quyết kháng nghị phúc thẩm hình sự.
Thực tiễn hoạt động kháng nghị phúc thẩm hình sự đang đặt ra rất nhiều yêu cầu đòi hỏi ngành kiểm sát cần có những đổi mới về các phương thức hoạt động để nâng cao chất lượng công tác này. Một trong những nội dung quan trọng cần phải đổi mới đó là phải có một cơ chế phối hợp giữa các cơ
101
quan tư pháp trong giải quyết kháng nghị phúc thẩm hình sự, đặc biệt là sự phối hợp giữa hai ngành kiểm sát và Toà án.
Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm “phối hợp”. Nhưng chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản: phối hợp là cùng hành động ăn khớp để hỗ trợ nhau. Như vậy có nghĩa, khi có nhiều chủ thể tham gia vào một quá trình hoạt động nào đó thì các chủ thể phải phối hợp với nhau trong một không gian, thời gian nhất định, tạo ra các cơ sở điều kiện thuận lợi nhằm đạt được một mục đích nhất định với hiệu quả cơng việc cao nhất.
Nghiên cứu vị trí vai trị, chức năng của Viện kiểm sát nhân dân và Toà án nhân dân trong xét xử vụ án hình sự cũng như thực tiễn hoạt động thì mối quan hệ giữa Viện kiểm sát nhân dân và Toà án nhân dân trong xét xử vụ án hình sự nói chung và kháng nghị phúc thẩm hình sự nói riêng là mối quan hệ biện chứng, liên hệ chặt chẽ với nhau để giải quyết vụ án hình sự đúng pháp luật. Mặc dù, giữa Viện kiểm sát và Tồ án có tính độc lập nhất định. Cụ thể, Toà án xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật là nguyên tắc hiến định: Điều 130 của Hiến pháp năm 1992 sửa đổi quy định: “khi xét xử,
Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”. Tính độc lập
của Tồ án được thể hiện cả trong xét xử phúc thẩm, Tồ án khơng bị lệ thuộc vào kết luận mà Viện kiểm sát nêu trong kháng nghị.
Trong cơng tác kháng nghị phúc thẩm hình sự thì các chủ thể chính của hoạt động kháng nghị là Viện kiểm sát, cịn Tồ án là chủ thể chính của hoạt động xét xử. Mặt dù, giữa Toà án và Viện kiểm sát đều là các cơ quan bảo vệ pháp luật, hoạt động trên cơ sở của pháp luật. Song không thể tránh khỏi giữa hai cơ quan này có những quan điểm, cách nhìn, cách giải quyết vụ án khác nhau. Vấn đề phối hợp giữa Tồ án và Viện kiểm sát sẽ rất khó khăn nếu như hai chủ thể này khơng cùng đặt một mục đích tơn trọng các quy định của pháp luật và nguyên tắc của tố tụng hình sự lên trên hết. Bởi lẽ tại phiên toà sơ thẩm, Viện kiểm sát thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và
102
kiểm sát hoạt động xét xử của Toà án. Viện kiểm sát chỉ kháng nghị các quyết định, bản án của Tồ án khi có những vi phạm pháp luật nhất định. Kháng nghị là căn cứ mở ra trình tự xét xử phúc thẩm, trong đó Tồ án cấp trên xét xử lại vụ án của Toà án cấp dưới bị kháng nghị và hậu quả của kháng nghị là Tồ án cấp phúc thẩm có thể sửa bản án sơ thẩm, huỷ án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án để điều tra hoặc xét xử lại…
Tuy nhiên, nếu Toà án và Viện kiểm sát cùng hướng đến một mục đích là đảm bảo pháp chế của nhà nước, bảo vệ sự công bằng, dân chủ của pháp luật cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo, của những người tham gia tố tụng…thì vấn đề phối hợp sẽ hiệu quả và bền vững.
Mục đích quan hệ phối hợp giữa Viện kiểm sát và Toà án là để trên cơ sở pháp luật và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao hỗ trợ nhau cùng hồn thành vai trị của mình. Đảm bảo xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Sự phối hợp chặt chẽ đó là điều kiện khơng thể thiếu được của các cơ quan bảo vệ pháp luật để đảm bảo cho việc thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ đấu tranh phịng và chống tội phạm.
Sự thể hiện của quan hệ phối hợp giữa Toà án - Viện kiểm sát là hai chiều. Có nghĩa là sự phối hợp của Tồ án trong hoạt động kháng nghị sẽ tạo tiền đề để Viện kiểm sát thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Ngược lại, thơng qua kết quả của cơng tác kháng nghị của Viện kiểm sát sẽ giúp cho Toà án nâng cao hiệu quả hoạt động của mình. Ví dụ như khi Tồ án thực hiện tốt việc gửi quyết định, bản án đúng thời hạn cho Viện kiểm sát sẽ giúp cho Viện kiểm sát thực hiện được kháng nghị mà không bị quá thời hạn. Ngược lại, việc phát hiện vi phạm của Toà án sẽ giúp cho Toà án sửa chữa những sai lầm, thiếu sót trong việc áp dụng pháp luật, đúc rút được kinh nghiệm trong công tác xét xử, hạn chế án oan sai, bỏ lọt tội phạm v.v.
Xây dựng cơ chế phối hợp giữa hai ngành kiểm sát và Toà án là một cơng việc thiết thực, góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng
103
công tác kháng nghị phúc thẩm hình sự. Trước hết là quan hệ giữa hai ngành kiểm sát và Toà án nói chung, sau đó là quan hệ giữa Tồ án và Viện kiểm sát các cấp (Viện phúc thẩm Viện kiểm sát nhân dân tối cao với Toà phúc thẩm Tồ án nhân dân tối cao; Phịng phúc thẩm Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh với Toà phúc thẩm Toà án nhân dân cấp tỉnh; Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện và Toà án nhân dân cấp huyện).
Quan hệ phối hợp giữa Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Toà án nhân dân tối cao được thể hiện trong một số Thông tư, như Thông tư liên ngành số 01 ngày 15/0/1994 của Bộ nội vụ - Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Toà án nhân dân tối cao về hướng dẫn giải quyết các vụ án trọng điểm...Tuy nhiên, cho đến nay giữa hai ngành Toà án và Viện kiểm sát chưa có một văn bản pháp luật nào quy định riêng về quan hệ phối hợp trong công tác kháng nghị phúc thẩm hình sự. Mặt khác, hiện nay pháp luật hiện hành có liên quan đến cơng tác kháng nghị phúc thẩm hình sự đã có những sửa đổi bổ sung như Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 thay thế cho Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988, luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 thay thế cho luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1981...Do vậy, việc ban hành một quy chế phối hợp giữa hai ngành Toà án và Viện kiểm sát là một đòi hỏi cấp bách hiện nay. Đây cũng là cơ sở để Viện kiểm sát và Toà án cấp dưới xây dựng quy chế phối hợp phù hợp với thực tiễn kháng nghị phúc thẩm ở địa phương mình.
Từ quy chế phối hợp giữa Toà án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án và Viện kiểm sát các cấp (Viện phúc thẩm Viện kiểm sát nhân dân tối cao với Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao; Phòng phúc thẩm Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh với Toà phúc thẩm Toà án nhân dân cấp tỉnh; Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện và Toà án nhân dân cấp huyện) xây dựng cho mình quy chế cụ thể. Trong quy chế này có thể có các nội dung như: việc tổ chức Hội nghị giao ban giữa Toà án và Viện kiểm sát
104
để thống nhất xác định án trọng điểm, hoạc bàn biện pháp giải quyết những vụ án phức tạp, tham nhũng trước thời hạn luật định; tổ chức kiểm tra liên ngành Toà án - Viện kiểm sát để phát hiện những vi phạm nhằm kháng nghị khắc phục vi phạm; xây dựng sự phối hợp giữa Kiểm sát viên và Thẩm phán trong xét xử vụ án hình sự; hàng tháng tổ chức các buổi trao đổi kinh nghiệm giữa cán bộ hai ngành để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động của mình; việc gửi bản án, quyết định sơ thẩm đúng theo thời hạn luật định; việc thông báo kết quả xét xử phúc thẩm của Toà án cấp phúc thẩm cho Viện kiểm sát...
Cơ chế phối hợp giữa Viện kiểm sát - Toà án cần được thực hiện một cách nghiêm túc xây dựng trên cơ sở soạn thảo những nội dung phối hợp cụ thể và được triển khai thực hiện trong thực tiễn. Có như vậy, sự phối hợp mới thực sự hiệu quả và được thực hiện một cách nghiêm túc trong cán bộ của hai ngành.
Ngoài ra, để nâng cao chất lượng hoạt động kháng nghị phúc thẩm hình sự, ngay trong ngành kiểm sát phải có cơ chế phối hợp tốt, hiệu quả. Đó là sự phối hợp của ba Viện phúc thẩm Viện kiểm sát nhân dân tối cao với các Viện kiểm sát cấp tỉnh, cấp huyện. Đây là sự phối hợp hai chiều: các Viện kiểm sát cấp tỉnh, cấp huyện phải gửi kịp thời cho Viện kiểm sát xét xử phúc thẩm các cáo trạng, báo cáo kết quả xét xử sơ thẩm, bản sao bản án sơ thẩm và các hồ sơ tài liệu khác khi Viện phúc thẩm yêu cầu. Một số vụ án cần thiết phải kháng nghị phúc thẩm những vướng mắc do những nguyên nhân khách quan thì Viện kiểm sát cấp tỉnh, cấp huyện phải có cơng văn đề nghị kháng nghị trên một cấp. Viện kiểm sát xét xử phúc thẩm thấy có căn cứ thì kịp thời kháng nghị, nếu khơng có căn cứ kháng nghị cũng có văn bản trả lời cho Viện kiểm sát cấp tỉnh, cấp huyện biết. Đối với những vụ án trọng điểm, phức tạp ở cấp huyện cần phối hợp chặt chẽ với Viện kiểm sát cấp tỉnh, án phức tạp ở cấp tỉnh cần phối hợp chặt chẽ với Viện phúc thẩm Viện kiểm sát
105
nhân dân tối cao ngay từ giai đoạn xét xử sơ thẩm, tạo điều kiện cho cấp phúc thẩm nắm chắc nội dung, hồ sơ của vụ án, làm cơ sở giải quyết tốt vụ án ở giai đoạn phúc thẩm. Khi Viện phúc thẩm có yêu cầu điều tra bổ sung Viện kiểm sát cấp dưới phải đáp ứng yêu cầu cả về nội dung và thời gian.
Ngược lại, đối với Viện thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm trước khi xét xử phúc thẩm, phải sao gửi lịch xét xử và thông báo Kiểm sát viên thực hành quyền công tố cho các Viện kiểm sát cấp dưới biết. Những vụ án trọng điểm phức tạp, Kiểm sát viên phải làm việc với Lãnh đạo Viện kiểm sát địa phương, tranh thủ thêm ý kiến để thống nhất quan điểm giải quyết vụ án, cũng như nắm được tình hình ý kiến của Cấp uỷ, chính quyền và dư luận quần chúng nhân dân ở địa phương về vụ án. Án có kháng nghị phúc thẩm đều phải báo cáo tập thể Lãnh đạo Viện cho ý kiến trước khi xét xử phúc thẩm. Việc rút kháng nghị của các Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới do tập thể Lãnh đạo Viện phúc thẩm quyết định, song Kiểm sát viên tham gia xét xử phải trao đổi với Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới biết lý do rút kháng nghị. Sau các đợt xét xử phúc thẩm, Viện kiểm sát xét xử phúc thẩm thông báo kết quả xét xử cho các Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới biết. Các kiến nghị yêu cầu Toà án cấp sơ thẩm khắc phục vi phạm, Viện kiểm sát xét xử phúc thẩm gửi cho các Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới biết để tác động đến đơn vị Toà án này. Mặt khác, Viện kiểm sát xét xử phúc thẩm cũng như Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh thường xuyên thông báo rút kinh nghiệm cho các Viện kiểm sát cấp dưới trực tiếp về những thiếu sót, tồn tại trong cơng tác kháng nghị phúc thẩm hình sự. Định kỳ sáu tháng, một năm Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp tổng hợp thông báo đến các Viện kiểm sát cấp dưới biết tình hình thụ lý giải quyết án có kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm và chất lượng kiểm sát xét xử phúc thẩm và sơ thẩm, chất lượng kháng nghị phúc thẩm ngang cấp và trên một cấp gửi cho các Viện kiểm sát cấp dưới rút kinh nghiệm. Ngoài các biện pháp trên, định kỳ một
106
đến hai năm, Viện thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm tổ chức Hội thảo về thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử án hình sự giúp Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Đây là một trong những biện pháp tốt nhất để nâng cao chất lượng hiệu quả công tác kháng nghị phúc thẩm hình sự.