THUẬT DÂN GIAN
Đây là điều đặc thù đối với mỗi một quốc gia. Vấn đề này đặt ra ngày càng cần thiết bởi trước "cơn lốc toàn cầu hoá" thì tình trạng văn hoá của mỗi quốc gia bị đồng hoá đi làm mất bản sắc con người, dân tộc, lãnh thổ, quốc gia. Nếu không nhìn nhận và áp dụng những biện pháp hữu hiệu để bảo tồn và phát triển thì sẽ không còn văn hoá, dân tộc tại vị trí địa lý đặc thù đó. Mà chính yếu tố văn hoá mới có thể phân biệt được giữa con người với con người. Mọi người sẽ trở nên khủng hoảng nếu không biết mình là ai.
Do vậy, những quy định về quyền tác giả và những biện pháp hiệu quả từ quyền tác giả này là công cụ tốt để duy trì và phát triển được văn học nghệ thuật dân gian. Tại điều 23 của Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, có quy định tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian là sáng tạo tập thể trên nền tảng truyền thống của một nhóm hoặc các cá nhân nhằm phản ánh khát vọng của cộng đồng, thể hiện tương xứng đặc điểm văn hoá và xã hội của họ, các tiêu chuẩn và giá trị được lưu truyền bằng cách mô phỏng hoặc bằng cách khác.
Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian bao gồm: - Truyện, thơ, câu đố;
- Điệu hát, làn điệu âm nhạc;
- Điệu múa, vở diễn, nghi lễ và các trò chơi;
- Sản phẩm nghệ thuật đồ hoạ, hội hoạ, điêu khắc, nhạc cụ, hình mẫu kiến trúc và các loại hình nghệ thuật khác được thể hiện dưới bất kỳ hình thức vật chất nào.
Việc sử dụng tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian phải dẫn chiếu xuất xứ của loại hình tác phẩm đó và bảo đảm giữ gìn giá trị đích thực của tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian.
Theo định nghĩa của UNESCO, các tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian bao gồm:
Các di tích: Các tác phẩm kiến trúc, tác phẩm điêu khắc và hội họa,
các yếu tố hay các cấu trúc có tính chất khảo cổ học, ký tự, nhà ở trong hang đá và các công trình có sự liên kết giữa nhiều đặc điểm, có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm lịch sử, nghệ thuật và khoa học.
Các quần thể các công trình xây dựng: Các quần thể các công trình
xây dựng tách biệt hay liên kết lại với nhau mà do kiến trúc của chúng, do tính đồng nhất hoặc vị trí của chúng trong cảnh quan, có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm lịch sử, nghệ thuật và khoa học.
Các di chỉ: Các tác phẩm do con người tạo nên hoặc các tác phẩm có
sự kết hợp giữa thiên nhiên và nhân tạo và các khu vực trong đó có các di chỉ khảo cổ có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm lịch sử, thẩm mỹ, dân tộc học hoặc nhân chủng học.
Các kiệt tác di sản phi vật thể nhân loại, thường bao gồm những loại
hình nghệ thuật thuộc về âm nhạc, hiện nay ở Việt Nam đang có một số môn nghệ thuật được UNESCO công nhận là kiệt tác di sản phi vật thể nhân loại.
Nhã nhạc cung đình Huế
Nhã nhạc cung đình Huế là một sáng tạo đặc biệt, mang âm hưởng của âm nhạc dân gian Việt Nam, có tính chuyên nghiệp và bác học cao, Nhã nhạc cung đình Huế mang một âm điệu đặc trưng, thể hiện phong cách, tâm hồn, bản sắc Việt Nam nói chung và Huế nói riêng. Âm nhạc cung đình Việt Nam bắt nguồn từ âm nhạc dân gian, chọn lọc, tinh chế và nâng cao cho phù hợp với lối sống và lễ nghi của cung đình. Có thể nói âm nhạc cung đình mang âm hưởng của âm nhạc dân gian Việt Nam. Bên cạnh đó, trong quá trình phát triển, âm nhạc cung đình Việt Nam có tiếp thu ảnh hưởng của âm nhạc cung đình Trung Hoa (ví dụ như quan niệm về vũ trụ và nhân sinh liên quan đến âm dương ngũ hành...) và nền âm nhạc Cham Pa. Đây cũng chính là nét tương đồng chung của văn hoá phương Đông.
Nhã nhạc được coi là một kiệt tác sáng tạo. Trong khi các thể loại âm nhạc khác ở Việt Nam đều là sáng tạo của địa phương thì Nhã nhạc là loại hình duy nhất mang tính chất quốc gia. Nhã nhạc từng là quốc nhạc của triều đình quân chủ, được sự quan tâm, chăm sóc đặc biệt của triều đình nên nó mang những giá trị nổi bật về mặt lịch sử và nghệ thuật. Với chức năng phục vụ các nghi lễ của triều đình và là phương tiện giao tiếp với thế giới thần linh, Nhã nhạc mang tính triết lý cao. Nó thể hiện những quan niệm về vũ trụ và nhân sinh của người Việt
Nam nói riêng và phương Đông nói chung, chẳng hạn quan niệm về một thế giới siêu hình, ở đó Trời Đất, các thần linh và tổ tiên ngự trị; trong văn hoá của người Việt cổ; tư tưởng Tôn quân... Những quan niệm trên được biểu lộ rất rõ trong kết cấu các biên chế dàn nhạc, trong các động tác múa cũng như trong nội dung các bài bản âm nhạc. Là loại hình âm nhạc nghi lễ, Nhã nhạc có tính trang trọng, hoành tráng, phù hợp với các cuộc lễ long trọng của triều đình.
Ngày 24/7/2005, Chính phủ Việt Nam đã có công văn về việc lập hồ sơ Âm nhạc cung đình Việt Nam: Nhã nhạc là loại hình âm nhạc truyền thống tiêu biểu của Việt Nam để đề nghị UNESCO công nhận là Kiệt tác di sản Văn hóa Phi vật thể và Truyền khẩu của nhân loại đợt 2, năm 2003.
Tháng 11 năm 2003, Nhã nhạc (triều Nguyễn) đã được UNESCO ghi tên vào danh mục Các Kiệt tác Di sản phi vật thể của nhân loại.
Theo pháp luật hiện hành, chủ sở hữu của quyền tác giả đối với các tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian là Nhà nước, nhưng thực Nhà nước chỉ là người "quản lý" thay cho nhân dân mà thôi. Việc bảo vệ quyền tác giả này là bảo vệ một di sản không chỉ cho toàn dân tộc mà còn cho toàn nhân loại. Việc thu lợi từ những hoạt động văn hoá truyền thống có nguồn gốc dân gian phải phục vụ cho nhân dân, cho Tổ quốc.