Quyền đặt tên cho tác phẩm

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền tác giả tại Việt Nam với việc Việt Nam gia nhập Công ước Berne (Trang 62)

Quyền này được pháp luật bảo hộ vô thời hạn. Tác phẩm là đứa con tinh thần của tác giả. Quyền đặt tên cho tác phẩm là một quyền thiêng liêng như cha mẹ đặt tên cho con, cái tên đó sẽ đi cùng tác phẩm, làm cơ sở phân biệt nó với các tác phẩm khác. Hơn nữa một tác phẩm nổi tiếng không chỉ bởi nội dung hay, có giá trị nghệ thuật mà còn bởi có một cái tên ấn tượng, độc đáo toát lên toàn bộ nội dung của tác phẩm.

Quyền đặt tên cho tác phẩm các nhà lập pháp dành cho các chủ thể sau: Tác giả trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả; tác giả trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm nhưng không đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả; cá nhân, tổ chức sản xuất tác phẩm điện ảnh, video, phát thanh, truyền hình, sân khấu và các loai hình biểu diễn nghệ thuật khác. Trường hợp này những cá nhân, tổ chức sản xuất chương trình được coi là tác giả tập thể.

Tuy nhiên, theo Điều 22 Nghị định số 100/2006/NĐ-CP thì quyền đặt tên cho tác phẩm không áp dụng đối với tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Điều này là phù hợp bởi tác phẩm dịch phải tôn trọng tác phẩm gốc. Việc chuyển sang ngôn ngữ, hệ thống ký hiệu khác nhưng không có nghĩa là được đặt lại tên tác phẩm gốc.

Còn đối với tác giả chương trình máy tính và các nhà đầu tư sản xuất chương trình máy tính có thể thoả thuận về việc đặt tên và việc phát triển các chương trình máy tính, theo khoản 4 Điều Nghị định số 100/2006/NĐ-CP.

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền tác giả tại Việt Nam với việc Việt Nam gia nhập Công ước Berne (Trang 62)