Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Quân độ

Một phần của tài liệu báo cáo tốt nghiệp quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn đối với khách hàng doanh nghiệp tại MB – hoàn kiếm (Trang 84)

- Nâng cao vai trò công tác quản lý rủi ro: Năm 2008, Phòng quản lý rủi ro tín dụng tách riêng ra khỏi Phòng tín dụng cho thấy được một cái nhìn sâu sắc và

– CHI NHÁNH HOÀN KIẾM

3.3.1 Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Quân độ

- Cần thường xuyên thực hiện bổ sung và hoàn chỉnh quy trình giám sát và thẩm định tín dụng trong cả ba khâu trước, trong và sau khi cho vay. Quy trình này cần được thống nhất một cách toàn diện trong phạm vi của ngân hàng có tính đến các đặc trưng hoạt động của NHTM.

- Nên đặc biệt chú trọng đến việc quản lý, đào tạo trình độ, kỹ năng và đạo đức phòng ngừa rủi ro tín dụng cho cán bộ. Bên cạnh kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, các cán bộ tín dụng còn phải thường xuyên trang bị thêm hiểu biết về pháp luật, thị trường và các lĩnh vực về kinh tế - tài chính, tin học - ngoại ngữ, chú trọng giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ tín dụng; đồng thời có chính sách thu hút và giữ chân cán bộ giỏi để nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng, gắn chặt giữa quyền lợi và trách nhiệm với chất lượng và hiệu quả công việc trong Chi nhánh nói chung và cán bộ tín dụng nói riêng, có chế độ khen thưởng, động viên vật chất xứng đáng đối với cán bộ thu hút được khách hàng lớn, dự án lớn, có uy tín, có hiệu quả, khách hàng kinh doanh xuất khẩu có truyền thống và thị trường ổn định và có biện pháp xử lý kịp thời những cán bộ vi phạm, thiếu trách nhiệm trong phòng chống rủi ro, thiếu đạo đức trong hoạt động tín dụng.

- Thường xuyên xây dựng lực lượng quản lý kế thừa cũng như thực hiện công tác hoán đổi vị trí lãnh đạo tại một số phòng ban 3 năm/lần để thực hiện việc nâng cao trình độ chuyên môn, nắm bắt được nghiệp vụ tại ngân hàng ở các khâu khác nhau. Đặc biệt là tác dụng từ việc kiểm tra chéo giữa các lãnh đạo phòng cũng như nhân viên quan hệ khách hàng để hạn chế rủi ro về đạo đức của nhân viên, cải thiện trình độ chuyên môn và tạo không khí luôn luôn mới mẻ trong quá trình hoạt động để thực hiện tốt công tác quản lý kinh doanh khi thị trường có nhiều biến động như trong thời gian qua.

- Thường xuyên rà soát, kể cả Hội đồng quản lý (Ban lãnh đạo) quá trình triển khai, đặc biệt là rà soát chiến lược tín dụng của ngân hàng.

Với tư cách là đơn vị chủ quản của toàn bộ hệ thống Ngân hàng TMCP Quân đội và có các phòng ban chuyên trách đảm nhiệm công tác hoạch định chính sách tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng, Ngân hàng TMCP Quân đội cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện một hệ thống quản lý rủi ro theo thông lệ quốc tế:

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng đối với khách hàng thể nhân trên cơ sở các kết quả nghiên cứu đã đạt được.

- Cần sớm nghiên cứu và xây dựng mô hình lượng hóa cụ thể mức độ rủi ro của doanh nghiệp cũng như mô hình định lượng để xác định giới hạn tín dụng trên cơ sở mức độ rủi ro của doanh nghiệp. Xây dựng mô hình đánh giá và cảnh báo sớm rủi ro để áp dụng cho toàn hệ thống.

- Từng bước xây dựng và phát triển thương hiệu ngân hàng, chú trọng phát triển những sản phẩm, dịch vụ mới, giảm dần tỷ lệ thu phí từ các sản phẩm truyền thống.

- Xây dựng bộ phận phân tích, đánh giá, cập nhật thông tin theo từng khu vực để trực tiếp nhận và xử lý thông tin khách hàng, thông tin giao dịch tín dụng và đưa ra cảnh báo sớm về các rủi ro tín dụng.

- Cần đẩy mạnh hơn nữa chương trình tái cơ cấu hoạt động theo mục tiêu đã xác định trong đó chú trọng hình thành những bộ phận chuyên trách hoạch định chiến lược quản lý rủi ro tín dụng cũng như bộ phận thực thi các biện pháp quản lý rủi ro trên cơ sở hoạt động độc lập và hiệu quả.

- Cần mạnh dạn thực hiện trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo phân loại mức độ rủi ro thích hợp gắn với việc đánh giá, xếp loại doanh nghiệp chứ không theo thời gian quá hạn trên cơ sở tham khảo và học tập kinh nghiệm quốc tế và vận dụng phù hợp cho các ngân hàng Việt Nam.

- Chú trọng chính sách nguồn nhân lực. Lãnh đạo NHTM nói chung và Ngân hàng TMCP Quân đội nói riêng cần phải có chính sách phù hợp về đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực hiện có, mời các chuyên gia pháp lý đến giảng, trao đổi kinh nghiệm trong các tình huống, vụ án liên quan đến lĩnh vực ngân hàng để cán bộ làm

công tác tín dụng có thêm kinh nghiệm, hiểu thêm về pháp luật, kỹ năng thẩm định, phân tích rủi ro, quyết định cho vay được an toàn; tuyển dụng mới và đặc biệt là chính sách đãi ngộ. Tăng cường trao đổi kinh nghiệm trong đội ngũ cán bộ tín dụng ở các chi nhánh khác nhau thông qua các khoá tập huấn, cuộc hội thảo,...

- Thành lập một bộ phận chuyên trách và có kế hoạch cụ thể để triển khai các nội dung của khung quản lý rủi ro tín dụng.

Một phần của tài liệu báo cáo tốt nghiệp quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn đối với khách hàng doanh nghiệp tại MB – hoàn kiếm (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w