I Chính sách hỗ trợ về y tế cho ngƣời nghèo
03 Hội Cựu chiến binh 54.757 517 8,9 283 6.797 04 Đoàn thanh niên 25.289 183 4,1 107 2
3.1.2. Định hướng nâng cao vai trò của Nhà nước trong hoạt động xóa đói giảm nghèo ở Lạng Sơn.
xóa đói giảm nghèo ở Lạng Sơn.
Thứ nhất, nâng cao vai trò Nhà nước về xóa đói giảm nghèo phải đáp ứng được yêu cầu đẩy nhanh công cuộc xóa đói giảm nghèo qua đó góp phần vào ổn định kinh tế, chính trị, xã hội.
Mặc dù Lạng Sơn đã có nhiều chủ trương, quyết sách để thực hiện các mục tiêu cơ bản về xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, nhìn chung Lạng Sơn vẫn là tỉnh có tỷ lệ nghèo cao năm 2009 (17,85%). Chính vì vậy, để tiến dần tới mục tiêu công bằng, rút ngắn khoảng cách giữa các vùng, miền, địa phương trong cả nước. Nhà nước cần phát huy và nâng cao hơn nữa vai trò của mình trong thực hiện công cuộc xóa đói giảm nghèo nói chung và xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Lạng Sơn nói riêng.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã đánh giá: “Đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn còn thấp, tỉ lệ hộ nghèo cao, nhất là vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa; chênh lệch giàu, nghèo giữa nông thôn và
thành thị, giữa các vùng còn lớn, phát sinh nhiều vấn đề bức xúc.” Từ những
vấn đề đó, Nghị quyết Trung ương 7 đã đề ra mục tiêu đến năm 2020: “Nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư nông thôn; thực hiện có hiệu quả, bền
vững công cuộc xóa đói giảm nghèo”. Như vậy, có thể khẳng định yêu cầu đẩy nhanh công cuộc xóa đói giảm nghèo nói chung và xóa đói giảm nghèo ở Lạng Sơn nói riêng là một yêu cầu vô cùng cấp bách, nhằm đạt tới mục tiêu nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân nông thôn, đặc biệt là ở các vùng miền núi, vùng khó khăn, tạo cơ hội phát triển đồng đều giữa các vùng, miền, địa phương trong cả nước.
Tuy nhiên, có thể khẳng định rằng một khi kinh tế có sự phát triển nhưng sự phát triển đó không đưa lại lợi ích công bằng cho các cư dân, các nhóm xã hội, hay nói cách khác phân hóa giàu nghèo, phân tầng xã hội không được hạn chế cũng là nguy cơ tạo nên xung đột xã hội, gây mất ổn định về kinh tế, chính trị. Hay nói cách khác, nếu tình trạng đói nghèo không được khắc phục thì xung đột xã hội là một kết quả tất yếu sẽ diễn ra trong tương lai. Một khi xung đột xã hội bùng nổ, nền chính trị sẽ không ổn định và nền chính trị không ổn định thì sự nghèo đói càng không có cơ sở để giải quyết. Chính vì vậy, công cuộc xóa đói giảm nghèo cần phải được đẩy nhanh hơn nữa, điều này sẽ nhanh chóng đem lại sự tiến bộ và công bằng cho xã hội, qua đó kinh tế, chính trị, xã hội sẽ được ổn định.
Thứ hai, nâng cao vai trò Nhà nước về xóa đói giảm nghèo phải khắc phục những bất cập trong vai trò Nhà nước về xóa đói giảm nghèo
Trong những năm qua, công cuộc xóa đói giảm nghèo ở Lạng Sơn đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật. Tuy nhiên vai trò Nhà nước về xóa đói giảm nghèo vẫn còn nhiều bất cập như: một số cơ chế, chính sách giảm nghèo chưa đồng bộ, chưa thực sự phù hợp với thực tế địa phương. Ví dụ như: quy định mức hỗ trợ dạy nghề cho lao động nông thôn, người nghèo, chi phí khám chữa bệnh còn quá thấp, không thực tế; chính sách trợ cước, trợ giá còn bất hợp lý…; Việc điều hành kế hoạch và lồng ghép các chương trình kinh tế - xã hội với giảm nghèo còn lúng túng và một số nơi còn kém hiệu quả; Cơ chế hỗ trợ người nghèo chưa hướng vào nâng cao nhận thức, năng lực và tính làm chủ, người
nghèo chưa thực sự tham gia được vào thị trường để phát triển kinh tế với vai trò người làm chủ; Đầu tư cho đào tạo cán bộ làm công tác giảm nghèo còn rất hạn chế dẫn đến tình trạng cán bộ làm công tác giảm nghèo vừa thiếu vừa yếu; Nguồn lực huy động cho chương trình còn khiêm tốn…
Những bất cập nêu trên cho thấy, nếu không có sự đổi mới trong xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách xóa đói giảm nghèo ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam nói chung và Lạng Sơn nói riêng thì công tác xóa đói giảm nghèo sẽ không đạt được những mục tiêu như mong muốn. Nói một cách khác, vai trò của Nhà nước, mà ở đây là vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh, huyện, xã, phường cần phải được nâng cao hơn nữa để khắc phục những bất cập đang tồn tại nhằm bảo đảm vai trò chủ đạo của Nhà nước trong xóa đói giảm nghèo.
Thứ ba, nâng cao vai trò Nhà nước về xóa đói giảm nghèo phải tạo lập những điều kiện thuận lợi nhất để thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo
Công tác tuyên truyền, giáo dục của Nhà nước sẽ có tác dụng nâng cao nhận thức của người nghèo và một số địa phương nghèo để họ gạt bỏ tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước, từ đó có ý thức tự vươn lên thoát nghèo. Cơ chế, chính sách và các biện pháp hỗ trợ người nghèo phù hợp sẽ là động lực là yếu tố thuận lợi nhất để người nghèo có thể thoát nghèo.
Phát triển kinh tế - xã hội đồng bộ từ miền xuôi đến miền núi, từ vùng thuận lợi đến vùng khó khăn. Chú trọng giúp các địa phương nghèo phát triển thông qua chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao; phát triển sản xuất hàng hóa, đổi mới cơ cấu lao động, tạo việc làm cho người nghèo sẽ là những điều kiện vô cùng thuận lợi để thực hiện công cuộc xóa đói giảm nghèo.
Tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn, vùng núi, vùng xâu và vùng xa, phát triển các loại hình dịch vụ giáo dục, y tế, văn hóa
và bảo vệ môi trường sẽ góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân các xã nghèo, vùng nghèo, làm giảm dần khoảng cách giữa các vùng, các dân tộc và các tầng lớp dân cư; bảo đảm cho người nghèo tiếp cận được với các dịch vụ xã hội, đặc biệt là về chăm sóc y tế, giáo dục và KHHGĐ, làm giảm bớt những hậu quả trước mắt và nguồn gốc của nghèo đói.
Mục tiêu XĐGN của Lạng Sơn đến năm 2015 và 2020 đó là: “Tính tự chủ tiếp cận cơ chế thị trường của người nghèo được nâng cao, cơ bản thay đổi phương thức sản xuất kinh doanh, dịch vụ của người nghèo, xóa bỏ cách thức sản xuất tự túc, tự cấp chuyển sang sản xuất hàng hóa phục vụ nhu cầu của thị trường dựa vào lợi thế so sánh của từng địa phương để tăng thu nhập, xóa nghèo bền vững. Hằng năm giảm ít nhất 10% số hộ nghèo trong tổng số hộ nghèo, tỷ lệ tái nghèo giảm xuống dưới 10% so với số hộ thoát nghèo (tỷ lệ 1/10). Tốc độ tăng thu nhập của nhóm hộ nghèo ngang bằng hoặc cao hơn tốc độ tăng thu nhập trung bình của dân cư, góp phần thu hẹp khoảng cách giàu nghèo. Năng lực lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo hướng có lợi cho người nghèo của các huyện nghèo được nâng cao; cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất và dịch vụ xã hội cơ bản được cải thiện một cách cơ bản, góp phần tích cực vào kết quả giảm nghèo
bền vững của địa phương”[46, tr.45]. Để thực hiện được mục tiêu trên đòi hỏi
chính quyền các cấp ở Lạng Sơn phải thực hiện đồng bộ các giải pháp sau.