việc. Hiện nay ở các Phòng thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm các vụ án hình sự Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh trong cả nước chỉ đủ bố trí các Kiểm sát viên chủ yếu tập trung vào việc kiểm sát xét xử các vụ án theo thủ tục phúc thẩm (trung bình biên chế của các phòng là từ 5 đến 7 cán bộ). Chưa có bộ phận chuyên trách kiểm sát các bản án đã xét xử sơ thẩm để phát hiện có vi phạm thì kháng nghị kịp thời. Do đó, cần xem xét tăng cường số lượng cán bộ phù hợp cho Phòng thực hành
107
quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, để ngoài làm tốt việc kiểm sát xét xử các vụ án theo thủ tục phúc thẩm còn phải nghiên cứu tất cả các bản án sơ thẩm để qua đó phát hiện những vi phạm phải kháng nghị thì ban hành kháng nghị kịp thời.
Mặt khác, số lượng Kiểm sát viên Viện kiểm sát các cấp còn trong tình trạng thiếu. Do vậy, Viện kiểm sát nhân dân tối cao cần bổ sung kịp thời cho các đơn vị của ngành kiểm sát còn chưa đủ số lượng Kiểm sát viên theo biên chế của ngành. Cụ thể, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện cần bổ sung là 1.117 người; cấp tỉnh cần bổ sung là 161 người, đặc biệt là đối với các tỉnh miền Tây Nam Bộ đang trong tình trạng thiếu trầm trọng. Về nguồn tuyển dụng có thể là các sinh viên đã tốt nghiệp các trường đại học luật hoặc các khoa luật của các trường đại học trên cả nước; những cán bộ đã đủ thời gian công tác và các điều kiện khác để xem xét bổ nhiệm Kiểm sát viên. Hoặc trước mắt, có thể thực hiện việc luân chuyển cán bộ, những cán bộ ở tỉnh, thành phố thừa Kiểm sát viên theo biên chế về công tác tại những tỉnh còn thiếu...
Hiện nay, đời sống cán bộ ngành kiểm sát còn nhiều khó khăn. Trụ sở của đa số Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện đều cũ kỹ, trật chội. Trang thiết bị phục vụ cho công việc còn nhiều thiếu thốn, lạc hậu. Có những Viện kiểm sát cấp huyện phải chung phòng làm việc của cán bộ với hội trường nên rất bất tiện, hoặc không có phòng tiếp dân riêng nên phải tiếp dân chung phòng với các cán bộ khác gây khó khăn trong giải quyết công việc; có những trụ sở mùa hè thì nóng, mùa mưa bị dột ướt...Đối với các trụ sở làm việc của viện kiểm sát này Viện kiểm sát nhân dân tối cao cần có sự quan tâm chỉ đạo trong việc cho xây mới. Đối với các trang thiết bị phục vụ cho công việc như máy vi tính, máy phô tô còn thiếu hoặc qúa cũ kỹ rất hay hỏng hóc…Hiện nay có Viện kiểm sát cấp huyện chỉ có 03 máy vi tính nên không đảm bảo vừa làm công tác thống kê, báo cáo, kế toán, đánh cáo
108
trạng…dẫn đến tình trạng phải gia hạn thời hạn truy tố do không đủ máy vi tính làm việc. Để cho cán bộ, Kiểm sát viên ngành kiểm sát yên tâm công tác, cống hiến cho ngành, lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao cần có sự quan tâm đầu tư hơn nữa.
Thứ ba, đề xuất đến Viện kiểm sát nhân dân tối cao sớm ban hành Quy chế chính thức về thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử để có cơ sở pháp lý trong việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của ngành kiểm sát nói chung và trong công tác kháng nghị phúc thẩm hình sự nói riêng. Vì hiện nay việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của ngành kiểm sát vẫn dựa trên cơ sở Quy chế tạm thời về công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự được ban hành từ năm 2004.
Thứ tư, đề xuất đến Viện kiểm sát nhân dân tối cao phối hợp với Toà án nhân dân tối cao sớm ban hành quy chế phối hợp giữa hai ngành Viện kiểm sát và Toà án trong công tác kháng nghị phúc thẩm hình sự. Hoặc trước mắt ban hành một Thông tư liên ngành Toà án - Viện kiểm sát trong lĩnh vực này, tạo cơ sở cho Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới và Toà án nhân dân cấp dưới xây dựng quan hệ phối hợp ở cấp mình.
Thứ năm, Viện kiểm sát nhân dân tối cao cần lấy ý kiến của cán bộ ngành kiểm sát về những khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ngành nói chung và công tác kháng nghị phúc thẩm hình sự nói riêng theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật hình sự hiện hành. Từ đó, Viện kiểm sát nhân dân tối cao tổng hợp đề xuất đến các cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung một cách kịp thời.
Đề xuất đối với Toà án nhân dân tối cao:
Thứ nhất, sớm ban hành quy chế phối hợp giữa hai ngành Viện kiểm sát và Toà án trong công tác kháng nghị phúc thẩm hình sự. Hoặc trước mắt ban hành một Thông tư liên ngành Toà án - Viện kiểm sát trong lĩnh vực này, tạo
109
cơ sở cho Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới và Toà án nhân dân cấp dưới xây dựng quan hệ phối hợp ở cấp mình.
Thứ hai, đề xuất đến Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao trong khi đợi ban hành Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự sửa đổi, bổ sung, cần ban hành các Nghị quyết hướng dẫn về những vấn đề còn nhiều vướng mắc trong thực tiễn áp dụng pháp luật nói chung và trong công tác kháng nghị phúc thẩm hình sự nói riêng, tạo ra nhận thức thống nhất giữa ngành Toà án và Viện kiểm sát, góp phần nâng cao chất lượng của công tác kháng nghị phúc thẩm hình sự.
Tuy nhiên, các hướng dẫn của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao cần được tham khảo và lấy ý kiến từ ngành kiểm sát cũng như thực tiễn áp dụng để hướng dẫn thật sự đem lại hiệu quả.
Kết luận chương 3
Từ việc tìm hiểu những vấn đề chung về kháng nghị phúc thẩm hình sự của Viện kiểm sát nhân dân trong quá trình giải quyết vụ án hình sự như: khái niệm kháng nghị phúc thẩm hình sự; những quy định của pháp luật tố tụng hiện hành về đối tượng, thời hạn, căn cứ, trình tự kháng nghị phúc thẩm hình sự v.v. Qua việc phân tích tình hình kháng nghị phúc thẩm hình sự của Viện kiểm sát nhân dân từ năm 2002 đến năm 2006 và đi sâu phân tích tthực trạng kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân thuộc thành phố Hải Phòng, để từ đó nêu lên những tồn tại thiếu sót trong kháng nghị phúc thẩm hình sự. Đồng thời, tìm ra những nguyên nhân của những tồn tại thiếu sót trên, tác giả đã đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kháng nghị phúc thẩm hình sự của Viện kiểm sát. Để nâng cao chất lượng công tác kháng nghị phúc thẩm hình sự của ngành kiểm sát nhân dân phải có các giải pháp cụ thể từ việc hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự về kháng nghị phúc thẩm đến công tác tổ chức cán bộ ngành kiểm sát nhân dân như: giải pháp nâng cao về trình độ, năng lực, trách nhiệm nghề nghiệp và số lượng Kiểm sát viên Viện kiểm
110
sát nhân dân các cấp; tăng cường sự lãnh đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát của lãnh đạo Viện kiểm sát cấp trên đối với các Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới; tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan tư pháp trong giải quyết kháng nghị phúc thẩm hình sự...Ngoài ra, tác giả đưa ra một số đề xuất với các cơ quan tư pháp trung ương để công tác kháng nghị của Viện kiểm sát thực sự là một công cụ hữu hiệu góp phần nâng cao chất lượng của hoạt động tư pháp hiện nay.
111
KẾT LUẬN
Kháng nghị phúc thẩm hình sự là một quyền năng pháp lý đặc thù của Viện kiểm sát nhân dân nhằm đảm bảo cho việc xét xử của Toà án được đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.
Chính vì vậy, công tác kháng nghị phúc thẩm hình sự có vai trò, ý nghĩa hết sức quan trọng trong hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm hình sự. Do đó, nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động kháng nghị phúc thẩm hình sự là hết sức cần thiết nhằm đáp ứng các yêu cầu về nâng cao chất lượng này nói riêng và hoạt động của ngành kiểm sát nói chung theo tinh thần Nghị quyết 08 của Bộ chính trị và chỉ thị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Kết quả nghiên cứu đã làm rõ những cơ sở lý luận, căn cứ pháp lý cũng như đối tượng, thẩm quyền và phạm vi của công tác kháng nghị phúc thẩm hình sự. Đặc biệt, làm rõ hơn về nhận thức công tác kháng nghị phúc thẩm vừa nhằm thực hiện chức năng thực hành quyền công tố, vừa để thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật; làm rõ những quyết định nào của Toà án cấp sơ thẩm là đối tượng của kháng nghị phúc thẩm hình sự…
Qua nghiên cứu, đề tài đã đánh giá thực trạng hoạt động kháng nghị phúc thẩm hình sự của ngành kiểm sát nhân dân, với những mặt đã làm được cũng như những tồn tại, thiếu sót và những nguyên nhân gây nên những tồn tại thiếu sót đó. Trên cơ sở đó, đề tài đã đưa ra một nhóm giải pháp cơ bản như: giải pháp hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự; nâng cao trình độ năng lực, trách nhiệm nghề nghiệp và số lượng Kiểm sát viên; tăng cường lãnh đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, kiểm sát của lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp trên với Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới; tăng cường sự phối
112
hợp giữa các cơ quan tư pháp trong giải quyết kháng nghị phúc thẩm hình sự.
Trên cơ sở nghiên cứu, đề tài đã đưa ra một số kiến nghị đề xuất với cơ quan tư pháp trung ương về công tác sửa đổi, bổ sung hướng dẫn, giải thích pháp luật hình sự, pháp luật tố tụng hình sự liên quan dến hoạt động kháng nghị phúc thẩm hình sự, nhằm tạo nhận thức thống nhất một số vấn đề trong Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự…làm cơ sở cho công tác kháng nghị phúc thẩm hình sự đạt chất lượng tốt hơn.
Đề tài cũng đề xuất với Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong việc chỉ đạo Trường đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát mở các lớp bồi dưỡng về kháng nghị phúc thẩm hình sự cho Kiểm sát viên; trong việc sớm ban hành Quy chế chính thức về thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử…Đồng thời đề xuất đến Toà án nhân dân tối cao trong việc phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao sớm ban hành Quy chế phối hợp giữa hai ngành Toà án và Viện kiểm sát trong công tác kháng nghị phúc thẩm hình sự; trong việc ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự...
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng kết quả nghiên cứu của đề tài mới giới hạn trong một số vấn đề mà tác giả tổng kết, đánh giá được. Những giải pháp, kiến nghị, đề xuất nêu trong đề tài chưa phải là đầy đủ và toàn diện. Do đó, tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các chuyên gia trong và ngoài ngành kiểm sát cũng như các nhà luật gia để hoàn thiện những vấn đề đã nghiên cứu.
113