Quyền nhân thân

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền tác giả tại Việt Nam với việc Việt Nam gia nhập Công ước Berne (Trang 60)

Trước kia pháp luật chỉ quan tâm bảo hộ quyền tài sản (quyền kinh tế) đối với quyền tác giả mà chưa chú ý đến quyền nhân thân - các quyền tác giả về mặt tinh thần. Sau khi nhà triết học người Đức Emmanuel Kant đưa ra quan điểm cho rằng bảo hộ quyền nhân thân cũng là thiết yếu đối với bảo vệ

quyền tác giả thì pháp luật đã ghi nhận và bảo hộ các quyền nhân thân. Quyền nhân thân của cá nhân là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác… mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền nhân thân của người khác.

Theo Điều 19 của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, quyền nhân thân trong quyền tác giả bao gồm quyền đặt tên cho tác phẩm; đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm; bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả. Không phải ai khác mà chỉ có tác giả, người sáng tạo ra tác phẩm văn học nghệ thuật mới có được quyền này. Nếu như tác giả đã chết thì việc duy nhất mà người khác có thể làm là "phóng tác" hay "chuyển thể" tác phẩm sang thể loại nghệ thuật khác. Trong trường hợp đó, tác phẩm không còn là chính nó nữa mà đã hình thành nên một tác phẩm nghệ thuật độc lập.

Trong trường hợp tác phẩm do nhiều người cùng sáng tạo ra (có đồng tác giả hoặc tác giả tập thể) thì khi sử dụng các quyền nhân thân phải đạt được sự thoả thuận của tất cả các tác giả nếu tác phẩm không thể tách ra thành từng phần riêng biệt để sử dụng riêng. Đối với tác phẩm có thể tách ra thành từng phần riêng để sử dụng riêng biệt thì mỗi tác giả có quyền đối với phần của mình nhưng đối với tác phẩm chung vẫn phải có sự đồng thuận của tất cả các tác giả.

Do các quyền nhân thân luôn gắn liền với tác giả nên được pháp luật bảo hộ vô thời hạn.

Quyền nhân thân trong Công ước Berne thể hiện dưới dạng quyền tinh thần, theo Điều 6 bis. Nội dung những quyền này cũng hạn chế hơn so với quy định của pháp luật chúng ta. Nó chỉ bao gồm quyền đứng tên tác giả và quyền phản đối những việc sự xuyên tạc, cắt xén hay sửa đổi hoặc những vi

phạm khác đối với tác phẩm có thể làm phương hại đến danh dự và tiếng tăm tác giả.

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền tác giả tại Việt Nam với việc Việt Nam gia nhập Công ước Berne (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)