BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI MỘT SỐ LOẠI HÌNH TÁC PHẨM VĂN HỌC NGHỆ THUẬT ĐẶC THÙ TRƢỚC CUỘC CÁCH MẠNG KỸ

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền tác giả tại Việt Nam với việc Việt Nam gia nhập Công ước Berne (Trang 86 - 87)

PHẨM VĂN HỌC NGHỆ THUẬT ĐẶC THÙ TRƢỚC CUỘC CÁCH MẠNG KỸ THUẬT SỐ HIỆN NAY.

Trước cuộc cách mạng kỹ thuật số hiện nay thì việc số hoá các tác phẩm văn học nghệ thuật trở nên đơn giản hơn. Cũng vì vậy, việc tiếp cận với những tác phẩm đó trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn bao giờ hết đối với công chúng. Công chúng được hưởng lợi nhiều nhất từ việc số hoá các tác phẩm văn học nghệ thuật này. Qua đó, tác giả hoặc chủ sở hữu cũng có nhiều thuận lợi từ việc công bố, phổ biến, khai thác lợi ích từ tác phẩm của mình.

Tuy nhiên, mặt trái của việc này là việc xâm phạm quyền tác giả cũng trở nên phát triển và mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

Tính hai mặt của cuộc cách mạng kỹ thuật số đối với quyền tác giả có thể rõ hơn qua những phân tích dưới đây về sách và báo điện tử.

Nhờ có sách, trình độ tri thức của thế giới được truyền bá theo cấp số nhân, đồng thời sự truyền bá đó vẫn tiếp tục cho đến ngày nay với tốc độ ngày càng tăng nhờ sự phát triển của từng công nghệ mới, chẳng hạn điện tín, phát thanh, truyền hình, máy tính, viễn thông và Internet và gần đây là sách điện tử. Nói chung, sách là một trong các sáng chế quan trọng và tồn tại lâu dài nhất từ xưa đến nay. Sự gia tăng nhanh và phổ biến rộng rãi tri thức thông qua sách đã và vẫn có tác động rất lớn đến quá trình văn minh hoá. Sách cũng như báo và tạp chí dễ dàng được chia sẻ vì chúng có kích cỡ thích hợp và có thể mang theo người được.

Tác dụng của việc bảo hộ quyền tác giả đối với sách đã được khẳng định trên gần như toàn thế giới. Việc xuất bản sách với số lượng lớn càng ngày càng được bảo đảm nguồn thu từ bán sách.

Ngành công nghiệp xuất bản văn học không chỉ bao gồm sách, mà còn có nhiều loại hình khác nữa. Hàng năm, có trên 50.000 đầu sách mới được xuất bản, riêng trong năm 1999 có hơn 500 triệu cuốn sách được phát hành dưới dạng ấn phẩm và ngành công nghiệp xuất bản tạo ra thu nhập hơn 80 tỉ USD trên phạm vi toàn thế giới.

Tuy nhiên, câu chuyện về ngành công nghiệp xuất bản văn học sẽ không được thể hiện đầy đủ nếu chỉ chú ý đến sách, vì việc xuất bản báo và tạp chí cũng là một bộ phận hữu cơ của công nghiệp xuất bản văn học. Trong năm 1996, theo ước tính có khoảng 8.391 tờ nhật báo trên thế giới với khoảng 548 triệu độc giả.

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền tác giả tại Việt Nam với việc Việt Nam gia nhập Công ước Berne (Trang 86 - 87)