Định hướng và mục tiêu xóa đói giảm nghèo ở Lạng Sơn

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò nhà nước trong xóa đói giảm nghèo ở Lạng Sơn (Trang 58 - 60)

Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Đảng bộ Lạng Sơn khóa XIV ngày 12 tháng 7 năm 2006 về đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2010 đã thể hiện quan điểm chỉ đạo về công tác đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo như sau: “Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động tạo sự thống nhất về nhận thức và hành động trong các cấp ủy Đảng và toàn

hệ thống chính trị, sự đồng thuận trong nhân dân; đẩy mạnh công tác xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực vào việc thực hiện các mục tiêu xóa đói giảm nghèo. Tạo điều kiện thuận lợi và phù hợp để hộ nghèo, người nghèo tiếp cận các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, tự lực vươn lên thoát nghèo, cải thiện mức sống một cách bền vững và từng bước làm giàu, ngăn chặn tình trạng tái nghèo; giúp người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội một cách bình đẳng với các thành phần khác. Thực hiện các biện pháp giải quyết việc làm, tăng thu nhập; giảm tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị và nâng cao tỉ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn. Phát huy hơn nữa vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân tham gia công cuộc xóa đói giảm nghèo”.

Hội đồng Nhân dân tỉnh khóa XIV kỳ họp thứ 6 đã ra Nghị quyết phê chuẩn Chương trình xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2010 với mục tiêu tổng quát là: “Đẩy nhanh tốc độ tăng thu nhập, từng bước nâng cao mức sống của các hộ đói nghèo, tạo môi trường thuận lợi cho người nghèo tiếp cận với dịch vụ sản xuất, tự lực vượt qua đói nghèo vươn lên khá và giàu; thu hẹp khoảng cách giàu

nghèo giữa khu vực thành thị và nông thôn, giữa các nhóm hộ giàu và hộ nghèo”.

Theo đó, Lạng Sơn phấn đấu đạt được một số mục tiêu cụ thể như sau: mỗi năm giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 2 - 3%, hết năm 2010 giảm xuống còn 17%; thu nhập của nhóm hộ nghèo tăng lên 1,6 lần (vào năm 2010); cải thiện thêm một bước CSHT thiết yếu và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của các xã; bảo đảm 100% người nghèo được hưởng thụ đầy đủ các chính sách của Nhà nước như chính sách tín dụng, giáo dục, y tế, khuyến nông, khuyến lâm…

Để đạt được mục tiêu đó, các chính sách về xóa đói giảm nghèo của Lạng Sơn được xây dựng và tổ chức thực hiện theo định hướng cơ bản sau:

Một là, tạo điều kiện thuận lợi và phù hợp để hộ nghèo, người nghèo

tiếp cận các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, tự lực vươn lên thoát nghèo, cải thiện mức sống một cách bền vững và từng bước làm giàu, ngăn chặn tình trạng tái nghèo;

Hai là, giúp người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội (y tế, giáo dục) một cách bình đẳng với các thành phần khác. Thực hiện các biện pháp giải quyết việc làm, tăng thu nhập; giảm tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị và nâng cao tỉ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn;

Ba là, thực hiện lồng ghép chương trình xoá đói giảm nghèo với các

chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh; hỗ trợ các xã nghèo phát triển hạ tầng cơ sở, phát triển sản xuất, dịch vụ, thu hẹp dần khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển, mức sống giữa các vùng, các tầng lớp dân cư;

Bốn là, có chính sách khuyến khích, động viên người nghèo phát huy

nội lực, tự vươn lên thoát nghèo, kết hợp với sự hỗ trợ của Nhà nước và các cộng đồng khác thực hiện xoá đói giảm nghèo bền vững. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực vào việc thực hiện các mục tiêu xóa đói giảm nghèo. Phát huy hơn nữa vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân tham gia công cuộc xóa đói giảm nghèo.

Chương trình XĐGN giai đoạn 2006- 2010 đã được HĐND tỉnh ra Nghị quyết. Kế hoạch, mục tiêu XĐGN giai đoạn 2006- 2010 được UBND tỉnh phê duyệt. Chương trình, mục tiêu XĐGN mang tính khả thi cao, được các ngành, các cấp quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện, được sự đồng thuận của đông đảo quần chúng nhân dân. Vì thế hầu hết các huyện, thị đều xây dựng được chương trình XĐGN thông qua HĐND, tất cả các xã, phường có ban XĐGN ngày càng chuyên nghiệp đủ điều kiện đón nhận, triển khai các chương trình XĐGN ở cơ sở mang lại hiệu quả.

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò nhà nước trong xóa đói giảm nghèo ở Lạng Sơn (Trang 58 - 60)