Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu báo cáo tốt nghiệp quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn đối với khách hàng doanh nghiệp tại MB – hoàn kiếm (Trang 86)

- Nâng cao vai trò công tác quản lý rủi ro: Năm 2008, Phòng quản lý rủi ro tín dụng tách riêng ra khỏi Phòng tín dụng cho thấy được một cái nhìn sâu sắc và

– CHI NHÁNH HOÀN KIẾM

3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

- NHNN cần nhanh chóng triển khai hướng dẫn thực hiện một cách rõ ràng các khuôn khổ pháp lý liến quan đến an toàn tín dụng theo Luật NHNN và Luật các TCTD.

- NHNN chú trọng đôn đốc và giám sát việc triển khai các chương trình xử lý nợ tồn đọng và tái cơ cấu hoạt động các NHTM theo kế hoạch đã đề ra.

- Hoàn thiện hoạt động thông tin phòng ngừa rủi ro tín dụng cho toàn bộ hệ thống ngân hàng.

- Hoàn thiện hệ thống giám sát ngân hàng theo hướng nâng cao chất lượng phân tích tài chính và hệ thống cảnh báo sớm những rủi ro tiềm ẩn trong các hoạt động của TCTD. Phát triển và thống nhất cách thức giám sát ngân hàng trên cơ sở lý luận và thực tiễn. Xây dựng cách tiếp cận hoạt động đánh giá chất lượng quản lý rủi ro trong nội bộ các TCTD. Nâng cao năng lực giám sát của hệ thống các Chi nhánh NHNN (đào tạo CB chuyên nghiệp về nghiệp vụ giám sát đặc biệt là cán bộ giám sát tại các Chi nhánh). Cán bộ thực hiện thanh tra, giám sát phân tích được các rủi ro, đánh giá mức độ, xác định nguyên nhân rủi ro để đưa ra những cảnh báo, kiến nghị thích hợp và kịp thời.

- Cần có một hệ thống các cơ chế chính sách quy định chặt chẽ và những tiêu chí cụ thể để đo lường từng loại rủi ro trong hoạt động của các TCTD. Các chính sách cơ chế này phải phù hợp thông lệ quốc tế và được cụ thể hoá bằng từng tiêu chí cụ thể; sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách về phòng chống rủi ro cho phù hợp với thực tiễn.

KẾT LUẬN

Không chỉ là cầu nối làm trung gian tài chính thực hiện hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng, các NHTM còn là trung tâm biến đổi và tiếp nhận rủi ro trong nền kinh tế. Các NHTM thực hiện chức năng biến đổi cơ cấu thời hạn của các đồng tiền như một máy biến thế trong chu chuyển tài chính của nền kinh tế, hoạt động này đã ngầm chứa đựng rủi ro, họ có thể chuyển rủi ro đó cho NHTM trong những trường hợp nhất định. Vì vậy, khó có thể loại trừ rủi ro khỏi hoạt động kinh doanh của NHTM. Vô vàn những rủi ro mà các NHTM luôn phải đối đầu trong hầu hết các hoạt động kinh doanh của mình đó là rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng, rủi ro hối đoái, rủi ro lãi suất, và nhiều loại rủi ro khác nữa. Đặc biệt rủi ro tín dụng không phải là nỗi ám ảnh của hệ thống ngân hàng một nước mà là nỗi ám ảnh chung của các hệ thống ngân hàng trên thế giới. Những bất ngờ luôn xảy ra, ngay cả với những ngân hàng giỏi nhất, nhiều kinh nghiệm nhất cũng khó phỏng đoán. Vì vậy một hệ thống quản lý rủi ro tốt là cơ sở cho sự thành công của mọi ngân hàng, chính vì lí do trên, việc hoàn thiện quản lý rủi ro tín dụng ngày càng được coi trọng hơn.

Hơn nữa sự ra đời và phát triển của Ngân hàng gắn liền với sự ra đời và phát triển của nền kinh tế hàng hoá để giải quyết nhu cầu phân phối vốn, nhu cầu thanh toán..., phục vụ cho phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh của tổ chức kinh tế cá nhân với đặc thù kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ. Ngân hàng thương mại cũng là một bộ phận thuộc hệ thống ngân hàng, các hoạt động của ngân hàng thương mại cũng chứa đựng nhiều tiềm ẩn rủi ro mà chúng ta khó có thể lường trước được, trong đó có rủi ro tín dụng. Để giảm thiểu tối đa thiệt hại từ rủi ro này đòi hỏi các ngân hàng cần có một hệ thống Quản lý rủi ro tốt.

Qua thời gian công tác, tìm hiểu về hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân đội, tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường công tác Quản lý rủi ro tín dụng. Do thời gian nghiên cứu và trình độ hiểu biết còn hạn chế nên luận văn này không tránh khỏi những thiết sót và tính tổng thể, rất mong nhận được sự thông cảm và góp ý của các thầy cô.

Một phần của tài liệu báo cáo tốt nghiệp quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn đối với khách hàng doanh nghiệp tại MB – hoàn kiếm (Trang 86)

w