Giải pháp hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự về kháng nghị phúc thẩm.

Một phần của tài liệu Kháng nghị phúc thẩm hình sự của Viện kiểm sát nhân dân trong quá trình giải quyết vụ án hình sự (Trang 85)

PHÚC THẨM HÌNH SỰ CỦA VIỆN KIỂM SÁT TRONG GIẢI

QUYẾT VỤ ÁN HÌNH SỰ

3.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự về kháng nghị phúc thẩm. phúc thẩm.

Ở chương một của đề tài đã phân tích những quy định của pháp luật tố tụng hình sự về kháng nghị phúc thẩm của Viện kiểm sát trong quá trình giải quyết vụ án hình sự cho thấy có nhiều quy định cần được sửa đổi, bổ sung và hướng dẫn. Hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự được coi là một giải pháp đầu tiên, quan trọng góp phần nâng cao chất lượng kháng nghị phúc thẩm hình sự của ngành kiểm sát. Cụ thể như sau:

Trước hết, về đối tượng của kháng nghị phúc thẩm hình sự: Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành quy định trong giai đoạn xét xử sơ thẩm, Toà án ban hành rất nhiều loại quyết định nhưng chưa quy định cụ thể những quyết định nào là đối tượng của kháng nghị phúc thẩm. Do đó, vấn đề này được hướng dẫn tại Nghị quyết số 05/2005/NQ - HĐTP ngày 08/12/2005 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, về việc hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ tư “xét xử phúc thẩm” của Bộ luật tố tụng hình sự. Tại mục 2 phần I, hướng dẫn thi hành Điều 232 Bộ luật tố tụng hình sự thì những quyết định sơ thẩm là đối tượng của kháng nghị phúc thẩm bao gồm: quyết định tạm đình chỉ vụ án; quyết định đình chỉ vụ án; quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh và các quyết định khác. Với đối tượng là các quyết định khác, Nghị quyết không đề cập cụ thể là những quyết định nào mà chỉ hướng dẫn chung chung: trường hợp kháng nghị đối với các quyết định khác, thì Toà án cấp sơ thẩm phải căn cứ vào quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và văn bản pháp luật có liên quan quy định về thẩm quyền và

82

thủ tục kháng nghị, giải quyết cụ thể đó để giải quyết vụ án. Như vậy, Bộ luật tố tụng hình sự và Nghị quyết hướng dẫn trên của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao đều chưa nói rõ quyết định nào của Toà án cấp sơ thẩm là đối tượng của kháng nghị phúc thẩm.

Hiện nay, giữa những quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền về diện các quyết định sơ thẩm là đối tượng của kháng nghị phúc thẩm với việc nhận thức, giải thích và vận dụng trong thực tiễn của các cơ quan tiến hành tố tụng còn có những “xung đột”. Do vậy, để loại bỏ những “xung đột” này cần có giải pháp là, trong Bộ luật tố tụng hình sự (hoặc Thông tư liên ngành) phải xác định rõ những quyết định nào là đối tượng của công tác kháng nghị phúc thẩm hình sự. Tại các phần trên đã phân tích và tác giả đã đưa ra quan điểm của mình về các điều kiện để một quyết định sơ thẩm là đối tượng của kháng nghị phúc thẩm. Theo tác giả, Bộ luật tố tụng hình sự sửa đổi, bổ sung mới hoặc trong Thông tư liên ngành Toà án - Viện kiểm sát cần quy định rõ các quyết định sau đây là đối tượng của kháng nghị phúc thẩm hình sự. Đồng thời, cũng phải xác định những quyết định trên phải được Toà án gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn hai ngày kể từ ngày ra quyết định, để có căn cứ tính thời hạn kháng nghị phúc thẩm. Đó là các quyết định: quyết định đình chỉ vụ án hình sự; quyết định tạm đình chỉ vụ án hình sự; quyết định áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn; quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh; quyết định khởi tố vụ án của Hội đồng xét xử.

Quyết định khởi tố vụ án hình sự của Hội đồng xét xử, đã được quy định tại khoản 3 Điều 109 Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành “trong trường hợp quyết định khởi tố vụ án hình sự của Hội đồng xét xử không có căn cứ thì Viện kiểm sát kháng nghị lên Toà án cấp trên”. Việc coi quyết định khởi tố vụ án hình sự là một trong những quyết định thuộc đối tượng của kháng nghị phúc thẩm vì những lý do sau:

83

Thứ nhất, quyết định khởi tố vụ án hình sự của Hội đồng xét xử là một quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật ngay vì “phải được gửi tới cho Viện kiểm sát để xem xét, quyết định việc điều tra” (khoản 3 Điều 104 Bộ luật tố tụng hình sự).

Thứ hai, quyết định khởi tố vụ án hình sự là một quyết định liên quan trực tiếp đến việc giải quyết vụ án hình sự. Hội đồng xét xử ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp “nếu qua việc xét xử tại phiên toà mà phát hiện được tội phạm hoặc người phạm tội mới” (khoản 1 Điều 104 Bộ luật tố tụng hình sự).

Thứ ba, quyết định khởi tố vụ án hình sự của Hội đồng xét xử cấp sơ thẩm nếu không đủ căn cứ, Viện kiểm sát không tiến hành kháng nghị sẽ không có một trình tự nào khác để khắc phục. Vì đối với các quyết định khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra, Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra không có căn cứ thì Viện kiểm sát ra quyết định huỷ bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự của các cơ quan trên. (khoản 2 Điều 109 Bộ luật tố tụng hình sự).

Việc quy định rõ các quyết định trên của Toà án cấp sơ thẩm là đối tượng của kháng nghị phúc thẩm hình sự không chỉ làm rõ trách nhiệm của Viện kiểm sát trong hoạt động kháng nghị mà còn xác định được thời hạn có hiệu lực của các quyết định mà Toà án ban hành trước, trong và sau xét xử.

Hai là: giải pháp về thời hạn kháng nghị phúc thẩm hình sự: tại Điều 229 Bộ luật tố tụng hình sự quy định: “Trong thời hạn mười ngày kể từ ngày tuyên án, Toà án cấp sơ thẩm phải giao bản án cho bị cáo, Viện kiểm sát…”. Trong khi đó, tại khoản 1 Điều 234 Bộ luật tố tụng hình sự quy định về thời hạn Viện kiểm sát kháng nghị đối với bản án là: “Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp là mười lăm ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là ba mươi ngày kể từ ngày tuyên án”.

84

Qua phân tích tại các chương trên, việc quy định như trên là chưa phù hợp. Rõ ràng, việc quy định thời hạn giao bản án dài (10 ngày) ảnh hưởng đến hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc xét xử các vụ án hình sự của Viện kiểm sát. Do đó, cần có sự sửa đổi về quy định thời hạn kháng nghị đối với bản án sơ thẩm của Viện kiểm sát. Sửa đổi có thể theo một trong hai hướng sau: thứ nhất, quy định thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp là hai mươi ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là ba mươi năm ngày. Nếu theo hướng này việc quy định thời điểm bắt đầu tính thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát “kể từ ngày tuyên án” mới hợp lý.

Thứ hai, rút ngắn thời gian gửi bản án của Toà án cấp sơ thẩm, Toà án cấp sơ thẩm phải gửi bản án cho Viện kiểm sát trong thời hạn bảy ngày thay cho thời hạn mười ngày như hiện nay, kể từ ngày tuyên án.

Việc rút ngắn thời hạn giao bản án sơ thẩm cho Viện kiểm sát là một giải pháp hợp lý. Bởi lẽ, thực tế hiện nay phổ biến tình trạng bản án tuyên tại phiên toà là bản án được dự thảo sẵn. Sau khi kết thúc phiên toà, Thẩm phán Chủ toạ phiên toà có sự “sửa chữa” nội dung, và tất nhiên đến ngày thứ mười mới giao bản án cho Viện kiểm sát. Trường hợp này rõ ràng là vi phạm pháp luật, vì thực chất đã có hai bản án cho một bị cáo. Khi Viện kiểm sát cùng cấp nhận được bản án thì thời hạn kháng nghị chỉ còn năm ngày để xem xét có kháng nghị hay không. Viện kiểm sát cùng cấp cố gắng thực hiện trách nhiệm của mình, nhưng cũng không được, vì không đủ thời gian để kháng nghị. Mặt khác, mỗi Thẩm phán đều có Thư ký giúp việc trước, trong và sau phiên toà. Do đó, đưa ra giải pháp rút ngắn thời hạn gửi bản án sơ thẩm của Toà án cho Viện kiểm sát cũng là một giải pháp khả thi, đồng thời làm cho quyết định của Toà án có hiệu lực nhanh hơn là giải pháp kéo dài thời gian kháng nghị của Viện kiểm sát, những người tham gia tố tụng sẽ không mất nhiều thời gian theo dõi vụ án sau khi xét xử.

85

Việc quy định và áp dụng chính xác, chặt chẽ các quy định về thời hạn trong tố tụng hình sự là vấn đề rất quan trọng, liên quan trực tiếp đến quá trình giải quyết vụ án của các cơ quan tiến hành tố tụng cũng như góp phần đảm bảo quyền lợi hợp pháp của bị cáo và những người tham gia tố tụng. Do đó, quá trình xây dựng Bộ luật tố tụng hình sự sửa đổi cần có sự nghiên cứu kỹ lưỡng theo các giải pháp trên để đưa ra những quy định hợp lý về nội dung này, góp phần hoàn thiện Bộ luật tố tụng hình sự.

Để tăng cường công tác kháng nghị phúc thẩm trên một cấp thì điều căn bản là Viện kiểm sát cấp trên phải nghiên cứu đầy đủ được các bản án hình sự sơ thẩm để phát hiện vi phạm và kháng nghị, tức là phải có “nguồn” để kháng nghị. Muốn làm được điều đó thì Viện kiểm sát cấp dưới phải đôn đốc Toà án cùng cấp gửi bản án đúng quy định. Đồng thời, Bộ luật tố tụng hình sự cũng cần quy định bổ sung, Toà án cấp sơ thẩm ngoài việc gửi bản án cho Viện kiểm sát cùng cấp phải gửi bản án cho Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp. Quy định như vậy làm cho Viện kiểm sát cấp phúc thẩm không bị mất một khoảng thời gian đợi bản án sơ thẩm được gửi từ Viện kiểm sát cấp dưới mà trực tiếp nhận được bản án của Toà án cấp sơ thẩm gửi lên. Ví dụ: ngày 10/01/2007 Toà án gửi bản án sơ thẩm cho Viện kiểm sát cùng cấp. Viện kiểm sát cùng cấp xem bản án và làm thủ tục chuyển cho Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp, thì ít nhất ngày 11/01/2007, Viện kiểm sát cấp dưới mới gửi bản án cho Viện kiểm sát cấp trên. Nếu quy định Toà án cấp sơ thẩm gửi bản án cho Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp thì ngày gửi bản án cho Viện kiểm sát cấp trên là ngày 10/01/2007. Mặt khác, thực tế hiện nay các Viện kiểm sát cấp dưới gửi bản án cho Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp không thực hiện ngay khi nhận được bản án của Toà án mà một tuần gửi một lần thông qua cán bộ văn thư; đối với các tỉnh có địa bàn rộng, việc gửi bản án của Viện kiểm sát cấp dưới cho Viện kiểm sát cấp trên thường thực hiện thông qua con đường bưu điện. Bởi lẽ, việc Viện kiểm sát cấp dưới gửi bản án sơ

86

thẩm cho Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp ngay khi nhận được bản án sơ thẩm của Toà án gửi sang là rất khó khăn và mất thời gian cũng như công sức. Mặt khác, hầu như ngày nào Viện kiểm sát cùng cấp cũng nhận được bản án sơ thẩm của Toà án cùng cấp. Đặc biệt là việc gửi bản án sơ thẩm của Toà án nhân dân cấp tỉnh cho Viện kiểm sát nhân dân tối cao chủ yếu thông qua con đường bưu điện. Do đó sẽ rất mất thời gian, không đảm bảo đúng thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là ba mươi ngày. Để tránh được tình trạng Viện kiểm sát cấp phúc thẩm muốn kháng nghị nhưng lại hết thời hạn kháng nghị phúc thẩm trên một cấp và tạo điều kiện cho Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp thực hiện việc kiểm tra, giám sát hoạt động kháng nghị của Viện kiểm sát cấp dưới một cách kịp thời, cần quy định Toà án cấp sơ thẩm cùng với việc gửi bản án cho Viện kiểm sát cùng cấp phải gửi bản án cho Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp.

Về cách tính thời điểm bắt đầu và kết thúc đối với trường hợp kháng nghị các quyết định của Toà án cấp sơ thẩm hiện nay trong Bộ luật tố tụng hình sự chưa quy định một cách cụ thể. Tại Nghị quyết số 05 ngày 08/12/2005 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao mới hướng dẫn về cách tính thời điểm bắt đầu và kết thúc của thời hạn kháng nghị đối với bản án mà chưa hướng dẫn đối với trường hợp kháng nghị đối với các quyết định sơ thẩm. Do vậy, trong Bộ luật tố tụng hình sự sửa đổi bổ sung cần quy định rõ cách tính thời điểm bắt đầu cũng như kết thúc của thời hạn kháng nghị đối với bản án, quyết định sơ thẩm. Hoặc trong hướng dẫn của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao cần bổ sung cách tính thời điểm bắt đầu và kết thúc của thời hạn kháng nghị đối với quyết định sơ thẩm. Tránh tình trạng tính thời hạn kháng nghị đối với quyết định sơ thẩm không thống nhất như hiện nay. Cụ thể là, thời điểm bắt đầu tính thời hạn kháng nghị đối với quyết định sơ thẩm của Toà án là ngày tiếp theo của ngày được xác định. Ngày được xác định là ngày Viện kiểm sát nhận được quyết định của Toà án

87

(Bộ luật tố tụng hình sự sửa đổi quy định rõ các quyết định là đối tượng của kháng nghị phúc thẩm hình sự phải được gửi cho Viện kiểm sát trong thời hạn 02 ngày, kể từ ngày Toà án ra quyết định). Nếu ngày được xác định là ngày nghỉ cuối tuần (thứ bảy, chủ nhật) hoặc ngày nghỉ lễ thì ngày bắt đầu của thời hạn kháng nghị là ngày làm việc đầu tiên tiếp theo ngày nghỉ đó. Thời điểm kết thúc của thời hạn kháng nghị đối với quyết định sơ thẩm của Toà án là thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hạn. Nếu ngày cuối cùng của thời hạn là ngày nghỉ cuối tuần (thứ bảy, chủ nhật) hoặc ngày nghỉ lễ, thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày làm việc đầu tiên tiếp theo ngày nghỉ đó. Thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hạn vào lúc hai mươi tư giờ của ngày đó.

Ví dụ: ngày 01/01/2007, Toà án ra quyết định tạm đình chỉ vụ án. Trong trường hợp này, ngày xác định là ngày 03/01/2007 (vì trừ đi thời hạn gửi quyết định của Toà án cho Viện kiểm sát là 02 ngày, kể từ ngày Toà án ra quyết định) và thời điểm tính bắt đầu thời hạn kháng nghị bảy ngày (đối với Viện kiểm sát cùng cấp), mười lăm ngày (đối với Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp) là ngày 04/01/2007. Trường hợp ngày 03/01/2007 là thứ sáu thì thời điểm tính thời hạn kháng nghị mười lăm ngày (đối với Viện kiểm sát cùng cấp), ba mươi ngày (đối với Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp) là ngày 06/01/2007.

Nếu thời điểm bắt đầu của thời hạn kháng nghị là ngày 04/01/2007 (không rơi vào ngày nghỉ cuối tuần hoặc ngày nghỉ lễ), thì thời điểm kết thúc của thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp là hai mươi tư giờ ngày 10/01/2007 (bảy ngày); của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là hai mươi tư giờ ngày 18/01/2007 (mười lăm ngày). Nếu ngày 10/01/2007 và 18/01/2007 là ngày chủ nhật thì thời điểm kết thúc của thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp là hai mươi tư giờ ngày 11/01/2007, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là ngày 19/01/2007.

88

Ba là, giải pháp đặt ra đối với căn cứ kháng nghị phúc thẩm: hiện nay Bộ luật tố tụng hình sự không quy định về các căn cứ kháng nghị phúc thẩm.

Một phần của tài liệu Kháng nghị phúc thẩm hình sự của Viện kiểm sát nhân dân trong quá trình giải quyết vụ án hình sự (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)