Vài nét về tổ chức bộ máy Viện kiểm sát nhân dân.

Một phần của tài liệu Kháng nghị phúc thẩm hình sự của Viện kiểm sát nhân dân trong quá trình giải quyết vụ án hình sự (Trang 46)

Hiến pháp năm 1992 sửa đổi và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân mới năm 2002, chức năng của Viện kiểm sát Việt Nam có một sự điều chuyển lớn: Viện kiểm sát thôi không làm chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong lĩnh vực hành chính, kinh tế (kiểm sát chung), để tập trung làm tốt chức năng công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp, chấm dứt hoạt động kiểm sát chung tồn tại suốt từ năm 1960 đến năm 2001. Về tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát nhìn chung không có gì thay đổi so với trước đây. Tuy nhiên, do chức năng của Viện kiểm sát có những điểm mới, nên tổ chức của Viện kiểm sát có những thay đổi cho phù hợp. Trên cơ sở của Hiến pháp năm 1992 sửa đổi và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002, tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân cụ thể như sau:

Hệ thống Viện kiểm sát nhân dân theo quy định tại Điều 30 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 gồm có: Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Các Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Các Viện kiểm sát quân sự.

Viện kiểm sát nhân dân tối cao gồm có Uỷ ban kiểm sát, các Cục, Vụ, Viện, văn phòng và trường đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát. Theo Quyết định số 01/2003/QĐ/VKSTC-TCCB ngày 19/02/2003 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao có Cục điều tra và Cục thống kê và 10 vụ: Vụ thực hành quyền công tố và kiểm

43

sát điều tra án hình sự; Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án an ninh; Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự; Vụ kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù; Vụ kiểm sát thi hành án; Vụ kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự; Vụ kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính, kinh tế, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật; Vụ khiếu tố; Vụ Kế hoạch - Tài chính; Vụ tổ chức cán bộ. Ngoài ra, Viện kiểm sát nhân dân tối cao còn có 03 Viện, Văn phòng, Ban thanh tra, Tạp chí kiểm sát, Báo bảo vệ pháp luật và Trường đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát.

Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh gồm có Uỷ ban kiểm sát, các phòng nghiệp vụ và văn phòng. Theo Quy định số 02 ngày 13 tháng 10 năm 2004 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về cơ cấu cán bộ Viện kiểm sát nhân dân các cấp: đối với Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có biên chế đến 45 người, là những đơn vị có 07 phòng nghiệp vụ, không có phòng thống kê tội phạm. Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có biên chế từ 46 đến 59 người, là những đơn vị có từ 07 đến 08 phòng nghiệp vụ, không có phòng thống kê tội phạm. Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có biên chế từ 60 đến 79 người, là những đơn vị có từ 08 đến 09 phòng nghiệp vụ, có đơn vị có phòng thống kê tội phạm, có đơn vị không có phòng thống kê tội phạm. Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có biên chế từ 80 đến 100 người, có từ 09 đến 11 phòng nghiệp vụ, có phòng thống kê tội phạm. Hiện nay, thông thường các Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thường có các phòng nghiệp vụ như: phòng Thực hành quyền công tố - Kiểm sát điều tra - Kiểm sát xét xử sơ thẩm án hình sự; phòng Thực hành quyền công tố - Kiểm sát điều tra - Kiểm sát xét xử sơ thẩm án hình sự các tội về kinh tế, chức vụ; phòng Thực hành quyền công tố - Kiểm sát điều tra - Kiểm sát xét xử sơ thẩm án an ninh ma tuý; phòng Kiểm sát xét xử phúc thẩm; phòng Giam giữ cải tạo; phòng Thi hành án; phòng Kiểm sát xét xử dân sự; phòng Hành chính - Kinh tế - Lao động; phòng Khiếu tố. Ngoài ra còn có các

44

phòng như: phòng Tổ chức cán bộ, phòng Thống kê tội phạm và Văn phòng tổng hợp.

Bộ máy làm việc và biên chế của các Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện và tương đương do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định. Viện kiểm sát cấp huyện và tương đương không có Uỷ ban kiểm sát và các phòng nghiệp vụ như đối với cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương mà bao gồm các bộ phận công tác do Viện trưởng, Phó viện trưởng và một số Kiểm sát viên, cán bộ phụ trách theo sự phân công của Viện trưởng. Cụ thể: đối với Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện có biên chế từ 06 đến 09 người được cơ cấu lãnh đạo gồm Viện trưởng và 1 Phó viện trưởng; Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện có biên chế từ 10 đến 15 người được cơ cấu lãnh đạo gồm Viện trưởng và 2 Phó viện trưởng. Các Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện này có bộ phận văn phòng tổng hợp, thống kê tội phạm và khiếu tố 02 người, trong đó 01 thống kê tội phạm kiêm tổng hợp và khiếu tố, 01 văn thư đánh máy kiêm kế toán, lưu trữ; số còn lại là công chức nghiệp vụ kiểm sát. Tỷ lệ Kiểm sát viên (kể cả lãnh đạo Viện) so với công chức chuyên môn nghiệp vụ kiểm sát (không kể công chức chuyên môn nghiệp vụ khác) từ 75 - 80%, không quá 80%. Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện có biên chế từ 16 đến 20 người được cơ cấu lãnh đạo gồm 01 Viện trưởng và 02 Phó viện trưởng. Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện có biên chế từ 21 người trở lên được cơ cấu lãnh đạo gồm Viện trưởng và 03 Phó Viện trưởng. Những Viện kiểm sát cấp huyện này có bộ phận văn phòng tổng hợp, thống kê tội phạm và khiếu tố 03 người, trong đó 01 thống kê tội phạm kiêm tổng hợp và khiếu tố, 01 văn thư kiêm kế toán, 01 đánh máy kiêm lưu trữ, còn lại là công chức chuyên môn nghiệp vụ kiểm sát. Tỷ lệ Kiểm sát viên so với công chức chuyên môn nghiệp vụ kiểm sát từ 75 - 80%, không quá 80%.

Một phần của tài liệu Kháng nghị phúc thẩm hình sự của Viện kiểm sát nhân dân trong quá trình giải quyết vụ án hình sự (Trang 46)