Thực thi Công ƣớc và chế tà

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền tác giả tại Việt Nam với việc Việt Nam gia nhập Công ước Berne (Trang 35 - 36)

Mọi vi phạm các quyền lợi kinh tế và tinh thần đều có thể bị truy tố và xử phạt, kèm theo bồi thường cho tác giả. Công ước Berne không qui định chi tiết việc thực thi bảo vệ các quyền lợi, nhưng với sự phát triển của các luồng thương mại hàng hoá và dịch vụ có nội dung tri thức cao cần phải đuợc bảo vệ, song song với sự tiến triển rất nhanh của các kỹ thuật điện toán cho phép sao chép và chuyển đổi qua Internet mọi sản phẩm trí tuệ, vấn đề thực thi bản quyền trở thành mối quan tâm lớn. Các luật lệ quốc gia và khung pháp lý quốc tế do đó được củng cố bằng nhiều tiêu chuẩn và biện pháp mới nhằm phòng ngừa và xử phạt gắt gao hơn các hình thức vi phạm. Đáng kể nhất là hai hiệp ước WIPO Copyright Treaty (WCT) và WIPO "Performances and Phonograms Treaty" (WPPT), ký tháng 12.1996, còn gọi là "Internet Treaties" - "các Hiệp ước Internet" vì qui định các biện pháp bảo vệ sở hữu tri thức trước các phương tiện sao chép tối tân qua kỹ thuật điện tử.

Trên thực tế, có vẻ như Công ước Berne không mạnh về vấn đề chế tài đối với các hành vi vi phạm. Nhưng nếu đã là quốc gia thành viên Công ước, thì không thể không thực thi nghiêm túc và đầy đủ việc bảo hộ quyền tác giả theo đúng pháp luật của quốc gia và các cam kết quốc tế. Chính vì thế, Công ước chủ yếu thông qua các biện pháp chế tài của pháp luật quốc gia. Ngoài ra, hiệp định TRIPs (Agretác giảent on Trade-Related Aspects of Intellectual Property Rights) của tổ chức WTO sát nhập Công ước Berne vào khung pháp lý của WTO và bổ sung các qui định về thực thi, đặt vấn đề bảo vệ bản quyền và sở hữu tri thức nói chung dưới sự chi phối của bộ máy giải quyết tranh chấp của WTO. Các vi phạm bản quyền do đó có thể bị xét xử trong khuôn khổ đa phương và dẫn đến những biện pháp trả đũa hay trừng phạt cụ thể qua quan hệ thương mại.

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền tác giả tại Việt Nam với việc Việt Nam gia nhập Công ước Berne (Trang 35 - 36)