Chính sách và chương trình xóa đói giảm nghèo ở Lạng Sơn

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò nhà nước trong xóa đói giảm nghèo ở Lạng Sơn (Trang 60)

Chính sách về xóa đói giảm nghèo và các chương trình phục vụ xóa đói giảm nghèo được coi là đòn bẩy để đẩy nhanh quá trình xóa đói giảm nghèo, bảo đảm các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội đã đề ra.

Bảng 2.2: Tổng hợp chính sách, chƣơng trình giảm nghèo giai đoạn 2006- 2010

TT Chỉ tiêu ĐVT TH 2006 TH 2007 TH 2008 TH 2009 Ƣ.TH 2010 I Chính sách tín dụng ƣu đãi

Số lượt hộ nghèo được vay vốn Hộ 15064 18870 10241 10435 10110 Tổng doanh số cho vay Trđ 85516 153067 126309 147753 176100 Tổng số hộ dư nợ Hộ 58219 60918 53892 46143 50140 Tổng số tiền dư nợ Trđ 265100 331642 371627 414403 466500

II Chính sách hỗ trợ đất sản xuất cho hộ

nghèo dân tộc thiểu số

Tổng kinh phí thực hiện Trđ 1243 1243 500 500 500 Số hộ nghèo DTTS được hỗ trợ đất SX Hộ 1096 1096 2000 2000 2000 Tổng diện tích đất được hỗ trợ ha 248 249 100 100 100

III Dự án khuyến nông-lâm-ngƣ

Tổng kinh phí thực hiện Trđ 1909 3192 3278 2800 4700 Kinh phí thuộc dự án giảm nghèo Trđ 250 300 500 800 2700 Vốn huy động khác Trđ 1659 2892 2778 2000 2000 Số lượt người được tập huấn hội nghị đầu bờ Lượt 62222 114319 103840 100000 100000 Số mô hình lớp thực hiện MH 20 28 67 60 60

IV Dự án hỗ trợ PTSX-PTNN

Kinh phí Trđ 1600 6911 9620 8218 21100 Số lượng hộ tham gia Lượt 1664 14738 16551 12457 14047

V Dự án dạy nghề cho ngƣời nghèo

Tổng kinh phí từ ngân sách nhà nước Trđ 0 350 665 760 1000 Số người nghèo được dạy nghề Người 0 270 926 1000 1300

Nguồn: Báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lạng Sơn năm 2010

Bảng 2.2 cho thấy: Chính sách và chương trình XĐGN của Lạng Sơn rất đa dạng, gồm nhiều loại như:Chính sách tín dụng ưu đãi, chính sách hỗ trợ đất sản xuất cho hộ nghèo dân tộc thiểu số, dự án dạy nghề cho người nghèo... Lạng Sơn đã thực hiện lồng nghép nhiều chính sách, chương trình, dự án hỗ trợ về xóa đói giảm nghèo nhằm đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo trong toàn tỉnh. Trong đó, đặc

biệt là các chương trình như: tín dụng ưu đãi cho người nghèo với số vốn cho vay hộ nghèo không ngừng tăng qua các năm 126.309 triệu đồng (2008); 147.753 triệu đồng (2009); 176.100 triệu đồng (ước thực hiện 2010); số lượng người nghèo được dạy nghề 926 người (2008); 1000 người (2009); 1.300 người (2010)...

2.2.2.1. Nhóm chính sách tạo điều kiện cho người nghèo phát triển sản xuất tăng thu nhập

Chính sách hỗ trợ tín dụng ưu đãi hộ nghèo

Cơ quan được giao nhiệm vụ thực hiện các chương trình tín dụng ưu đãi của Chính phủ cho các hộ nghèo là Ngân hàng Chính sách Xã hội Lạng Sơn. Nguồn vốn cho vay của Ngân hàng này đã góp phần cho hộ nghèo có vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế tạo cơ hội cho các hộ nghèo vươn lên thoát nghèo.

Bảng 2.3: Kết quả cho vay chƣơng trình tín dụng ƣu đãi 2003 - 2009

ĐVT: triệu đồng

Chƣơng trình Dư nợ

2003-2007 2008 2009

Cho vay hộ nghèo 332.642 371.627 416.813

Cho vay học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn 13.599 43.442 49.600 Cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường 7.941 21.923 27.345 Cho vay đồng bào dân tộc thiểu số ĐBKK 1.440 6.080 9.078 Cho vay giải quyết việc làm 36.356 41.803 52.400 Cho vay hộ sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn 29.456 145.447 199.99 Cho vay đi lao động có thời hạn ở nước ngoài 28.896 22.321 23.975

Nguồn: Báo cáo Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Lạng Sơn 2003- 2009

Tổng nguồn vốn tín dụng hộ nghèo được thực hiện thông qua Ngân hàng Chính sách Xã hội tính đến hết năm 2009 là 416.813 triệu đồng tăng 201.400 triệu đồng so với năm 2006; cơ cấu vốn 391.315 triệu đồng vốn trung ương; 23.088 triệu đồng vốn địa phương. Tổng dư nợ đến 31/12/2009:

416.813 triệu đồng với 46.143 hộ dư nợ, bình quân dư nợ cho vay đạt 9,3 triệu/hộ; mạng lưới tín dụng hộ nghèo phủ 100% các xã, phường, thị trấn. Đã mở được 198 điểm giao dịch trên địa bàn toàn tỉnh, thành lập trên 3.038 tổ tiết kiệm và vay vốn do các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội quản lý. Đó là biểu hiện tích cực về cải cách thủ tục hành chính của Ngân hàng, giúp cho người nghèo vùng sâu, vùng xa làm thủ tục nhanh chóng, thuận tiện, giảm chi phí đi lại tiếp cận các dịch vụ cho vay vốn hộ nghèo, đảm bảo vốn an toàn, hạn chế tiêu cực. Trên 60 % vốn đã tập trung cho vay vùng khó khăn, giúp các hộ nghèo đầu tư trồng rừng, trồng cây công nghiệp, phát triển trang trại, nuôi trâu bò, sản xuất kinh doanh nhỏ; góp phần thúc đẩy sản xuất hàng hoá, nâng cao thu nhập cho người dân. Kết quả trong 5 năm đầu tư được 55.099 con lợn sinh sản và lợn thịt, 7.871 con trâu bò, 11.020 con dê, 60 tấn tôm cá các loại, 550.996 con gà vịt, trồng mới được 1.871 ha rừng, 3.658.000 cây ăn quả các loại như na, hồng, cam…[40, tr.3]

Chương trình 134 hỗ trợ đất sản xuất, nhà ở và nước sạch sinh hoạt cho hộ nghèo dân tộc thiểu số.

Ban Dân tộc là cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện chương trình này. Theo kết quả điều tra đầu giai đoạn 2006- 2010, Lạng Sơn có trên 7260 hộ nghèo thuộc diện sản xuất nông nghiệp thiếu đất canh tác; 6939 hộ nghèo có nhu cầu cần được hỗ trợ về nhà ở, trong đó khoảng 1/3 số hộ có khả năng huy động được nguồn lực của địa phương, họ hàng, dòng họ. Tính đến hết năm 2009, Lạng Sơn đã đầu tư 104.761 triệu đồng để hỗ trợ đất ở, xóa nhà tạm, đất sản xuất, nước sạch... Trong đó hỗ trợ nhà ở cho 9.116 hộ, hỗ trợ 87,485 ha đất ở cho 1.087 hộ nghèo, hỗ trợ đất sản xuất cho 4.192 hộ; hỗ trợ nước sạch cho 16.305 hộ; trong đó nước sạch phân tán hỗ trợ cho 9.254 hộ với kinh phí là 35.451 triệu đồng [39, tr.7].

Bảng 2.4: Kết quả thực hiện chƣơng trình hỗ trợ về nhà ở (2005-2009) TT Đơn vị Tổng cộng 4 năm (2005-2009) Kinh phí (triệu đồng) Tổng nguồn vốn huy động (triệu đồng) Trong đó vốn huy động khác (triệu đồng) Số hộ Hộ Vốn (tr.đ) TH (2005- 2006) TH (2008) TH (2009) TH (2005- 2006) TH (2008) TH (2009) TH (2005- 2006) TH (2008) TH (2009) Tổng số 9099 60458 19500 18580 10678 11700 3900 3900 3900 3900 3716 1483 1 Bắc Sơn 1241 7633 2050 3705 648 1230 410 410 410 410 741 90 2 Bình Gia 1074 7112 2500 2320 792 1500 500 500 500 500 464 110 3 Văn Quan 888 6076 2250 1540 936 1350 450 450 450 450 308 130 4 Tràng Định 1101 7112 2300 2690 741 1380 460 460 460 460 538 103 5 Văn Lãng 982 6053 1450 2840 892 870 290 290 290 290 568 124 6 Cao Lộc 722 4904 1350 1160 1584 810 270 270 270 270 232 220 7 Lộc Bình 711 5311 1750 200 2311 1050 350 350 350 350 40 321 8 Đình Lập 520 3856 1800 400 576 1080 360 360 360 360 80 80 9 Chi Lăng 906 5948 1850 1980 1008 1110 370 370 370 370 396 140 10 Hữu Lũng 864 5733 1750 1745 1188 1050 350 350 350 350 349 165 11 TP Lạng Sơn 90 720 450 0 0 270 90 90 90 90 0 0

Bảng 2.5: Chƣơng trình hỗ trợ nƣớc sạch sinh hoạt đồng bào dân tộc thiểu số (2005-2009)

TT Đơn vị

Nước sạch phân tán Nước sinh hoạt tập trung

Cộng TH

(2005-2009) Kinh phí Hộ Cộng TH (2005-2009) Kinh phí Hộ Công trình

Vốn Hộ TH năm 2008 BS năm 2008 TH năm 2009 TH năm 2008 BS năm 2008 TH năm 2009 Vốn Hộ Công trình TH năm 2008 TH năm 2009 TH năm 2008 TH năm 2009 TH năm 2008 TH năm 2009 Tổng số 4283 15662 2080 1339 864 6931 6931 4800 28952 5062 63 16093 12859 2512 2550 38 25 1 Bắc Sơn 992 3986 575 345 72 1918 1918 150 3400 541 9 1600 1800 249 292 4 5 2 Bình Gia 498 1890 261 165 72 870 870 150 3289 328 8 1589 1700 158 170 4 4 3 Văn Quan 482 1810 249 161 72 830 830 150 3555 527 7 1855 1700 266 261 4 3 4 Tràng Định 320 1012 114 86 120 381 381 250 2701 722 3 1801 900 562 160 2 1 5 Văn Lãng 198 526 41 37 120 138 138 250 1700 179 4 1200 500 123 56 3 1 6 Cao Lộc 353 1295 168 101 84 560 560 175 2343 217 6 1543 800 112 105 4 2 7 Lộc Bình 348 1207 155 109 84 516 516 175 2220 534 7 1520 700 434 100 6 1 8 Đình Lập 378 1348 183 135 60 609 609 125 2008 114 3 1308 700 66 48 2 1 9 Chi Lăng 508 1975 278 170 60 925 925 125 2933 441 5 1233 1700 122 319 2 3 10 Hữu Lũng 200 582 50 30 120 166 166 250 3384 1053 6 1575 1809 103 950 3 3 11 TP Lạng Sơn 5 36 5 0 0 18 18 0 1419 406 5 869 550 317 89 4 1

Theo báo cáo tình hình thanh toán vốn chương trình 134 năm 2009 của Kho bạc nhà nước Lạng Sơn (chương trình 134 là tên gọi thông dụng của Chương trình hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn, được triển khai từ năm 2004 theo Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ), chỉ tính riêng trong năm 2009, toàn tỉnh đã giải ngân được 32.317 triệu đồng cho 52 dự án có khối lượng hoàn thành, bằng 87% kế hoạch năm và bằng 30,8% so với tổng nguồn vốn đã giải ngân của 5 năm 2005-2009. Điều này thể hiện tốc độ giải ngân phục vụ cho các chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo đã có những bước tiến triển đáng kể, nguồn vốn đầu tư của chương trình đã đến được với người dân nghèo và thực sự phát huy hiệu quả, đem lại những lợi ích thiết thực, góp phần giải quyết cơ bản vấn đề khó khăn về nhu đất, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

Hỗ trợ dạy nghề, tạo việc làm cho lao động nghèo.

Dạy nghề, tạo việc làm cho lao động nông thôn, nhất là người nghèo, người tàn tật được Nhà nước quan tâm chỉ đạo triển khai. Tổng nguồn vốn hỗ trợ cho dạy nghề từ năm 2007 dự tính đến năm 2010 là 5.275 triệu đồng, (năm 2007 được giao kinh phí 350 triệu đồng, năm 2008 tăng lên 665 triệu đồng, năm 2009 là 760 triệu đồng, năm 2010 là 3.500 triệu đồng), đã tổ chức dạy nghề được trên 50 lớp với nhiều nhóm nghề phù hợp như: cơ khí, nông nghiệp, điện dân dụng, thú y, chăn nuôi, trồng trọt…

Sau gần 4 năm triển khai công tác dạy nghề cho người nghèo nói riêng, lao động nông thôn nói chung, tổ chức đào tạo được trên 26.000 lượt lao động trong đó đào tạo cho 4000 người nghèo, đào tạo trung cấp nghề trên 4.000 người, sơ cấp nghề trên 8.000 người, dạy nghề thường xuyên trên 12.000 người; thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn có 19.757 người được đào tạo, kết quả tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 19,6% năm 2005 lên 30% năm 2009.

Tính đến nay Lạng Sơn đã có 4/11 Trung tâm dạy nghề do cấp huyện quản lý và 02 cơ sở dạy nghề có cơ sở vật chất đảm bảo như Trường trung cấp nghề Việt Đức trực thuộc Sở LĐTB&XH, trường Trung cấp nghề cơ điện và kỹ thuật nông lâm Đông Bắc trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ sở dạy nghề khác thuộc Liên đoàn Lao động tỉnh, Hội Phụ nữ tỉnh. Sau 2 năm triển khai công tác dạy nghề cho người nghèo, nhiều ngành nghề mới đã được mở ra phục vụ cho nông thôn, nông dân, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế, lao động nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn.

Chương trình 135 hỗ trợ phát triển xã đặc biệt khó khăn.

Bảng 2.6: Tổng hợp nguồn vốn thực hiện chƣơng trình 135 năm 2009

Đơn vị tính: 1000 đồng.

TT Huyện, thành phố Vốn đầu tư Vốn sự nghiệp

Tổng số: 83.105.488 21.823.770 01 Tràng Định 7.747.175 1.691.514 02 Văn Lãng 6.992.166 933.710 03 Bắc Sơn 6.124.097 711.000 04 Bình Gia 15.012.692 3.231.665 05 Văn Quan 10.305.081 1.522.870 06 Cao Lộc 7.843.658 2.704.099 07 Lộc Bình 8.605.860 1.064.158 08 Đình Lập 8.965.551 1.650.908 09 Chi Lăng 5.775.403 970.620 10 Hữu Lũng 5.733.805 493.729

Nguồn: Báo cáo thực hiện chương trình 135 - Kho bạc Nhà nước Lạng Sơn

Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa theo quyết định số 135/1998/QĐ-TTg ngày 31/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ là một trong những chương trình thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào các xã đặc biệt khó khăn vùng sâu,

vùng xa, vùng biên giới. Chương trình 135 được chia làm 2 giai đoạn. (Giai đoạn 1 thực hiện từ năm 1999 đến năm 2005, giai đoạn 2 thực hiện từ năm 2006 đến năm 2010).

Giai đoạn I, Lạng Sơn có 106 xã được hưởng lợi từ chương trình 135. Tổng nguồn vốn huy động cho chương trình là 234,2 tỷ đồng. Trong đó nguồn ngân sách nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng là 221 tỷ đồng; ngân sách địa phương là 5 tỷ đồng; các doanh nghiệp hỗ trợ đầu tư là 7,1 tỷ đồng; nguồn huy động tại chỗ của nhân dân địa phương đóng góp (ngày công lao động, giải phóng mặt bằng, vận chuyển nguyên vật liệu...) là 1,1 tỷ đồng. Kết quả thực hiện chương trình 135 giai đọan I Lạng Sơn đã xây dựng được 743 công trình gồm 365 công trình giao thông, 74 công trình thủy lợi, 27 công trình nước sạch, 53 công trình cấp điện, 180 công trình trường học, nhà ở giáo viên và nhiều công trình khác như trạm y tế xã, chợ xã...

Bước vào giai đoạn 2006-2010, Lạng Sơn được phê duyệt 74 xã đặc biệt khó khăn với tỷ lệ nghèo bình quân 27,34 %, dân tộc thiểu số chiếm 94,07 %. Tổng kinh phí được giao từ 2006-2010 là 402.919 triệu đồng, đã được thực hiện đạt 98% kế hoạch, chia thành các hợp phần sau:

- Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất: Kinh phí giao 47.499 triệu hỗ trợ cho 59.457 lượt hộ, số lượt hộ nghèo được thụ hưởng, hỗ trợ 16,2 tấn giống cây lương thực, 0,2 tấn cây giống cây công nghiệp, 164.373 cây giống công nghiệp dài ngày, 740.597 cây ăn quả các loại, 420.580 cây giống lâm nghiệp, 188 con trâu bò, 2.524 con lợn, 768 con gà giống, 890 tấn phân vô cơ, 1.724 công cụ lao động các loại.

- Dự án phát triển cơ sở hạ tầng Kế hoạch giao 296.995 triệu đầu tư được 217 công trình giao thông, cải tạo nâng cấp 18 công trình thủy lợi, xây mới 50 công trình điện, 28 công trình trường học với 58 phòng học tương đương 1.954m2, xây mới 14 nhà trạm y tế, 24 công trình nhà văn hóa cộng đồng.

- Dự án nâng cao năng lực cán bộ và cộng đồng kế hoạch giao 17.560 triệu đồng đào tạo 46.949 lượt người trong đó cán bộ: 18.432 lượt người, đối tượng cộng đồng: 31.217 lượt người.

- Chính sách hỗ trợ và cải thiện đời sống nhân dân nâng cao nhận thức, trợ giúp pháp lý kế hoạch giao 40.915 triệu đồng thực hiện 40.915 triệu đạt 100% cụ thể hỗ trợ cho học sinh, sinh viên con hộ nghèo 28.275 lượt em, cải thiện môi trường được 11.006 hộ, hỗ trợ pháp lý được 135 lượt xã và 103 lượt thôn bản.

Ngoài ra còn các chính sách khác như trợ cước, trợ giá tiếp tục được hỗ trợ, tổng kinh phí 5 năm là 37.573 triệu đồng, bình quân mỗi năm hỗ trợ 7.514 triệu đồng đạt 100% kế hoạch góp phần giữ vững an ninh lương thực của tỉnh, đặc biệt với chính sách này toàn tỉnh đã áp dụng chính sách một giá vật tư nông nghiệp từ tỉnh đến xã; hỗ trợ các hộ vay vốn được: 7.525 triệu đồng với 1627 lượt hộ được vay đã đầu tư được 105 con trâu bò, 596 con lợn,

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò nhà nước trong xóa đói giảm nghèo ở Lạng Sơn (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)