Thị trƣờng âm nhạc

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền tác giả tại Việt Nam với việc Việt Nam gia nhập Công ước Berne (Trang 98)

7 Elefiherotypia Hy Lạp 1.858.316 8 Wall Street Journal Hoa Kỳ 1.52

3.1.2. Thị trƣờng âm nhạc

Nhiều chuyện nhất là vấn đề của thị trường băng đĩa nhạc. Thị trường Việt Nam hiện nay tỷ trọng các ca khúc nhạc ngoại lời Việt có số lượng khá

lớn, còn lại là các ca khúc từa tựa nhạc ngoại. Theo thống kê của Phòng quản lý nghệ thuật, Sở Văn hoá Thông tin thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ nhạc ngoại lời Việt là hơn một nửa cho nhạc trẻ và hơn một phần ba cho tất cả các băng đĩa và ca khúc biểu diễn.

Mặc dù vậy, thực tế, thị trường âm nhạc Việt Nam vẫn tồn tại nhiều vấn đề thực tế chưa thể một sớm một chiều xử lý được. Dưới đây là một số vấn đề đó được tác giả sưu tầm trên báo chí trong nước.

Không chỉ "cầm nhầm" tác phẩm của nhau, một số nhạc sĩ Việt Nam dù đã được công chúng biết đến, lại muốn đi "con đường tắt" đến với thị trường nhạc trẻ, đã sử dụng ngay những ca khúc đang "ăn khách" của nhạc sĩ nước ngoài, đặt lời mới hoặc sao chép từng đoạn rồi ký tên tác giả. Những ca khúc đó thường rất dễ thu hút sự chú ý của công chúng, được các bạn trẻ yêu thích. Chính điều đó đã tạo nên thói quen "ăn sẵn", lười biếng của một số nhạc sĩ trẻ mới bước vào nghề, làm thui chột năng lực sáng tạo của họ". Khi việc ăn cắp sáng tác của người khác đã thành thói quen và phổ biến như thế, tuân thủ Công ước Berne là không còn được xài của chùa một cách vô tội vạ, mất đi một nguồn lợi lớn, một số ca sĩ, nhạc sĩ Việt Nam bấn lên là điều dễ hiểu…[35].

Ấy thế mà, việc Việt Nam tham gia công ước Berne dường như bị bỏ ngoài tai xã hội. Việc các cơ quan chức năng ai lo cứ lo, việc ta, ta cứ làm. Cũng theo báo Nhân dân điện tử, "nhiều ngày sau khi Công ước có hiệu lực, sách lậu và băng, đĩa lậu vẫn được bày bán tràn lan mà chưa thấy cơ quan nào xử lý".

"Dường như không có gì thay đổi... thị trường băng đĩa nhạc trong nước dường như vẫn "bình chân như vại". "Sự chuyển đổi này rất khó thấy bởi, một mặt, thị trường Việt Nam chưa phải là lớn và, mặt khác, môi trường xã hội Việt Nam vẫn chưa quen nhạy cảm với pháp luật quốc tế", một quan chức ở Bộ Văn hoá Thông tin nói…" [37].

Thị trƣờng băng đĩa lậu

Lúc 8h sáng 6/4/2006, Đoàn kiểm tra liên ngành 814, TP.HCM bất ngờ kiểm tra căn nhà số 280 Cao Đạt, phường 1, quận 5 do Vòng Tống Khương làm chủ. Tại đây, đoàn kiểm tra phát hiện căn nhà này tàng trữ hàng chục ngàn đĩa phim, ca nhạc được in sao trái phép. Một thành viên trong đoàn kiểm tra 814 cho biết, đến thời điểm này (15h ngày 6/4), lực lượng kiểm tra đã gom được trên 200 kiện (bao tải) chứa đĩa lậu, ước số lượng đĩa lậu đã lên đến hàng chục vạn chiếc [36].

Tuy nhiên, thị trường âm nhạc Việt Nam bước vào năm 2006 đã có những dấu hiện chuyển biến tích cực theo hướng lành mạnh hoá và tôn trọng bản quyền. Dưới đây là một ví dụ.

Bảy nhà hàng có kinh doanh nhạc sống thuộc hàng "máu mặt" nhất Hà Nội đồng ý trả tác quyền âm nhạc. Trước đó, bảy nhà hàng đã được Trung tâm Bảo vệ Quyền Tác giả Âm nhạc Việt Nam đánh động quyền thu tác quyền âm nhạc. Bảng giá được gửi đến từng nhà hàng cách nay cả tháng. Theo nhạc sỹ Phó Đức Phương, việc đếm ghế quy ra tiền tác quyền là cách dễ nhất, được học tập kinh nghiệm của nhiều nước như Hàn Quốc, Nhật Bản. Căn cứ điều kiện thực tế của Việt Nam, các văn bản pháp luật hiện hành mà nòng cốt là Nghị định 61/2002/NĐ-CP của Chính phủ về chế độ nhuận bút, Trung tâm cho xây dựng bảng giá áp dụng đối với các nhà hàng sử dụng băng, đĩa nhạc thu sẵn và các nhà hàng sử dụng nhạc sống.

Với tư cách là chủ nhà hàng "Aladin", Nghệ sỹ nhân dân Thanh Hoa khá hào hứng với việc trả tác quyền âm nhạc. Chị nói: "Trả tác quyền sử dụng âm nhạc là trách nhiệm của tất cả mọi người. So với các nước, Việt Nam thực hiện việc này quá muộn. Để có một ca khúc hay các nghệ sỹ phải lao động cật lực bằng tài năng, tâm huyết của mình. Vì thế họ xứng đáng được nhận thù lao mỗi khi tác phẩm được sử dụng vào các mục đích kinh doanh trực tiếp và gián tiếp".

Nghệ sỹ nhân dân Thanh Hoa là người tiên phong đến tận Trung tâm Bảo vệ Tác quyền Âm nhạc Việt Nam để thảo luận về giá. Sau đó, một hợp

đồng được soạn thảo, theo đó, nhà hàng Aladin sử dụng âm nhạc sống ở khu vực khách sạn Thắng Lợi mỗi năm nộp khoảng hơn 13 triệu đồng tiền bản quyền âm nhạc.

Một địa chỉ khác ở Giảng Võ sử dụng băng, đĩa nhạc trả khoảng bảy triệu đồng/năm. Cứ ba tháng đơn vị sử dụng nhạc trả tác quyền một lần, kèm theo danh sách các tác phẩm được sử dụng để phía Trung tâm có cơ sở phân bổ tiền cho các tác giả.

Để đối phó với nạn băng đĩa lậu, các ca sĩ không thể mãi ngồi im chờ những nhà quản lý văn hoá thỉnh thoảng làm một cuộc thanh tra truy quét các ổ băng đĩa lậu, sau đó đâu lại vào đấy. Thời gian gần đây khá nhiều ca sĩ và nhà sản xuất lên tiếng "tuyên chiến với băng đĩa lậu" bằng cách của mình. Một loạt "chiêu" của không ít ca sĩ trong cuộc "tự cứu lấy mình" khỏi thảm cảnh đĩa lậu có thể coi là một động thái tích cực của các ca sĩ không còn trông chờ vào số phận mà muốn chính mình làm thay đổi thị trường.

Cạnh tranh về giá cả mà chất lượng không đổi là hướng đi của ca sĩ Đoan Trang cùng nhà sản xuất. Sắp tới, mỗi CD của Đoan Trang sẽ sản xuất dưới hai hình thức: platinum disc (đĩa bạch kim) và bronze disc (đĩa đồng). Đĩa platinum có chất lượng cao, phù hợp với những khán giả vừa muốn một album chất lượng tốt lại vừa muốn hình thức đẹp. Trong mỗi đợt phát hành, cô chỉ cho ra đời một số lượng có hạn loại này, giá 36.000 - 42.000 đồng. Khách hàng mua đĩa platinum được chế độ bảo hành vô điều kiện, trong thời gian 3 tháng. Tất cả những sai sót đều được nhà sản xuất đổi đĩa mới. Đoan Trang cho biết: "Đĩa bronze dù chất lượng không cao như platinum nhưng được sản xuất dưới hình thức đúc khuôn, chứ không làm đĩa sao chép như hình thức băng đĩa lậu vẫn làm hiện nay" và giá thành rẻ hơn, chỉ từ 8.000- 16.000 đồng. Chiêu thức này của Đoan Trang được khá nhiều ca sĩ khác dự định sử dụng để cạnh tranh về giá cả - một lợi thế lâu nay của đĩa lậu.

Bên cạnh đó, chất lượng sản phẩm được quan tâm nhất để bứt phá hẳn lên so với đĩa lậu. Một đĩa lậu "chất lượng cao" giá 6 ngàn chỉ dùng được

trong khoảng 10 tháng. Nếu album được đầu tư nội dung công phu, các fan chắc chắn sẽ lựa chọn đĩa gốc để lưu giữ được lâu hơn. Đó cũng là lý do chính để Lam Trường hợp tác với các chuyên gia Thái Lan thực hiện clip của mình. Công ty Thế giới giải trí cũng không ngại bỏ ra tiền tỉ để mời hẳn tập đoàn làm phim giải trí của Hàn Quốc sang ta để thực hiện album cho ca sĩ của mình. Hợp tác với các nhà sản xuất nước ngoài, nâng cao nội dung lẫn công nghệ sản xuất cũng là "chiêu" chống lại sự lộng hành của băng đĩa lậu tại Việt Nam.

Những ca sĩ trẻ của "Sao Mai điểm hẹn" cũng không đứng ngoài cuộc chiến của giới. Ngày 01/10/2006 liên kết fans club của Hoàng Hải, Mỹ Dung, Anh Khoa, Phương Linh... đã tổ chức một cuộc diễu hành hoành tráng tại nhiều phố chính Hà Nội bằng xe đạp, giương cao khẩu hiệu chống băng đĩa lậu nhằm kêu gọi tinh thần ủng hộ của khán, thính giả. Riêng Hoàng Hải tiết lộ, để hạn chế tình trạng của đĩa lậu, phát hành album lần này Hoàng Hải sẽ có các đại lý CD di động trên toàn quốc để đáp ứng nhu cầu của công chúng.

Những chuyển động của ca sĩ và nhà sản xuất âm nhạc là tín hiệu đáng mừng cho ý thức cùng hướng tới một môi trường âm nhạc chuyên nghiệp. Vấn nạn băng đĩa lậu chỉ là một lát cắt của trình trạng vi phạm bản quyền nghiêm trọng ở Việt Nam. Đó chính là một trong những lý do kéo tụt lùi sự phát triển của showbiz Việt so với khu vực (chứ chưa dám so sánh với thế giới). Nhưng quan trọng nhất là sau những nỗ lực của ca sĩ, các ban ngành quản lý vẫn là ý thức của công chúng, những người quan tâm tới ca khúc nhạc Việt Nam.

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền tác giả tại Việt Nam với việc Việt Nam gia nhập Công ước Berne (Trang 98)