- Nâng cao vai trò công tác quản lý rủi ro: Năm 2008, Phòng quản lý rủi ro tín dụng tách riêng ra khỏi Phòng tín dụng cho thấy được một cái nhìn sâu sắc và
– CHI NHÁNH HOÀN KIẾM
3.2.5 Nhóm giải pháp hoàn thiện chính sách, quy chế, quy trình
- Tuân thủ các nguyên tắc trong quy trình tín dụng:
Nếu như trước đây tài sản thế chấp được xem là một yếu tố quan trọng trong quyết định cho vay của ngân hàng thì hiện nay, ngân hàng thường quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, dòng tiền của dự án, vì các yếu tố này đảm bảo cho khả năng trả nợ của doanh nghiệp hơn là tài sản thế chấp. Cần tránh trường hợp chỉ quan tâm đến tài sản thế chấp, không quan tâm đến dòng tiền của khách hàng vay vì điều này gây ra hậu quả tín dụng là nợ xấu tăng cao.
Cần tuân thủ nghiêm ngặt các vấn đề có tính nguyên tắc tín dụng trong quá trình cho vay như: tư cách người vay, hiệu quả kinh doanh, mục đích vay, dòng tiền và khả năng trả nợ, khả năng kiểm soát vay, năng lực quản lý và điều hành, thực trạng tài chính.
Cần coi trọng kết quả đánh giá, xếp hạng tín dụng có hệ thống làm căn cứ phân loại khách hàng để nâng cao hiệu quả của hoạt động đầu tư và cho vay, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quyết định chính sách tín dụng cho mỗi loại đối tượng khách hàng, là cơ sở xác định các chế độ ưu đãi về lãi suất, các mức phí áp dụng, các chính sách ưu đãi khách hàng khác.
- Cải tiến quy trình cho vay:
Hiện nay, quy trình cho vay tại MB – Hoàn Kiếm và cả hệ thống Ngân hàng TMCP Quân đội nói chung còn chồng chéo và kèm theo quy trình cho vay là rất nhiều quy trình cụ thể. Do đó hội sở và chi nhánh cần xây dựng quy trình cho vay, thủ tục cho vay theo hướng gọn nhẹ nhưng bảo đảm chặt chẽ và đầy đủ tính pháp lý như tinh giảm thủ tục quản lý tài sản bảo đảm tiền vay.
- Chính sách hợp tác giữa các ngân hàng trong việc cấp tín dụng:
Việc tăng cường sự hợp tác giữa các ngân hàng trên địa bàn sẽ mang lại nhiều lợi ích trong việc cấp tín dụng như cho vay đồng tài trợ vốn đối với các doanh nghiệp, dự án có quy mô và nhu cầu tín dụng lớn.