I Chính sách hỗ trợ về y tế cho ngƣời nghèo
03 Hội Cựu chiến binh 54.757 517 8,9 283 6.797 04 Đoàn thanh niên 25.289 183 4,1 107 2
3.2.6. ra những biện pháp phù hợp để chống lại tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự trợ giúp từ phía Nhà nước của những hộ nghèo
trông chờ vào sự trợ giúp từ phía Nhà nước của những hộ nghèo
Khi triển khai các chính sách hỗ trợ cho người nghèo đã nảy sinh một thực tiễn đó là: không ít người nghèo không chịu làm lụng để vươn lên thoát khỏi đói nghèo mà luôn có tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Qua phỏng vấn một số hộ nghèo ở huyện Văn Quan (Lạng Sơn), có đến trên 80% số hộ nghèo không muốn được đưa ra khỏi danh sách hộ nghèo, thậm trí họ còn rất "tự hào" khi được nằm trong diện hộ nghèo. Chính vì lẽ đó, Nhà nước cần phải đề ra những biện pháp để chống lại hiện tượng "thích đăng ký làm hộ nghèo" và không muốn được "rút khỏi danh sách hộ nghèo". Một số biện pháp cụ thể đó là:
Thứ nhất, tuyên truyền, giáo dục cho đồng bào các dân tộc, nhất là các hộ
nghèo ở vùng sâu, vùng xa, vùng ĐBKK nâng cao nhận thức không chấp nhận nghèo đói. Muốn thoát nghèo thì việc đầu tiên phải là của người nghèo. Sự trợ giúp trực tiếp của Nhà nước chỉ mang ý nghĩa tạo động lực, cơ hội nhằm thúc đảy khả năng tự giải quyết của người nghèo. Chính vì vậy, Nhà nước chỉ hỗ trợ trực tiếp cho các hộ nghèo ở một giai đoạn, chừng mực nhất định, các hộ nghèo phải quyết tâm lao động sản xuất, phấn đấu thoát khỏi đói nghèo.
Thứ hai, kiên quyết không tiếp tục trợ cấp cho những người đã thoát
lao động, sản xuất, không chịu phấn đấu thoát nghèo, từ đó dần dần loại bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại Nhà nước.
Thứ ba, các chính sách hỗ trợ người dân xóa đói giảm nghèo phải
chuyển dần từ hỗ trợ trực tiếp sang hỗ trợ gián tiếp và tiến tới xóa bỏ hẳn chính sách hỗ trợ trực tiếp.
Thứ tư, Chỉ đạo thực hiện tốt quy trình rà soát hộ nghèo hàng năm,
phân tích nguyên nhân, đánh giá thực trạng hộ nghèo; đồng thời nêu cao trách nhiệm, tăng cường sự giám sát của cộng đồng dân cư khi bình bầu hộ nghèo.
KẾT LUẬN
Hiện nay, trong khi nhân loại đã đạt được nhiều thành tựu rực rỡ về nhiều mặt, nhưng đói nghèo cũng vẫn là một vấn nạn lớn gây nhiều trở ngại cho sự phát triển kinh tế- xã hội. Vì thế nên cuộc chiến chống đói nghèo vẫn đang được cả nhân loại và chính quyền các quốc gia đặc biệt quan tâm giải quyết. Đối với Việt Nam XĐGN được coi là mục tiêu gắn với tăng trưởng kinh tế. Để XĐGN thành công cần có sự tham gia của toàn xã hội, bản thân người nghèo, trong đó Nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc định hướng, mục tiêu; ban hành chương trình, chính sách; tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát, đánh giá công tác XĐGN. Việt Nam là một trong những quốc gia được đánh giá là thành công trong công cuộc XĐGN. Với những chương trình, chính sách và dự án hỗ trợ XĐGN, cùng sự nỗ lực chung của toàn xã hội, tỉ lệ đói nghèo đã giảm dần từ 18,1% năm 2004 xuống còn 12,3% năm 2009.
Quán triệt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, với sự chủ động, tích cực của các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân Lạng Sơn; công tác XĐGN đã được đẩy mạnh, tỷ lệ hộ nghèo không ngừng giảm qua các năm, năm 2006 (27,05%), năm 2007 (21,82%), năm 2008 (18,81%), năm 2009 giảm còn (17,85%). Tuy nhiên, vai trò của các cấp chính quyền địa phương còn bộc lộ nhiều bất cập trong việc xác định định hướng, mục tiêu, chương trình, chính sách và tổ chức, triển khai thực hiện XĐGN xuất phát từ nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan khác nhau.
Để nâng cao vai trò nhà nước trong công tác XĐGN với mục tiêu đến năm 2015 và 2020; Lạng Sơn cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp như: tăng cường công tác truyền thông để tạo ra sự đồng thuận trong nhận thức của chính quyền các cấp, nhân dân các xã nghèo, người nghèo. Song song với công tác tuyên truyền, giáo dục thì việc hoàn thiện các chương trình, chính sách phù hợp với thực tế địa phương; đổi mới cơ chế quản lý, kiện toàn chính quyền bộ máy ở cơ sở; thực hiện hiệu quả quá trình kiểm tra, giám sát là những giải pháp cần được đặc biệt chú trọng để đảm bảo triển khai tốt công tác XĐGN.