đạo Viện kiểm sát cấp trên đối với các Viện kiểm sát cấp dưới.
Cùng với việc nâng cao năng lực, trình độ, ý thức trách nhiệm của mỗi Kiểm sát viên trong cơng tác kháng nghị phúc thẩm thì tăng cường lãnh đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát của lãnh đạo Viện kiểm sát cấp trên với Viện kiểm sát cấp dưới là một giải pháp cần tiến hành một cách thường xuyên, có định hướng.
Tăng cường lãnh đạo, hướng dẫn của lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao đối với các Viện kiểm sát cấp tỉnh, cấp huyện. Tức là Viện kiểm sát cấp trên vạch ra đường lối, chỉ đạo về công tác kháng nghị đối với Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới. Hàng năm đưa ra các chỉ tiêu phấn đấu, phương hướng cụ thể đối với các Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, huyện trong cơng tác kháng nghị phúc thẩm hình sự.
Đối với Viện kiểm sát nhân dân thành phố mà trực tiếp là Phịng thực hành quyền cơng tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm hình sự phải thường xuyên
98
quan tâm đến công tác hướng dẫn, thông báo rút kinh nghiệm cho Viện kiểm sát nhân dân cấp quận, huyện những trường hợp kháng nghị bị rút, kháng nghị mà Toà án cấp phúc thẩm khơng chấp nhận, trong đó cần phải thống nhất một quan điểm là: kháng nghị của Viện kiểm sát cấp dưới đã được Viện kiểm sát cấp trên chấp nhận thì đó là kháng nghị đạt u cầu, cịn việc Viện kiểm sát cấp trên không bảo vệ được kháng nghị là trách nhiệm của Viện kiểm sát cấp trên.
Hiện nay, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã ban hành Quy chế tạm thời về công tác thực hành quyền cơng tố và kiểm sát xét xử hình sự mới (kèm theo Quyết định số 121 ngày 16/09/2004 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao) thay thế cho Quy chế thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự cũ (ban hành năm 1966). Do đó, lãnh đạo của Viện kiểm sát cấp tỉnh cần tổ chức quán triệt tới từng cán bộ, Kiểm sát viên toàn bộ nội dung của Quy chế và đặc biệt nhấn mạnh đến một số điểm mới để toàn bộ cán bộ, Kiểm sát viên kịp thời nắm bắt, thực hiện hiệu quả.
Đối với những vướng mắc của Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới trong công tác kháng nghị phúc thẩm phải xin ý kiến chỉ đạo của Viện kiểm sát nhân dân cấp trên, Viện kiểm sát nhân dân cấp trên cần có sự hướng dẫn kịp thời. Hàng năm, Viện kiểm sát nhân dân tối cao cần có sự tổng kết đánh giá về công tác kháng nghị trong toàn ngành kiếm sát, từ đó rút ra những ưu nhược điểm của công tác kháng nghị phúc thẩm để cùng rút kinh nghiệm. Đồng thời, cần xây dựng những mơ hình tổ chức rút kinh nghiệm thường xuyên bằng cách tập huấn, hội thảo, trao đổi thông tin, mở rộng quan hệ nội bộ Viện kiểm sát nhân dân trong cả nước là điều kiện tốt nhất cho việc trau dồi kinh nghiệm. Kinh nghiệm được rút ra từ cấp trên, từ các khâu cơng tác, thậm chí từ cấp dưới được thơng tin lên đều phải được trân trọng và phổ cập đến mọi cán bộ. Kinh nghiệm công tác phải là sản phẩm chung của mọi người. Từ những đường lối chỉ đạo chung của Viện kiểm sát nhân dân tối
99
cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh cần quán triệt cho các Viện kiểm sát cấp quận, huyện thuộc tỉnh mình.
Ngược lại, Viện kiểm sát nhân dân cấp trên không chỉ tăng cường cơng tác lãnh đạo, chỉ đạo mà cịn phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với các Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chủ trương, đường lối của Viện kiểm sát nhân dân cấp trên có được quán triệt tới từng đơn vị và thực hiện một cách nghiêm túc không. Đôn đốc các Viện kiểm sát cấp cấp dưới thực hiện tốt công tác thông kê, báo cáo định kỳ qua đó để Viện kiểm sát cấp trên nắm bắt nhanh chóng tình hình đề ra phương hướng kịp thời.
Thông qua công tác kiểm tra, giám sát thường xuyên, Viện kiểm sát nhân dân cấp trên sẽ nắm bắt được các vướng mắc của Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới trong việc quyết định có kháng nghị hay khơng để có hướng dẫn kịp thời. Ngược lại, việc kiểm tra giám sát của Viện kiểm sát nhân dân cấp trên sẽ giúp cho việc phát hiện vi phạm của bản án hoặc quyết định trong trường hợp đã hết thời hạn kháng nghị cùng cấp thì thực hiện kháng nghị trên một cấp, hạn chế việc không kháng nghị do hết thời hạn. Ngược lại, thực hiện việc báo cáo thường xuyên của Viện kiểm sát cấp dưới sẽ giúp cho việc kháng nghị trên một cấp có hiệu quả. Cần coi việc báo cáo Viện kiểm sát cấp trên để kháng nghị phúc thẩm cũng là hoàn thành tốt chức năng kiểm sát hoạt động xét xử của Viện kiểm sát cấp dưới.
Tuy nhiên, để thực hiện tốt những nội dung trên, giữa Viện kiểm sát nhân dân cấp trên và Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới cần có sự phối hợp với nhau trên cơ sở quy chế của ngành và các nguyên tắc của tố tụng hình sự. Việc phối hợp giữa Viện kiểm sát cấp trên đối với Viện kiểm sát cấp dưới trong hoạt động kháng nghị phúc thẩm hình sự là rất cần thiết, nhằm kịp thời phát hiện các vi phạm của bản án, quyết định sơ thẩm của Tồ án để có kháng nghị đúng thời hạn. Để nâng cao chất lượng công tác kháng nghị phúc
100
thẩm thì hàng năm Phịng kiểm sát xét xử phúc thẩm cấp tỉnh cần có tổng kết đánh giá kết quả xét xử phúc thẩm, để thông báo kịp thời cho Viện kiểm sát đã xét xử sơ thẩm. Trong đó cần chú ý tổng kết các trường hợp cải sửa của cấp phúc thẩm đối với các bản án sơ thẩm về mức án, việc cho bị cáo được hưởng án treo hoặc việc huỷ án sơ thẩm vì có những vi phạm về thủ tục tố tụng hình sự, về việc đánh giá chứng cứ, vai trị đồng phạm…Từng tháng có thơng báo kết quả xét xử phúc thẩm cho các Viện kiểm sát sơ thẩm biết.
Khi Viện kiểm sát cấp huyện đã kháng nghị phúc thẩm thì có quyền đề nghị Phịng kiểm sát xét xử phúc thẩm thơng báo cho biết kết quả xét xử để có ngay tư liệu làm cơ sở cho việc rút kinh nghiệm. Công tác kháng nghị phúc thẩm cần được Viện kiểm sát các cấp tổ chức kiểm điểm, học tập một cách nghiêm túc. Việc Viện kiểm sát cấp trên rút kháng nghị của Viện kiểm sát cấp dưới phải có căn cứ và làm theo đúng quy chế, tránh việc rút kháng nghị một cách tuỳ tiện.
Tương tự, các Viện phúc thẩm Viện kiểm sát nhân dân tối cao cần có sự tổng kết và thơng báo kết quả xét xử phúc thẩm cho Viện kiểm sát cấp sơ thẩm biết. Cần coi chất lượng của hoạt động kháng nghị phúc thẩm hình sự là một chỉ tiêu đánh giá chất lượng công tác của viện kiểm sát các cấp. Hàng năm, lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao cần biểu dương và khen thưởng kịp thời đối với đơn vị làm tốt, đồng thời kiểm điểm rút kinh nghiệm với những đơn vị yếu kém, từ đó tạo ra cơ chế thúc đẩy chất lượng của hoạt động kháng nghị.