Hoàn thiện các chính sách về xóa đói giảm nghèo ở Lạng Sơn.

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò nhà nước trong xóa đói giảm nghèo ở Lạng Sơn (Trang 104)

I Chính sách hỗ trợ về y tế cho ngƣời nghèo

3.2.2.Hoàn thiện các chính sách về xóa đói giảm nghèo ở Lạng Sơn.

03 Hội Cựu chiến binh 54.757 517 8,9 283 6.797 04 Đoàn thanh niên 25.289 183 4,1 107 2

3.2.2.Hoàn thiện các chính sách về xóa đói giảm nghèo ở Lạng Sơn.

Các chính sách về xóa đói giảm nghèo cần được tiếp tục hoàn thiện nhằm bảo đảm vai trò chủ đạo của Nhà nước trong thực hiện Chương trình MTQG về xóa đói giảm nghèo ở Lạng Sơn. Theo đó, Nhà nước phải thực hiện thường xuyên các chính sách ưu đãi về lãi suất tín dụng, chính sách hỗ trợ cho con em đồng bào ở vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa, con em đồng bào các dân tộc thiểu số về giáo dục- đào tạo, y tế, chính sách tạo nghề, mở rộng việc làm, chính sách hỗ trợ các hộ nghèo về đất sản xuất, nước sinh hoạt, chính sách đầu tư xây dựng CSHT kinh tế- xã hội, văn hóa- xã hội, chính sách với cán bộ dân tộc thiểu số… Để đạt được mục tiêu hoàn thiện các chính sách như đã nêu trên, Nhà nước cần thực hiện một số giải pháp cụ thể sau:

Nhà nước cần tập trung trợ giúp các địa phương nghèo phát triển kinh tế thông qua việc hỗ trợ quy hoạch phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hướng vào chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, phát triển sản xuất hàng hóa theo hướng tăng dần tỷ trọng lao động công nghiệp, dịch vụ, giảm dần tỉ lệ nông nghiệp. Phát triển kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; Hình thành liên kết công, nông nghiệp, dịch vụ ngay tại vùng nông thôn. Trang bị kiến thức, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, xây dựng và phát triển hệ thống khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư phù hợp với các xã nghèo, người nghèo.

Tiếp tục tăng nguồn vốn tín dụng xóa đói giảm nghèo, đổi mới phương thức cho vay, đẩy mạnh trợ giúp người nghèo phát triển sản xuất kinh doanh; nâng mức vay tín dụng gắn với hướng dẫn cách làm ăn cho hộ nghèo phát triển sản xuất, tăng thu nhập. Tạo mọi điều kiện, cơ chế cần thiết để người nghèo dễ dàng tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng, vay vốn thuận lợi và sử dụng có hiệu quả, tạo điều kiện về mặt bằng kinh doanh, tạo cơ hội làm ăn và hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm; đồng thời tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng phù hợp.

Tiếp tục hoàn thiện các chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo như, hỗ trợ về giáo dục, y tế dân số và KHHGĐ, hỗ trợ đào tạo lao động kỹ thuật, trợ giúp pháp lý cho người nghèo… theo hướng mở rộng quy mô, đa dạng hóa các loại hình, nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người nghèo được tiếp cận với các dịch vụ này. Đồng thời chú ý tới việc hỗ trợ đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng văn hóa, đào tạo định hướng để lao động ở các vùng nghèo tham gia xuất khẩu lao động.

Tổ chức thực hiện tốt chính sách hỗ trợ hộ nghèo, vùng nghèo tiêu thụ sản phẩm; Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia tiêu thụ sản phẩm cho người nghèo, có chính sách ưu đãi về thuế, cước vận chuyển cho các tổ chức kinh tế, cá nhân tham gia tiêu thụ sản phẩm của người nghèo ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa.

Thực hiện bỏ dần các bao cấp bất hợp lý trong xóa đói giảm nghèo; chuyển sang những phương pháp, phương thức hỗ trợ phù hợp với kinh tế thị trường. Sửa đổi chính sách trợ giá, trợ cước và cung cấp miễn phí một số hàng hóa cho miền núi để hạn chế thất thóat và tăng thêm tác dụng thiết thực của biện pháp này. Áp dụng phương thức trợ giúp lãi suất đối với vốn tín dụng cho người nghèo; mở rộng diện tín dụng được bảo lãnh. Sửa đổi. bổ sung hoàn chỉnh các chính sách xã hội như các chính sách khám, chữa bệnh;

chính sách hỗ trợ giáo dục; chính sách hỗ trợ nhà ở; chính sách cho vay vốn tín dụng….

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò nhà nước trong xóa đói giảm nghèo ở Lạng Sơn (Trang 104)