Chỉ tiêu đánh giá hoạt động quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn với KHDN của NHTM

Một phần của tài liệu báo cáo tốt nghiệp quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn đối với khách hàng doanh nghiệp tại MB – hoàn kiếm (Trang 31)

ngắn hạn với KHDN của NHTM

Các chỉ tiêu phản ánh nợ quá hạn

Chỉ tiêu “Tỷ lệ nợ quá hạn”:

Tỷ lệ NQH = Số dư NQH Tổng dư nợ

Tỷ lệ “Nợ quá hạn” phản ánh số dư nợ gốc và lãi đã quá hạn mà chưa thu hồi được. Nợ quá hạn cho biết, cứ trên 100 đồng dư nợ hiện hành có bao nhiêu đồng đã quá hạn, đây là một chỉ tiêu cơ bản cho biết chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng. Tỷ lệ nợ quá hạn cao chứng tỏ chất lượng tín dụng thấp; ngược lại, tỷ lệ nợ quá hạn thấp chứng tỏ chất lượng tín dụng cao.

Chỉ tiêu “Tỷ lệ tổng dư nợ có nợ quá hạn”:

Tỷ lệ tổng dư nợ có NQH = Tổng dư nợ có NQH Tổng dư nợ

Do chỉ tiêu “Tổng dư nợ có nợ quá hạn” bao gồm toàn bộ dư nợ của một khách hàng (kể cả đến hạn và chưa đến hạn) kể từ khi xuất hiện món nợ quá hạn đầu tiên, nên nó phản ánh chính xác hơn mức độ rủi ro tín dụng của ngân hàng.

Chỉ tiêu “Khách hàng có nợ quá hạn”:

Tỷ lệ khách hàng có NQH = Tổng số khách hàng quá hạn Tổng số khách hàng có dư nợ

Chỉ tiêu này cho biết, cứ 100 khách hàng vay vốn, thì có bao nhiêu khách hàng đã quá hạn. Nếu tỷ lệ này cao, phản ánh chính sách tín dụng của ngân hàng là

không hiệu quả. Ngoài ra, nếu chỉ tiêu này thấp hơn chỉ tiêu “Nợ quá hạn”, cho biết nợ quá hạn tập trung vào những khách hàng lớn; ngược lại, nếu chỉ tiêu này cao hơn chỉ tiêu “Nợ quá hạn”, thì nợ quá hạn tập trung vào những khách hàng nhỏ.

Chỉ tiêu “Cơ cấu nợ quá hạn”

Tỷ lệ nợ ngắn hạn quá hạn = NQH ngắn hạn Nợ ngắn hạn

Chỉ tiêu “Khả năng thu hồi nợ quá hạn”: Để đánh giá chính xác hơn chất lượng tín dụng, người ta còn phân loại nợ quá hạn theo hai tiêu chí:

NQH có khả năng thu hồi = NQH có khả năng thu hồi NQH

NQH không có khả năng thu hồi = NQH không có khả năng thu hồi NQH

Chỉ tiêu “Nợ quá hạn theo thời gian” gồm: Nợ quán hạn dưới 180 ngày, nợ quá hạn từ 180 ngày đến 360 ngày, nợ quá hạn trên 360 ngày.

Chỉ tiêu “Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế” gồm: Nợ quá hạn của doanh nghiệp nhà nước; Nợ quá hạn của công ty cổ phần, trách nhiệm hữu hạn; Nợ quá hạn của các hộ gia đình, các nhân.

Chỉ tiêu phản ánh nợ xấu

Chỉ tiêu “Tỷ lệ nợ xấu”

Tỷ lệ nợ xấu = Dư nợ xấu Tổng dư nợ

Nợ xấu bao gồm các nhóm nợ sau:

- Nợ dưới tiêu chuẩn: nợ quá hạn 91 đến 180 ngày; nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ đã phân loại vào nhóm 1 và nhóm 2. Các khoản nợ do ngân hàng trả thay đối với các khoản bảo lãnh, các khoản thanh toán đối với chấp nhận thanh toán quá hạn dưới 30 ngày.

hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai; các khoản nợ do ngân hàng trả thay đối với các khoản bảo lãnh, các khoản thanh toán đối với chấp nhận thanh toán quá hạn từ 30 đến 90 ngày.

- Nợ có khả năng mất vốn: nợ quá hạn trên 360 ngày; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba; các khoản nợ do ngân hàng trả thay đối với các khoản bảo lãnh, các khoản thanh toán đối với chấp nhận thanh toán quá hạn từ 91 ngày trở lên; các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý.

Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng

Dự phòng rủi ro tín dụng = Dự phòng rủi ro tín dụng Tổng dư nợ

Dự phòng rủi ro tín dụng là khoản tiền được trích lập hàng năm từ thu nhập hiện tại của ngân hàng để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Việc trích lập dự phòng rủi ro này dựa trên kết quả toàn bộ danh mục tín dụng của ngân hàng thành các nhóm nợ khác nhau. Do đó chỉ tiêu này cao cũng thể hiện danh mục tín dụng của ngân hàng có nhiều khoản vay cần chú ý.

Tỷ lệ xử lý rủi ro

Tỷ lệ xử lý rủi ro = Nợ xử lý rủi ro Tổng dư nợ

Ngân hàng sử dụng quỹ dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng đối với các khoản nợ của các tổ chức, doanh nghiệp bị giải thể, phá sản, cá nhân bị chết hoặc mất tích, các khoản nợ thuộc nhóm 5, nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý. Xử lý rủi ro không phải là xóa nợ cho khách hàng nên sau khi xử lý rủi ro phải chuyển các khoản nợ từ hạch toán nội bảng ra hạch toán ngoại bảng để tiếp tục theo dõi và có các biện pháp thu hồi nợ triệt để. Sau 05 năm, ngân hàng mới được xuất toán ra khỏi ngoại bảng.

Tổn thất tín dụng cho vay = giá trị bị mất trong hoạt động cho vay.

Chỉ tiêu này phản ánh giá trị bằng tiền bị tổn thất trong kỳ do hoạt động tín dụng (rủi ro tín dụng) gây nên. Chỉ tiêu này phản ánh quy mô, giá trị tuyệt đối của tổn thất.

Tỷ lệ tổn thất cho vay:

Tỷ lệ tổn thất cho vay = Tổng giá trị tổn thất trong kỳ Doanh số cho vay trong kỳ

Chỉ tiêu này phản ánh: với mỗi một đồng cho vay trong kỳ thì giá trị bị tổn thất là bao nhiêu, nó mang tính thời kỳ nên rất thuận tiện khi sử dụng để so sánh, phản ánh giữa các kỳ.

Chính sách quản lý rủi ro tín dụng được xây dựng trong đó xác định phương pháp tiếp cận đối với rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng. Đồng thời chính sách quản lý rủi ro tín dụng cũng nêu rõ trách nhiệm trong việc quản lý rủi ro tín dụng trong toàn hệ thống của ngân hàng.

Hội đồng quản lý là người chịu trách nhiệm xác định định hướng chiến lược và cơ cấu cho chức năng quản lý rủi ro tín dụng trong ngân hàng nhằm đảm bảo hoạt động hiệu quả nhất. Các bộ phận chức năng, các phòng ban tại Hội sở có liên quan đến công tác tín dụng, các đơn vị kinh doanh trong ngân hàng có trách nhiệm trước hết trong việc quản lý rủi ro tín dụng hàng ngày, gắn kết việc nhận thức và tuyên truyền về quản lý rủi ro tín dụng trong bộ phận mình công tác. Kiểm toán nội bộ là người đảm bảo rằng công tác quản lý rủi ro tín dụng được thực thi có hiệu quả thông qua việc đánh giá theo chương trình, kế hoạch của kiểm toán nội bộ.

Tùy thuộc quy mô của ngân hàng có thể thiết lập một bộ phận chuyên trách đảm nhiệm chức năng quản lý rủi ro tín dụng trong ngân hàng. Nhìn chung, nhiệm vụ của bộ phận này cần phải thực hiện bao gồm: Xây dựng chính sách và chiến lược quản lý rủi ro tín dụng; Thiết kế định hướng quản lý rủi ro tín dụng ở cấp độ chiến lược và chức năng; Xây dựng văn hóa nhận thức về rủi ro tín dụng trong ngân hàng trong đó có việc đào tạo về quản lý rủi ro tín dụng trong ngân hàng; Xây dựng chính sách và tổ chức quản lý rủi ro tín dụng nội bộ đối với các bộ phận chức năng thực hiện công tác tín dụng trong ngân hàng; Thiết kế và rà soát quy trình quản lý rủi ro tín dụng; Điều phối các hoạt động chức năng khác nhau có liên quan đến vấn đề

quản lý rủi ro tín dụng trong ngân hàng; Xây dựng các quy trình ứng phó với rủi ro tín dụng; Chuẩn bị báo cáo về quản lý rủi ro tín dụng đệ trình hội đồng quản lý.

Quy trình quản lý rủi ro tín dụng được thiết kế mang tính đồng bộ và có sự gắn kết với việc xây dựng và thực thi chiến lược của ngân hàng. Về cơ bản, quy trình quản lý rủi ro tín dụng cần chứa đựng những giai đoạn hay bước công việc cơ bản như xác định rủi ro tín dụng, mô tả rủi ro tín dụng, lượng hóa rủi ro tín dụng, phân tích rủi ro tín dụng, xếp hạng rủi ro tín dụng, đánh giá rủi ro tín dụng, lập báo cáo về rủi ro tín dụng, xử lý rủi ro tín dụng, theo dõi và rà soát quy trình trình quản lý rủi ro tín dụng.

Kèm theo quy trình quản lý rủi ro tín dụng là hệ thống những phương pháp luận và công cụ phục vụ công tác quản lý rủi ro tín dụng đồng bộ được thiết kế cho các công đoạn khác nhau của quy trình tín dụng. Để thực thi quy trình quản lý rủi ro tín dụng một cách hiệu quả cần tranh thủ sự ủng hộ và cam kết ủng hộ của lãnh đạo ngân hàng, phân công trách nhiệm rõ ràng cũng như phân bổ nguồn lực phù hợp, đào tạo và tuyên truyền về quản lý rủi ro tín dụng cho mọi đối tượng liên quan.

Để đánh giá công tác quản lý rủi ro tín dụng của một ngân hàng có thể thông qua một số chỉ tiêu định tính sau:

Các công tác được thực hiện nhằm nỗ lực ngăn chặn rủi ro tín dụng có hiệu quả không?

Có những bộ phận nào, cá nhân nào chịu trách nhiệm quản lý rủi ro tín dụng trong ngân hàng?

Quản lý rủi ro tín dụng có được xác định là vấn đề ưu tiên của ngân hàng hay không?

Ngân hàng có quan tâm đến rủi ro tín dụng hay không hoặc ngân hàng quan tâm đến rủi ro tín dụng muộn hay sớm?

Có hay không khuôn khổ đánh giá rủi ro tín dụng thống nhất trong ngân hàng? Ngân hàng có gắn kết quản lý rủi ro tín dụng với những quy trình hay chuỗi giá trị của ngân hàng?

Ngân hàng thực hiện việc quản lý rủi ro tín dụng một cách rời rạc hay đồng bộ? Ngân hàng thực hiện quản lý rủi ro tín dụng một cách phân tán hay tập trung?

Thông tin về rủi ro tín dụng trong ngân hàng có được trao đổi một cách đầy đủ? Hệ thống kiểm soát chiến lược quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng hoạt động hoạt động có hiệu quả hay không?

Phân công trách nhiệm trong công tác quản lý rủi ro tín dụng có phù hợp hay không?

Một phần của tài liệu báo cáo tốt nghiệp quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn đối với khách hàng doanh nghiệp tại MB – hoàn kiếm (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w