I Chính sách hỗ trợ về y tế cho ngƣời nghèo
03 Hội Cựu chiến binh 54.757 517 8,9 283 6.797 04 Đoàn thanh niên 25.289 183 4,1 107 2
3.2.3. Đổi mới cơ chế quản lý, hoàn thiện tổ chức bộ máy và nâng cao trình độ cán bộ quản lý kinh tế nói chung và cán bộ trực tiếp thực hiện
cao trình độ cán bộ quản lý kinh tế nói chung và cán bộ trực tiếp thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo nói riêng
Cơ chế quản lý trong công tác xóa đói giảm nghèo phải được tiếp tục đổi mới theo hướng: bảo đảm công khai, dân chủ, tăng cường sự tham gia, giám sát thực hiện từ cơ sở; đa dạng hóa các nguồn lực; thực hiện cơ chế khuyến khích hỗ trợ trên một số lĩnh vực cụ thể nhằm đẩy mạnh phân cấp trong tổ chức quản lý, thực hiện chương trình dự án cho các địa phương cơ sở. Cụ thể:
Thứ nhất, tuyên truyền sâu rộng chủ trương, chính sách về xoá đói giảm nghèo và các mô hình xoá đói giảm nghèo có hiệu quả
Tổ chức hệ thống truyền thông, tuyên truyền và phổ biến thông tin theo nhiều kênh khác nhau phù hợp với điều kiện của các vùng, các địa phương về chủ trương chính sách và các chương trình xóa đói giảm nghèo, các chương trình cụ thể để thực hiện giảm nghèo tại địa phương; phổ cập và cập nhật thông tin đến tận xã, bản làng, nhất là vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ, nâng cao nhận thức hơn nữa cho cán bộ, đảng viên và nhân dân trong việc thực hiện Chương trình xóa đói giảm nghèo; xác định “xóa đói giảm nghèo” là một cuộc cách mạng; là nhiệm vụ hàng đầu của các ngành, các cấp.
Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, vận động thực hiện giảm nghèo, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở và toàn thể xã hội cùng chung tay, chung sức, cộng đồng trách nhiệm
chăm lo cho người nghèo, vùng nghèo, vùng sâu, vùng xa; đồng thời thúc đẩy, khuyến khích ý chí quyết tâm tự vươn lên thoát nghèo của mọi người dân, xóa bỏ tư tưởng trông chờ và ỷ lại vào sự quan tâm của Nhà nước và toàn thể xã hội.
Tăng cường công tác tuyên truyền để hạn chế tiến tới xóa bỏ phong tục tập quán lạc hậu trong sản xuất đối với đồng bào các dân tộc trong tỉnh.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền thực hiện các mô hình xóa đói giảm nghèo có hiệu quả, coi đó là một nội dung quan trọng của hoạt động tuyên truyền. Việc xây dựng mô hình về xóa đói giảm ghèo phải được tiến hành theo hướng đảm bảo các yêu cầu: dễ nghe, dễ hiểu và phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, phong tục tập quán của từng vùng.
Hình thành hệ thống thông tin, báo cáo và thông báo công khai về thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo, thông tin đại chúng về các mô hình xóa đói giảm nghèo có hiệu quả.
Thứ hai, tổ chức huy động nguồn lực
Đẩy mạnh xã hội hoá công tác xóa đói giảm nghèo. Tuyên truyền vận động nhân dân phát huy nội lực tại chỗ, khuyến khích các tổ chức đoàn thể vận động quyên góp ủng hộ người nghèo, tổ chức tốt cuộc vận động “Ngày vì người nghèo”. Tổng kết, rút kinh nghiệm và nhân rộng các mô hình xã hội hoá công tác xóa đói giảm nghèo có hiệu quả; huy động các nguồn lực trong xã hội cho công tác xóa đói giảm nghèo.
Tăng cường dân chủ và công khai hoá các hoạt động xóa đói giảm nghèo để dân biết, tham gia giám sát thực hiện. Đề cao tinh thần trách nhiệm, tính chủ động sáng tạo của các cấp chính quyền; phát hiện và xử lý nghiêm những trường hợp làm thất thoát kinh phí, nhất là NSNN, vốn đóng góp của các tầng lớp dân cư cho công tác xóa đói giảm nghèo.
Tăng cường sự giúp đỡ của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp… đối với các xã khó khăn. Các cơ quan, đơn vị được phân công phải cử cán bộ thường xuyên nắm bắt tình hình của xã, bản, đặc biệt là công tác giảm nghèo để có những giải pháp cụ thể giúp đỡ người nghèo tại xã, bản một cách hiệu quả nhất.
Tổ chức tốt việc lồng ghép các chương trình, dự án với mục tiêu xóa đói giảm nghèo.
Vận động các tổ chức quốc tế tăng cường thêm nguồn lực cho xóa đói giảm nghèo.
Thứ ba, thực hiện tốt các quy chế dân chủ ở cơ sở trong việc triển khai chiến lược và chương trình xoá đói giảm nghèo
Gắn việc thực hiện nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo với thực hiện quy chế dân chủ cơ sở để ngươì nghèo, xã nghèo trực tiếp tham gia vào xây dựng và thực hiện các kế hoạch, chương trình, dự án xóa đói giảm nghèo nhằm phản ánh đựơc nguyện vọng, nhu cầu thiết thực của dân và đảm bảo công bằng đối với người nghèo. Thực hiện dân chủ công khai ở các cấp xã, huyện, tỉnh; Nhân dân trong xã được dân chủ bàn bạc từ xây dựng dự án, thứ tự ưu tiên đầu tư và quy mô kỹ thuật công trình, nhất là về nguồn tài chính, các chính sách, chế độ liên quan đến lợi ích của ngươì nghèo đến việc công khai mức vốn Nhà nước hỗ trợ đầu tư và đóng góp của nhân dân trong xã; có Ban Giám sát đại diện cho nhân dân trong xã giám sát trong suốt quá trình thi công, nghiệm thu thanh toán, quản lý, khai thác công trình.
Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở các xã đặc biệt khó khăn phải đạt hai lợi ích: xã có công trình để phục vụ nhân dân; người dân có việc làm tăng thêm thu nhập từ lao động xây dựng công trình của xã. Những công việc nhân dân địa phương có thể đảm nhận được thì ưu tiên giao cho dân trong xã làm, gắn
quyền lợi, trách nhiệm, tình cảm của nhân dân địa phương với việc đầu tư, quản lý, khai thác công trình có hiệu quả lâu dài.
Đẩy mạnh công tác trợ giúp pháp lý cho người nghèo tại cơ sở, đặc biệt các xã vùng sâu, vùng xa, các xã đặc biệt khó khăn, đảm bảo người nghèo khi có nhu cầu đều được trợ giúp pháp lý miễn phí.
Thứ tư, xây dựng và nhân rộng các mô hình xoá đói giảm nghèo
Nhà nước cần phải có các chương trình để xây dựng, tổng kết và nhân rộng các mô hình có hiệu quả về xóa đói giảm nghèo ở các vùng, các địa phương, đặc biệt là mô hình xóa đói giảm nghèo cho vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa. Trên thực tế hiện nay khu vực nào, vùng nào cũng có những mô hình hiệu quả hay, các chương trình, dự án xóa đói, giảm nghèo có hiệu quả nhưng chưa được địa phương quan tâm chỉ đạo, nhân rộng. Có vùng, bộ phận dân cư phải theo hướng cầm tay chỉ việc vì trình độ dân trí thấp, thiếu kỹ năng. Vì vậy, việc phân công trách nhiệm cho các bộ chức năng giúp đỡ, chỉ đạo các tỉnh miền núi diện nghèo còn cao, không chỉ dừng lại ở chỗ đi kiểm tra tình hình thực hiện các mục tiêu, mô hình giảm nghèo, mà còn tham gia chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện mô hình, đồng thời huy động sức mạnh của bộ, ngành để giúp cho địa phương đó và định kỳ báo cáo Chính phủ kết quả thực hiện các mô hình về xóa đói giảm nghèo ở tỉnh.
Có cơ chế, chính sách động viên khuyến khích các doanh nghiệp tham gia chương trình nhân rộng mô hình xóa đói giảm nghèo ở vùng nghèo cao như miễn giảm thuế doanh thu, hỗ trợ phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, đầu tư hạ tầng cơ sở...
Thứ năm, thực hiện cơ chế lồng ghép để tạo thêm nguồn lực và hoạt động có hiệu quả
Cần xác định rõ nội dung, mục tiêu về xóa đói giảm nghèo trong các chương trình, dự án về phát triển kinh tế-xã hội; Các chương trình dự án về
xóa đói giảm nghèo cần được phối hợp chặt chẽ trên từng địa bàn, đồng thời phát huy được lợi thế so sánh về nguồn lực, chi phí sản xuất, tiêu thụ sản phẩm; huy động được sự tham gia đông đảo của người dân mà đặc biệt là nhóm hộ nghèo, giúp họ tạo thêm việc làm thu nhập và giảm nghèo; chú trọng huy động nguồn lực của cộng đồng, của các doanh nghiệp vào phát triển vùng nguyên liệu giúp dân xoá đói giảm nghèo.
Cần lồng ghép các chương trình, dự án khác với mục tiêu xóa đói giảm nghèo từ việc xây dựng kế hoạch, huy động nguồn lực, tổ chức thực hiện, giám sát, đánh giá... Gắn kết Chương trình xóa đói giảm nghèo với Chương trình 135 giai đoạn II, ưu tiên trong việc bố trí nguồn lực, cấp vốn đảm bảo tiến độ, đưa công trình vào sử dụng đúng kế hoạch, không để dàn trải, kéo dài dẫn đến hiệu quả thấp.
Thứ sáu, phân công trách nhiệm và phân cấp thực hiện
Đối với các chính sách vĩ mô thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo nguồn lực xóa đói giảm nghèo, giao cho các bộ, ngành chức năng xây dựng và chỉ đạo thực hiện. Đối với các chính sách hỗ trợ trực tiếp người nghèo, xã nghèo và các giải pháp tổ chức thực hiện, phân công cụ thể cho các sở, ban, ngành thực hiện.
Đối với các dự án xóa đói giảm nghèo có quy mô nhỏ, phân cấp trách nhiệm xuống xã, thôn, bản, phát huy vai trò của lãnh đạo xã, thôn, bản trong việc tham gia xây dựng, vận hành, bảo trì các công trình của dự án. Thực hiện phương châm "xã có công trình, dân có việc làm".
Gắn kết thực hiện chương trình giảm nghèo với thực hiện Quy chế Dân chủ ở cơ sở, tăng cường phân cấp cho cơ sở, tạo cho cơ sở chủ động trong quá trình lập kế hoạch, điều hành quản lý các hoạt động của chương tình giảm nghèo. Các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao phải có cán bộ chuyên trách làm công tác
giảm nghèo, cán bộ khuyến nông để hướng dẫn, giúp đỡ cho người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi hiệu quả, tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững.
Thứ bảy, hoàn thiện tổ chức bộ máy và nâng cao trình độ cán bộ quản
lý kinh tế nói chung và cán bộ trực tiếp thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo nói riêng
Phải kiện toàn tổ chức cán bộ của các cấp, các ngành, địa phương, cơ sở làm công tác giảm nghèo. Bộ máy tổ chức thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo cần phải được hoàn thiện theo hướng tăng số lượng đội ngũ cán bộ quản lý chuyên trách về xóa đói giảm nghèo, bổ sung chính sách đãi ngộ thoả đáng cán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo ở cơ sở, trước hết là ở vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa (cán bộ xã, thôn, bản). Gắn kết thực hiện chương trình giảm nghèo với thực hiện Quy chế Dân chủ ở cơ sở, tăng cường phân cấp cho cơ sở, tạo cho cơ sở chủ động trong quá trình lập kế hoạch, điều hành quản lý các hoạt động của chương tình giảm nghèo. Các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao ngoài việc phải có cán bộ chuyên trách làm công tác giảm nghèo, thì cần phải có thêm cán bộ khuyến nông để hướng dẫn, giúp đỡ cho người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi hiệu quả, tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững.
Không ngừng củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo Chương trình xóa đói giảm nghèo các cấp, đi đôi với việc xây dựng kế hoạch cụ thể để thực hiện Chương trình xóa đói giảm nghèo phù hợp với từng địa phương, cơ sở. Đặc biệt các ngành, các cấp phải nắm chắc thực trạng, nguyên nhân đói nghèo cụ thể để có biện pháp thực hiện các chỉ tiêu xóa đói giảm nghèo trong từng thời kỳ.
Có chính sách đào tạo, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế ở các tỉnh miền núi phía Bắc nói chung và Lạng Sơn nói riêng, từ đó nâng cao
nhận thức, trách nhiệm và trình độ chuyên môn của đội ngũ này để phục vụ cho việc quản lý, phát triển các lĩnh vực kinh tế - xã hội ở địa phương.
Xây dựng và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo từ cấp tỉnh đến cấp xã đặc biệt quan tâm đến nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ cơ sở, nhất là cán bộ ở các xã nghèo, xã vùng sâu vùng xa có đông đồng bào dân tộc thiểu số. Xác định trách nhiệm cụ thể của từng ngành, đoàn thể cấp tỉnh, cấp huyện đối với một xã nghèo, cử cán bộ về địa bàn giúp địa phương và nhân dân tổ chức tốt công tác này.
Thực hiện chính sách khuyến khích và tạo các điều kiện thuận lợi cho cán bộ biệt phái, thanh niên tình nguyện về cơ sở giúp địa phương thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo.
Tổ chức các đội thanh niên tình nguyện về các xã nghèo, vùng nghèo giúp dân tiến hành xóa đói giảm nghèo, đặc biệt coi trọng các đội tình nguyện về cung cấp dịch vụ xã hội miễn phí (đội bác sĩ khám, chữa bện miễn phí cho người nghèo, đội giáo viên tình nguyện đi xoá mù chữ, tư vấn chuyển giao kỹ thuật miễn phí...)