Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò nhà nước trong xóa đói giảm nghèo ở Lạng Sơn (Trang 87)

I Chính sách hỗ trợ về y tế cho ngƣời nghèo

03 Hội Cựu chiến binh 54.757 517 8,9 283 6.797 04 Đoàn thanh niên 25.289 183 4,1 107 2

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân

- Những hạn chế

Mục tiêu về xóa đói giảm nghèo ở Lạng Sơn còn mang tính chất chung

sẵn có của tỉnh. Mục tiêu giảm nghèo của tỉnh đề ra cho từng giai đoạn chỉ là số ước lượng trên cơ sở mục tiêu về xóa đói giảm nghèo của cả nước do vậy chưa thực sự phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh.

Việc xây dựng kế hoạch giảm nghèo ở cấp tỉnh được thực hiện theo cơ chế tổng hợp số liệu từ Ban chỉ đạo giảm nghèo cấp huyện, xã nhưng do một bộ phận cán bộ làm công tác giảm nghèo chưa xác định rõ và nhận thức đúng về vai trò, trách nhiệm của mình trước Nhà nước, nhân dân nên đã dẫn đến hiện tượng số liệu tổng hợp báo cáo theo phân tích có độ tin cậy thấp.

Các chính sách xóa đói giảm nghèo ở Lạng Sơn được thực hiện trong

thời gian qua đã thể hiện được vai trò của Nhà nước đối với công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Tuy nhiên, việc thực hiện hệ thống chính sách vẫn còn một số bất cập như sau:

Thứ nhất, đối với nhóm chính sách tạo điều kiện cho người nghèo phát

triển sản xuất, tăng thu nhập.

Tiến độ thực hiện các dự án, chương trình thuộc chính sách hỗ trợ đất sản xuất, nhà ở và nước sạch sinh hoạt cho hộ nghèo dân tộc thiểu số còn chậm, nhất là công tác cấp phát, thanh toán vốn; Công tác giám sát đánh giá chưa được quan tâm đúng mức, còn ngại khó, hiệu quả chưa cao. Công tác tuyên truyền vận động chưa đi vào chiều sâu, nhân dân còn trông chờ ỷ lại Nhà nước, việc vận động tự huy động trong dân thuộc vùng thực hiện dự án đạt còn thấp. Vấn đề hỗ trợ đất sản xuất đạt thấp do quỹ đất hoang, quỹ đất từ các nông, lâm trường đều không có, mức hỗ trợ quá thấp so với chi phí khai hoang trên thực tế rất khó khăn cho quá trình thực hiện; vấn đề xóa nhà ở dột nát cho hộ nghèo thực hiện chưa đảm bảo đúng quy trình, chất lựợng như yêu cầu.

Chương trình xây dựng CSHT các xã ĐBKK nhìn chung còn chậm, việc tổ chức thực hiện của chủ đầu tư mặc dù đã có kế hoạch ổn định hàng năm, nhưng triển khai còn chưa khịp thời. Kiến thức, kỹ năng của đội ngũ cán

bộ xã chưa theo kịp yêu cầu nghiệp vụ quản lý và triển khai xây dựng cơ bản ở cấp xã vì vậy việc phân cấp quản lý đầu tư cho chủ đầu tư cấp xã gặp nhiều khó khăn; việc xây dựng các chợ trung tâm cụm xã do quy hoạch không phù hợp với đặc điểm, phong tục tập quán của người dân do vây hiệu quả sử dụng các công trình này còn thấp, thậm trí nhiều nơi bị bỏ hoang.

Thứ hai, nhóm chính sách tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận với

các dịch vụ xã hội cơ bản:

Chính sách hỗ trợ y tế cho người nghèo mới dừng lại ở việc cấp mua thẻ BHYT theo mệnh giá, riêng việc lập danh sách người nghèo để mua tại các cơ sở xã, huyện, tỉnh thì không được bố trí kinh phí dẫn đến thời gian lập danh sách kéo dài, chất lượng danh sách còn thấp như sai tên, sai địa chỉ, sai năm sinh nên phải chỉnh sửa lại nhiều.

Thứ ba, nhóm dự án nâng cao năng lực nhận thức, ý thức trách

nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức và người dân đối với công tác giảm nghèo:

Định mức hỗ trợ đào tạo thấp, kinh phí hỗ trợ cho công tác truyền thông chưa đáp ứng được nhu cầu. Các tài liệu, văn bản tuyên truyền hướng dẫn chưa phong phú, trong khi đó nhu cầu thông tin về chủ trương chính sách giảm nghèo của Đảng và Nhà nước đến cán bộ thôn, bản, hộ người nghèo là rất cần thiết nhưng chưa được đáp ứng.

Tổ chức thực hiện xóa đói giảm nghèo của các cấp chính quyền chưa

hiệu quả. Ban chỉ đạo giảm nghèo chủ yếu mang tính kiêm nhiệm, đội ngũ

cán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo, nhất là đội ngũ cán bộ cấp xã, phường trực tiếp làm công tác giảm nghèo năng lực còn nhiều hạn chế, chưa được tập huấn kỹ càng. Công tác đào tạo, bồi dưỡng còn mang tính thụ động, dựa hoàn toàn vào kế hoạch, nguồn vốn của Trung ương.

Công tác soạn thảo văn bản hướng dẫn thực hiện đến cấp huyện, xã còn chậm, ban chỉ đạo giảm nghèo các huyện tổ chức thực hiện văn bản giảm nghèo còn nhiều lúng túng.

Quy chế hoạt động của Ban giảm nghèo ở một số địa phương còn sơ sài, chung chung, không có sự phân công trách nhiệm và phối hợp công tác trong công tác xóa đói giảm nghèo.

Việc giao chỉ tiêu giảm hộ nghèo đến tận cấp xã đã gây ra áp lực về thành tích cho cán bộ giảm nghèo cấp xã, dẫn đến hiện tượng số liệu báo cáo có nơi không trung thực.

Chất lượng, công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá còn thấp

Qua kiểm tra, giám sát đánh giá của Ban chỉ đạo giảm nghèo Lạng Sơn về các hoạt động của Chương trình giảm nghèo cho thấy: Nhiều nơi, Ban chỉ đạo giảm nghèo bị khoán trắng cho việc tổng hợp số liệu nhưng không có quyền trong việc tham gia phân bổ các chương trình, dự án giảm nghèo dẫn tới việc theo dõi kiểm tra còn mang tính hình thức, chưa thường xuyên, còn chung chung, chưa tạo được ý thức trách nhiệm của các cấp về thực hiện nội dung này. Một vấn đề khác đáng quan tâm đó là việc rà soát, đánh giá hộ nghèo hàng năm. Đây là phần việc hết sức quan trọng, qua đó có thể đánh giá được hiệu quả của xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, Ban chỉ đạo giảm nghèo các huyện, thành phố đều không xây dựng được dự toán kinh phí cho công tác này. Vì vậy không có kinh phí để thực hiện trong khi đây cũng là một hợp phần quan trọng của công tác xóa đói giảm nghèo, từ đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng rà soát hộ nghèo hàng năm.

- Nguyên nhân của những hạn chế Nguyên nhân khách quan:

Lạng Sơn là một tỉnh miền núi, biên giới, giao thông đi lại khó khăn, cơ sở hạ tầng thấp kém, có xuất phát điểm nền kinh tế thấp, chủ yếu mang tính nhỏ lẻ chưa xây dựng được vùng chuyên canh lớn, sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên. Trình độ dân trí còn thấp, phong tục tập quán sản xuất của đại bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số chưa được đổi mới, trình độ canh tác lạc hậu, thấp kém. Các tệ nạn xã hội có xu hướng diễn biến phức tạp, nhất là ở các xã biên giới song chưa có biện pháp ngăn chặn có hiệu quả.

Nguyên nhân chủ quan:

Công tác tuyên truyền tuy đa dạng về hình thức, nhưng mới chỉ đến được với cán bộ thôn bản, nhiều nơi chưa đến được với người nghèo, hộ nghèo. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo chưa đạt yêu cầu. Thiếu các mô hình sản xuất hiệu quả, việc nhân rộng các mô hình điển hình chưa được quan tâm đúng mức, chưa tạo được nhiều vùng sản xuất hàng hoá để người nghèo tham gia; công tác dạy nghề cho nông dân, cho người nghèo chưa được coi trọng, hệ thống dạy nghề và công tác khuyến nông, khuyến lâm, hướng dẫn cách làm ăn còn chung chung chưa sát với thực tế địa phương.

Đầu tư xây dựng hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất cho các xã nghèo chưa có quy hoạch tổng thể và chưa đầu tư đúng mức. Việc huy động nguồn lực cho xóa đói giảm nghèo còn nhiều hạn chế.

Một số cán bộ cấp uỷ chính quyền, đoàn thể, ở cơ sở thiếu sự quyết liệt trong chỉ đạo, triển khai thực hiện chương trình, đặc biệt là công tác rà xoát, theo dõi đối tượng nghèo; thiếu quan tâm bố trí đào tạo, bồi dưỡng, động viên đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo, nhiều nơi còn giao khoán cho cán bộ văn hoá xã hội. Việc tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện triển khai các chính sách giảm nghèo của Nhà nước còn nhiều hạn chế. Còn nhiều hộ

nghèo, người nghèo có tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước, lười lao động, không có ý thức phấn đấu vươn lên thoát nghèo.

Để thoát nghèo thì trước tiên là việc của người nghèo, Nhà nước không dùng biện pháp cứu trợ trực tiếp đơn thuần, sẽ dấn đến sự ỷ lại của người nghèo, xã nghèo, huyện nghèo. Phải để người nghèo, xã nghèo, huyện nghèo tự khơi dậy tiềm năng của mình kết hợp với sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước, cố gắng dần dần vươn lên thoát nghèo. Tuy nhiên, ý thức tự vươn lên thoát nghèo của một bộ phận hộ nghèo còn thấp, còn tư tưởng trông trờ, ỷ lại vào sự trợ giúp của Nhà nước. Nhiều hộ nghèo không muốn ra khỏi danh sách hộ nghèo, mà đăng ký xin vào diện nghèo để được thụ hưởng các chính sách trợ giúp của Nhà nước. Một số hộ nghèo còn thiếu kinh nghiệm và kiến thức làm ăn, nên khi vay vốn thì không phát huy được hiệu quả của vốn, thậm chí không hoàn trả được vốn vay. Nhiều hộ nghèo ở nông thôn và đồng bào DTTS còn chậm thay đổi cách nghĩ, cách làm nên hiệu quả của các chương trình, dự án đầu tư XĐGN còn thấp. Vì vậy mà vai trò của các cấp chính quyền địa phương từ cấp tỉnh, huyện, xã cho tới thôn bản càng cần phải được phát huy hơn nữa. Chương trình XĐGN phải được xã hội hóa cao, Nhà nước không làm thay tất cả mà chủ yếu tập trung vào việc tạo ra các cơ chế chính sách và điều kiện cần thiết để khuyến khích người nghèo, hộ nghèo tự vươn lên thoát nghèo và từng bước hướng tới làm giàu chính đáng. Nguồn vốn của chương trình phải được đầu tư có trọng điểm; việc đầu tư, hỗ trợ của chương trình phải gắn chặt với việc hướng dẫn, kiểm tra để đảm bảo cho các nguồn lực được sử dụng đúng mục đích và đạt hiệu quả cao. Cần đặc biệt chú trọng hơn nữa đến đội ngũ cán bộ thôn (trưởng thôn), bản (trưởng bản) người trực tiếp với người nghèo; chú trọng trong công tác hướng dẫn người nghèo, hộ nghèo tích cực chuyển đổi phương thức làm ăn để XĐGN một cách bền vững.

Tóm lại, do nhận thức rõ vấn đề XĐGN là một nhiệm vụ khó khăn, phức tạp và lâu dài, nó liên quan đến mục tiêu kinh tế và xã hội, liên quan đến hoạt động của nhiều ngành. Quán triệt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, với sự nỗ lực của các cấp chính quyền và nhân dân Lạng Sơn. Công tác XĐGN đã được đẩy mạnh, tỷ lệ hộ nghèo không ngừng giảm qua các năm, năm 2006 (27,05%), năm 2007 (21,82%), năm 2008 (18,81%), năm 2009 giảm còn (17,85%). Tuy nhiên, vai trò của các cấp chính quyền địa phương trong công tác XĐGN ở Lạng Sơn còn bộc lộ nhiều bất cập trong việc xác định định hướng, mục tiêu, chương trình, chính sách và tổ chức, triển khai thực hiện XĐGN.

Chƣơng 3

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò nhà nước trong xóa đói giảm nghèo ở Lạng Sơn (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)