Tất cả các sản phẩm trong lĩnh vực văn học, khoa học và nghệ thuật, được biểu hiện bất kỳ dưới hình thức nào hoặc theo phương thức nào. Ngoài ra, các tác phẩm dịch, mô phỏng, chuyển nhạc và các chuyển thể khác từ một tác phẩm gốc đều được bảo hộ như tác phẩm gốc miễn là không làm phương hại đến quyền tác giả của tác phẩm gốc.
Các tuyển tập tác phẩm văn học nghệ thuật, các bộ bách khoa từ điển và các hợp tuyển mà do việc chọn lọc hay kết cấu các tư liệu tạo thành một sáng tạo trí tuệ cũng được bảo hộ như một tác phẩm miễn là không làm phương hại đến quyền tác giả của các tác phẩm tạo nên các hợp tuyển này.
Các tin tức thời sự hay vụ việc vụn vặt chỉ mang tính chất thông tin báo chí sẽ không được bảo hộ.
"Chiến tranh và Hoà bình", (Война и мир) tiểu thuyết nổi tiếng của Lép Tôn- xtôi (nhà văn Nga), được dựng thành phim bởi ba hãng phim nổi tiếng thế giới:
Năm 1956, đạo diễn người Hoa Kỳ King Vidor đã dựng bộ phim dài 208 phút với các ngôi sao Audrey
Hepburn (vai Natasha), Henry Fonda (vai Pierre)
và Mel Ferrer (vai Andrei Bolkonsky). Audrey Hepburn đã thể hiện vai Natasha tuyệt vời, còn
Henry Fonda thì diễn xuất "quá Mỹ với nhân vật
Pierre. Tổng thể, bộ phim được đánh giá là "quá
nhiều hoà bình còn chiến tranh thì ít quá".
Năm 1968, Xưởng (nay là Hãng) phim trung ương Liên Xô ở Mát-xcơ-va "Mosfilm" đã dựng lại tác phẩm nổi tiếng bằng tác phẩm điện ảnh của đạo diễn Sergei Bondarchuk hoàn toàn trung thành với bốn phần của bộ tiểu thuyết, và đã dựng nên được một tác phẩm điện ảnh vĩ đại và kinh điển. Lyudmila Savelyeva (vai Natasha Rostova) và Vyacheslav Tikhonov (vai Andrei Bolkonsky). Bondarchuk tự mình thể hiện vai Pierre Bezukhov. Một thách thức lớn cho bộ phim, là khi đó
hình ảnh Natasha do Audrey Hepburn quá lớn. Nhưng cuối cùng, thì bộ phim đã được đánh giá cao hơn rất nhiều, ít nhất là bộ phim quá hoành tráng, và chiếm được giải Osca năm 1969 cho Phim nước ngoài hay nhất. (Khán giả Việt Nam nhớ đến Vyacheslav Tikhonov nhiều hơn trong vai nhà tình báo Mác-xim I-xa-ép trong bộ phim chuyển thể từ tiểu thuyết "Mười bảy khoảnh khắc Mùa
xuân" của nhà văn I-u-li-an Xê-mi-ô-nốp).
Cảnh trong phim của Sergei Bondarchuk (Liên Xô) Áp-phích phim của
Thú vị nhất là năm 1972, hãng BBC (British
Broadcasting Corporation) chuyển thể tiểu
thuyết thành một phiên bản phim truyền hình, được phát trên truyền hình nước Anh và các nước khối liên hiệp Anh vào các năm 72 - 73 của thế kỷ 20 (chính xác là từ ngày 28 tháng Chín năm 1972). Trong phim, Anthony Hopkins đóng vai Pierre.
Các vai khác do Rupert Davies, Faith Brook, Morag Hood, Alan Dobie, Angela Down và Sylvester Morand thể hiện.
Áp-phích phim của BBC
Chúng ta không thể so sánh một tác phẩm điện ảnh với tác phẩm truyền hình, và điều đó đã chứng minh là, dù cùng dựa trên một tác phẩm văn học, nhưng Nghệ thuật thứ bảy đã sáng tạo ra nhiều tác phẩm nghệ thuật độc lập, tất nhiên tác phẩm phái sinh phải không được làm phương hại đến tác phẩm gốc về mặt nội dung và nghệ thuật, không được xuyên tạc, bóp méo hay bôi nhọ. "Tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ nếu không gây phương hại đến quyền tác giả tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh" (khoản 2 Điều 14) [3].