Thẩm quyền kháng nghị phúc thẩm hình sự.

Một phần của tài liệu Kháng nghị phúc thẩm hình sự của Viện kiểm sát nhân dân trong quá trình giải quyết vụ án hình sự (Trang 36 - 37)

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 tại Điều 232 quy định “Viện kiểm

sát cùng cấp và Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị những bản án hoặc quyết định sơ thẩm”. Xuất phát từ trách nhiệm của Viện kiểm

sát cấp trên theo quy định của Điều 8 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 tại Điều 232 quy định không chỉ Viện kiểm sát cùng cấp mà Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp cũng có quyền kháng nghị phúc thẩm. Việc quy định quyền kháng nghị của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp nhằm khắc phục ngay những hạn chế của Viện kiểm sát cấp dưới như: không phát hiện được vi phạm trong bản án, quyết định hoặc phát hiện được nhưng lại hết thời hạn kháng nghị, hoặc vì một lý do nào khác, “vướng về quan hệ hai ngành” hoặc do đồng tình với quan điểm xét xử của Tồ án cùng cấp nên khơng kháng nghị. Trên cơ sở quy định của Điều 232 Bộ luật tố tụng hình sự, thẩm quyền kháng nghị phúc thẩm hình sự của Viện kiểm sát được quy định cụ thể tại Điều 33 Quy chế tạm thời về

33

công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự như sau:

1.Viện trưởng hoặc Phó viện trưởng Viện kiểm sát cấp tỉnh kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm những bản án hoặc quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tồ án cấp huyện.

2.Viện trưởng hoặc Phó viện trưởng Viện kiểm sát cấp tỉnh kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm những bản án hoặc quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Toà án cấp tỉnh và Toà án cấp huyện.

3.Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao uỷ quyền cho Viện trưởng, Phó viện trưởng Viện thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm những bản án hoặc quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tồ án cấp tỉnh.

Đối với vụ án Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã có ý kiến chỉ đạo trong quá trình kiểm sát điều tra hoặc xét xử sơ thẩm nếu kháng nghị phải báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét, quyết định.

Một phần của tài liệu Kháng nghị phúc thẩm hình sự của Viện kiểm sát nhân dân trong quá trình giải quyết vụ án hình sự (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)