Kiểm tra, giám sát, đánh giá là một hoạt động hết sức quan trọng trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo. Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh có nhiệm vụ tổ chức kiểm tra, giám sát chương trình xóa đói giảm nghèo của tỉnh, tổng hợp tình hình thực hiện chương trình theo nội dung, biểu mẫu và thời gian quy định, báo cáo Thủ tướng Chính phủ và các Bộ liên quan.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm đề xuất với UBND tỉnh hệ thống chỉ tiêu theo dõi, giám sát chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo cấp huyện, xã (hệ thống chỉ tiêu theo dõi, giám sát chương trình được thực hiện theo quyết định số 23/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 5/10/2007); Lập kế hoạch kiểm tra, đánh giá giảm nghèo hàng năm, hoàn thiện công cụ, thống nhất in mẫu biểu kiểm tra, đánh giá trên địa bàn; Phối hợp với các cơ quan có liên quan chỉ đạo thực hiện việc kiểm tra, đánh giá đối với cấp huyện; Trình UBND cấp tỉnh kết quả kiểm tra, đánh giá định kỳ, báo cáo ban chỉ đạo giảm nghèo của Chính phủ.
Hoạt động kiểm tra, giám sát chương trình xóa đói giảm nghèo là hoạt động thường xuyên mà các cấp địa phương phải tiến hành, làm cơ sở đánh giá tiến độ thực hiện và mức độ tiếp cận của đối tượng thụ hưởng của chương trình. Nguyên tắc của kiểm tra, đánh giá là phải đảm bảo tính sát thực, dân chủ, công bằng, công khai và có sự phản hồi của đối tượng thụ hưởng. Nội dung kiểm tra, đánh giá bao gồm:
Kiểm tra, đánh giá công tác chỉ đạo thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo của địa phương;
Kiểm tra kết quả thực hiện và tiến độ kết quả thực hiện các chính sách, dự án xóa đói giảm nghèo so với kế hoạch 5 năm, hàng năm (mục tiêu, chỉ
tiêu xóa đói giảm nghèo...); Kiểm tra kết quả thực hiện quy trình rà soát hộ nghèo so với quy định.