Định hướng và mục tiêu xóa đói giảm nghèo

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò nhà nước trong xóa đói giảm nghèo ở Lạng Sơn (Trang 33 - 35)

Định hướng xóa đói giảm nghèo là việc Nhà nước xác định phương hướng thực hiện công cuộc xóa đói giảm nghèo dựa trên những mục tiêu cần đạt được trong từng giai đoạn nhất định. Định hướng xóa đói giảm nghèo là tiền đề giúp cho Nhà nước xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách xóa đói giảm nghèo theo những hướng đi đúng đắn và đạt được hiệu quả cao nhất. Để có được những hướng đi đúng đắn, Nhà nước cần định hướng cho công tác xóa đói giảm nghèo dựa trên nhứng căn cứ như: căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước; thực trạng kinh tế - xã hội ở từng địa phương để xác định mục tiêu XĐGN cho phù hợp theo lộ trình.

Thứ nhất, đưa công tác xoá đói giảm nghèo là công tác trọng tâm của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, trong đó tập trung vào các hoạt động hỗ trợ, tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo có tư liệu và phương tiện để sản xuất, nâng cao thu nhập để tự vượt qua nghèo đói; tạo cơ hội để người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, đặc biệt là tiếp cận dịch vụ giáo dục, y tế, nước sạch; giảm thiểu rủi ro do thiên tai, bão lụt và tác động tiêu cực của quá trình cải cách kinh tế, bảo đảm xoá đói giảm nghèo bền vững. Đồng thời hỗ trợ các xã nghèo phát triển hạ tầng cơ sở, phát triển sản xuất, dịch vụ, thu hẹp dần khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển, mức sống giữa các vùng, các tầng lớp dân cư.

Thứ hai, tập trung giúp cho các địa phương nghèo phát triển kinh tế

thông qua chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, phát triển sản xuất hàng hoá, cơ cấu lao động theo hướng tăng dần tỷ trọng lao động trong công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng lao động trong nông nghiệp.

Thứ ba, kết hợp chặt chẽ chương trình xoá đói giảm nghèo với các

chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường; khuyến khích làm giàu chính đáng và hợp pháp, đi đôi với đẩy mạnh xoá đói giảm nghèo, nâng nhanh mức sống nhân dân ở các xã nghèo, vùng nghèo, giảm dần khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa các vùng, các dân tộc, các tầng lớp dân cư và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Thứ tư, tập trung hoàn thiện mạng lưới an sinh xã hội phù hợp để

đáp ứng nhu cầu bức xúc và khẩn cấp của các nhóm dễ bị tổn thương, những người có hoàn cảnh khó khăn, nạn nhân của chiến tranh và thiên tai, giúp họ hòa nhập cộng đồng, phòng ngừa và hạn chế tình trạng tái đói kinh niên và tái nghèo.

Thứ năm, động viên cộng đồng người nghèo phát huy nội lực, tự vươn lên thoát khỏi nghèo đói, kết hợp với sự hỗ trợ của Nhà nước và các cộng đồng khác thực hiện xoá đói giảm nghèo bền vững. Tăng cường và đa dạng hoá các nguồn lực để xóa đói giảm nghèo, phát huy nội lực là chính, kết hợp sử dụng có hiệu quả các nguồn lực hợp tác quốc tế để đẩy nhanh xoá đói

giảm nghèo.

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò nhà nước trong xóa đói giảm nghèo ở Lạng Sơn (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)