- Nâng cao vai trò công tác quản lý rủi ro: Năm 2008, Phòng quản lý rủi ro tín dụng tách riêng ra khỏi Phòng tín dụng cho thấy được một cái nhìn sâu sắc và
– CHI NHÁNH HOÀN KIẾM
3.2.3 Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng ngắn hạn
Để nâng cao chất lượng tín dụng thông qua tăng cường khả năng phản biện tín dụng bằng một bộ phận thẩm định tín dụng độc lập, nâng tính hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát của bộ phận kiểm tra nội bộ, cần xây dựng một bộ phận quản lý rủi ro tín dụng, bộ phận kiển tra nội bộ độc lập, có đầy đủ thẩm quyền và tách biệt về lợi ích với Chi nhánh. Đồng thời bộ máy tổ chức này phải đảm bảo tiết giảm thủ tục hành chính, thời gian xử lý hồ sơ, không làm ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ khách hàng, không làm mất nhiều thời gian cho quá trình cấp tín dụng. Do đó đề xuất giải pháp về xây dựng bộ máy tổ chức cấp tín dụng như sau:
- Thiết lập phòng quản lý rủi ro tín dụng tại các khu vực trực thuộc Hội sở chính để thực thi các chức năng trong khu vực quản lý. Việc thành lập này sẽ đảm bảo tính độc lập và khách quan trong các quyết định tín dụng của bộ phận quản lý rủi ro tín dụng, nâng cao khả năng kiểm tra, kiểm soát của bộ phận kiểm tra nội bộ. Việc đặt phòng quản lý rủi ro tín dụng tại các khu vực giúp cho phòng quản lý rủi ro tín dụng có điều kiện nắm bắt được những đặc điểm, tình hình địa phương và thị trường, nhằm giải quyết kịp thời các yêu cầu của Chi nhánh và rút ngắn thời gian xử lý công việc.
- Tại Chi nhánh, tổ chức lại bộ phận cấp tín dụng thành phòng quan hệ khách hàng và phòng quản lý nợ. Chức năng của phòng Quan hệ khách hàng là tiếp nhận và thẩm định các đề nghi cấp tín dụng của khách hàng; phòng Quản lý nợ thực hiện các tác nghiệp trên hệ thống, lưu giữ hồ sơ, kiểm tra tính tuân thủ trong thực hiện các quyết định của cấp có thẩm quyền (kiểm tra giải ngân, giám sát việc thực hiện kiểm tra sử dụng vốn của cán bộ Quan hệ khách hàng (QHKH), nhắc nhở thu nợ…) và xửa lý nợ xấu theo chỉ định của Giám đốc Chi nhánh. Như vậy vẫn đảm bảo sự
kiểm tra, giám sát song song khi thực hiện cho vay, vừa đảm bảo các quyết định tín dụng được nhanh chóng, đáp ứng kịp thời các yêu cầu của khách hàng.
Về phân quyền: Phòng Quản lý rủi ro khu vực xem xét và phê duyệt các trường hợp vượt thẩm quyền của Chi nhánh. Để không tạo nên một tầng nấc trung gian gây ảnh hưởng đến tốc độ giải quyết hồ sơ, đối với các khoản vay vượt thẩm quyền của phòng Quản lý rủi ro khu vực sẽ được trình thẳng lên cấp phê duyệt cao hơn (Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc hoặc Hội đồng tín dụng TW).
- Thẩm quyền phán quyết của các Chi nhánh: Phân cấp, phân quyền là một yêu cầu trong công tác quản lý và phải phù hợp với sự điều chỉnh về cơ cấu tổ chức và quy trình tín dụng theo hướng hiện đại, đảm bảo tạo điều kiện cho các Chi nhánh có môi trường thuận lợi cho sự phát triển, kiểm soát đối với những nơi có nhiều rủi ro.