Những kết quả đạt được trong kháng nghị phúc thẩm hình sự của Viện Kiểm sát nhân dân

Một phần của tài liệu Kháng nghị phúc thẩm hình sự của Viện kiểm sát nhân dân trong quá trình giải quyết vụ án hình sự (Trang 49 - 54)

của Viện Kiểm sát nhân dân

Trong năm năm (từ năm 2002 đến năm 2006), toàn ngành kiểm sát nhân dân đã đạt được những kết quả khả quan sau đây trong thực hiện quyền kháng nghị phúc thẩm hình sự:

Viện Kiểm sát các cấp đã thực hiện tốt chức năng công tố và kiểm sát hoạt động xét xử, ban hành các kháng nghị phúc thẩm bảo đảm việc xét xử theo đúng quy định của pháp luật.

Theo thống kế của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, từ năm 2002 đến 2006, Viện kiểm sát các cấp đã có quyết định truy tố chuyển 64.901 vụ án hình sự cho Tồ án nhân dân xét xử và ban hành được 5.569 kháng nghị với 7.784 bị cáo, có thể tham khảo bảng 2.1:

Bảng 2.1. Thống kê số vụ án Viện kiểm sát có quyết định truy tố và số lượng kháng nghị phúc thẩm (Nguồn: Cục thống kê tội phạm - Viện kiểm sát nhân dân tối cao, 2007)

Năm Số vụ án Viện kiểm sát đã truy tố Kháng nghị phúc thẩm của Viện kiểm sát Tỷ lệ Vụ Bị cáo 2002 12.321 1.023 1.451 8,3% 2003 12.943 1.199 1.800 9,26% 2004 13.359 1.224 1.785 9,16% 2005 12.253 1.075 1.145 8,78% 2006 14.025 1.048 1.063 7,47% Tổng số 64.901 5.569 7.784 8,59%

Nhìn vào bảng thống kê có thể thấy, năm 2002, Viện kiểm sát chuyển Toà án nhân dân xét xử 12.321 vụ án. Qua công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử, Viện kiểm sát ban hành được 1.023 kháng nghị phúc

46

thẩm hình sự với 1.451 bị cáo, chiếm 8,3% tổng số vụ án Viện kiểm sát đã truy tố chuyển Toà án xét xử. Năm 2003, Viện kiểm sát chuyển Toà án nhân dân xét xử 12.943 vụ án, tăng so với năm 2002 là 622 vụ. Qua công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử, Viện kiểm sát ban hành được 1.199 kháng nghị phúc thẩm hình sự với 1.800 bị cáo, chiếm 9,26% tổng số vụ án Viện kiểm sát đã truy tố chuyển Toà án xét xử, tăng so với năm 2002 là 176 kháng nghị. Năm 2004, Viện kiểm sát chuyển Toà án nhân dân xét xử 13.359 vụ án, tăng so với năm 2003 là 416 vụ. Qua công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử, Viện kiểm sát ban hành được 1.224 kháng nghị phúc thẩm hình sự với 1.785 bị cáo, chiếm 9,16% tổng số vụ án Viện kiểm sát đã truy tố chuyển Toà án xét xử, tăng so với năm 2003 là 25 kháng nghị. Năm 2005, Viện kiểm sát chuyển Toà án nhân dân xét xử 12.253 vụ án, giảm so với năm 2004 là 1.105 vụ. Qua công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử, Viện kiểm sát ban hành được 1.075 kháng nghị phúc thẩm hình sự với 1.145 bị cáo, chiếm 8,78% tổng số vụ án Viện kiểm sát đã truy tố chuyển Toà án xét xử, giảm so với năm 2004 là 149 kháng nghị. Năm 2006, Viện kiểm sát chuyển Toà án nhân dân xét xử 14.025 vụ án, tăng so với năm 2005 là 1.772 vụ. Qua công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử, Viện kiểm sát ban hành được 1.048 kháng nghị phúc thẩm hình sự với 1.063 bị cáo, chiếm 7,47% tổng số vụ án Viện kiểm sát đã truy tố chuyển Toà án xét xử, giảm so với năm 2005 là 75 kháng nghị. Thông qua bảng thống kê cũng có thể thấy rất rõ ràng, số lượng vụ án hình sự có quyết định truy tố hàng năm tăng lên từ năm 2002 đến 2006. Nếu năm 2002 có 12,321 vụ thì năm 2004 có 13.359 vụ và 2006 là 14.025. Tuy nhiên, số lượng vụ án cũng như số lượng bị cáo có quyết định kháng nghị có xu hướng giảm dần. Ví dụ, năm 2002 có 1.451 bị cáo có quyết định kháng nghị thì năm 2006 chỉ có 1.063 bị cáo. Điều này cho thấy, chất lượng xét xử của Toà án các cấp ngày càng được nâng cao dần và hạn chế dần những sai lầm có thể mắc phải trong quá

47

trình giải quyết vụ án hình sự. Đạt được kết quả này có sự đóng góp quan trọng của hoạt động kháng nghị phúc thẩm hình sự của Viện Kiểm sát các cấp.

Thực hiện thẩm quyền kháng nghị phúc thẩm được thực hiện đồng đều ở tất cả Viện Kiểm sát các cấp, nhất là Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện. Trong tổng số các kháng nghị phúc thẩm hình sự được đưa ra

hàng năm và tổng số 5 năm từ năm 2002 đến 2006, kháng nghị phúc thẩm hình sự của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện luôn chiếm đa số. Điều này phản ánh sự cố gắng của Viện Kiểm sát cấp dưới trong thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động xét xử của Viện Kiểm sát các cấp. Có thể tham khảo kết quả này theo bảng 2.2 :

Bảng 2.2. Thống kê tỷ lệ kháng nghị phúc thẩm của Viện Kiểm sát các cấp (Nguồn: Cục thống kê tội phạm - Viện kiểm sát nhân dân tối cao, 2007).

Năm Kháng nghị của VKSND cấp tỉnh, huyện Kháng nghị của 3 Viện phúc thẩm VKSNDTC Số vụ án Số bị cáo Tỷ lệ Số vụ án Số bị cáo Tỷ lệ 2002 684 989 66,8% 339 462 33,2% 2003 807 1.191 67,3% 392 608 32,7% 2004 808 1.184 66% 461 601 34% 2005 780 825 72,5% 295 320 27,5% 2006 795 1.233 75,8% 253 370 24,2% Tổng số 3.838 5.422 69,7% 1.730 2.361 30,3%

Nhìn vào bảng thống kê có thể thấy, năm 2002, kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện là 684 vụ với 989 bị cáo, chiếm 66,8% tổng số kháng nghị toàn ngành kiểm sát nhân dân ban hành; ba Viện

48

phúc thẩm Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành được 339 vụ với 462 bị cáo, chiếm 33,2% tổng số kháng nghị toàn ngành kiểm sát nhân dân ban hành. Năm 2003, kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện là 807 vụ với 1.192 bị cáo, chiếm 67,3% tổng số kháng nghị toàn ngành kiểm sát nhân dân ban hành; ba Viện phúc thẩm Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành được 392 vụ với 608 bị cáo, chiếm 32,7% tổng số kháng nghị toàn ngành kiểm sát nhân dân ban hành. Năm 2004, kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện là 808 vụ với 1.184 bị cáo, chiếm 66% tổng số kháng nghị toàn ngành kiểm sát nhân dân ban hành; ba Viện phúc thẩm Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành được 461 vụ với 601 bị cáo, chiếm 34% tổng số kháng nghị toàn ngành kiểm sát nhân dân ban hành. Năm 2005, kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện là 780 vụ với 825 bị cáo, chiếm 72,5% tổng số kháng nghị toàn ngành kiểm sát nhân dân ban hành; ba Viện phúc thẩm Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành được 295 vụ với 320 bị cáo, chiếm 27,5% tổng số kháng nghị toàn ngành kiểm sát nhân dân ban hành. Năm 2006, kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện là 795 vụ với 1.233 bị cáo, chiếm 75,8% tổng số kháng nghị toàn ngành kiểm sát nhân dân ban hành; ba Viện phúc thẩm Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành được 253 vụ với 370 bị cáo, chiếm 24,2% tổng số kháng nghị toàn ngành kiểm sát nhân dân ban hành.

Qua số liệu trên cho thấy, các năm qua số lượng án Viện kiểm sát chuyển Toà án xét xử năm sau đều tăng so với năm trước. Trong đó, năm 2006 tăng nhiều nhất, so với năm 2005 tăng là 1.772 vụ. Số lượng kháng nghị của Viện kiểm sát ban hành các năm không giống nhau. Trong ba năm, từ năm 2002 đến năm 2004, số lượng kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân ban hành năm sau đều tăng hơn so với năm trước. Trong hai năm 2005 và 2006 thì số lượng kháng nghị của ngành kiểm sát có chiều hướng giảm so với các năm trước. Thực tế đã chỉ ra, Viện kiểm sát làm tốt chức năng kháng nghị phúc

49

thẩm hàng năm thì số lượng kháng nghị phúc thẩm giảm dần. Điều này đồng nghĩa với việc xét xử của các cấp Toà án đang từng bước tránh được những sai lầm trong giải quyết vụ án hình sự ở cấp sơ thẩm.

Chất lượng công tác kháng nghị phúc thẩm hình sự của Viện Kiểm sát các cấp từng bước được nâng lên và dần dần đáp ứng được yêu cầu của nâng cao chất lượng hoạt động công tố và kiểm sát hoạt động xét xử vụ án hình sự. Trong thời gian qua, Viện kiểm sát các cấp đã quan tâm đến công

tác kháng nghị phúc thẩm, đã kháng nghị được nhiều bản án có vi phạm pháp luật, góp phần trong việc cùng Tồ án khắc phục những thiếu sót, sai phạm của cấp sơ thẩm. Nhiều Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh đã kháng nghị với tỷ lệ cao như Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Tây Ninh, Đắc Lắc, Đồng Nai, Bình Thuận, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Thanh Hoá, Lạng Sơn, Phú Yên, Bắc Giang, Cà Mau, Bà Rịa - Vũng Tàu. Nhìn chung, chất lượng công tác kháng nghị phúc thẩm của Viện kiểm sát nhân dân các cấp đã được nâng lên, phục vụ tích cực cuộc đấu tranh phịng, chống tội phạm; khắc phục những sai sót cơ bản của bản án sơ thẩm. Đặc biệt, trong các năm qua, thông qua kháng nghị phúc thẩm, Viện kiểm sát đã yêu cầu Toà án cấp phúc thẩm huỷ bản án sơ thẩm để xét xử lại đối với 11 bị cáo bị Tồ án cấp sơ thẩm tun khơng phạm tội; tăng hình phạt tù chung thân lên tử hình đối với 15 bị cáo. Điều này góp phần quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ của tố tụng hình sự là: chủ động phịng ngừa, ngăn chặn tội phạm,

phát hiện chính xác, nhanh chóng và xử lý cơng minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vơ tội; góp phần bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa, đồng thời giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.

50

Một phần của tài liệu Kháng nghị phúc thẩm hình sự của Viện kiểm sát nhân dân trong quá trình giải quyết vụ án hình sự (Trang 49 - 54)